Có 5 dấu hiệu này, bạn đang ngồi quá nhiều, không vận động bệnh tật sẽ sớm ‘kéo đến’
Cuộc sống bận rộn và áp lực khiến con người ít quan tâm đầy đủ đến sức khỏe. Mặc dù chưa phải là bệnh tật phát sinh nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây, bạn nên biết rằng cơ thể cần vận động tích cực hơn.
Chống đẩy một cái cũng không nổi
Chống đẩy là một loại vận động phổ biến và là một trong những hạng mục có tác dụng giúp nâng cao khả năng cân bằng cho cơ thể. Mặc dù, hầu như ai cũng biết cách chống đẩy nhưng không phải ai cũng thực hiện được.
Động tác chống đẩy có hiệu quả rèn luyện cho cánh tay, lưng, vai và cả các cơ tim, chỉ cần mỗi lần có thể thực hiện từ 5 đến 10 lần cũng chứng tỏ thân thể bạn khá lý tưởng. Ngoài ra, tùy độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà có những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng nếu bạn ngay cả một lần chống đẩy cũng không đủ sức thì báo động cơ thể cần vận động tích cực hơn.
Nhịp tim tăng nhanh phải cần thời gian rất dài mới hồi phục lại bình thường
Khi chúng ta hoạt động, tùy theo mức độ, cường độ của vận động đó mà nhịp tim sẽ ít nhiều tăng lên so với bình thường. Điều này cũng chứng tỏ các bộ phận trên cơ thể được bổ sung đầy đủ oxi, mỗi phút nhịp tim có thể đạt đến 130 – 160 lần.
Sau khi vận động dừng lại, nhịp tim sẽ giảm xuống và dần dần khôi phục tốc độ bình thường. Khi cơ thể khỏe mạnh, chỉ cần vài phút nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ ổn định, nhưng nếu bạn đã dừng hoạt động rất lâu mà nhịp tim vẫn đập nhanh thì cần chú ý, có thể chức năng tim phổi bị suy yếu.
Vòng eo trông thô một cách rõ rệt
Video đang HOT
Khi phát hiện vòng eo trở nên tăng kích thước rõ ràng và thô kệch thì chứng tỏ mỡ thừa đã tích lũy quá nhiều, dù có thể vóc dáng toàn thân của bạn chưa phải gọi là béo phì nhưng vẫn cần cảnh giác các nguy cơ bệnh tật như tiểu đường, bệnh tim, gan nhiễm mỡ, bệnh thận v.v…
Vì vậy, ngoài vấn đề thăm khám để tìm nguyên nhân của bệnh tật thì bạn nên sắp xếp lại lịch vận động tích cực hơn, một mặt có thể cải thiện lại thể trọng, mặt khác tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
Thở hổn hển bất thường sau khi leo cầu thang
Dù người bình thường khỏe mạnh thì sau khi leo cầu thang bộ cũng khó tránh thở dốc, tuy nhiên nếu tình trạng này nghiêm trọng đến mức thở hổn hển, thậm chí là cảm thấy khó thở thì chứng tỏ chức năng tim phổi và sức bền của hai chân đã rất kém, cần có chế độ rèn luyện thân thể hợp lý hơn.
Ban đầu cường độ luyện tập không cần quá lớn, mỗi ngày vận động khoảng 30 phút như chạy bộ chậm, đạp xe v.v… là tương đối thỏa đáng, mỗi tuần thực hiện 3 đến 4 lần. Trước khi tập cần phải “làm nóng” cơ thể và chú ý điều chỉnh cho phù hợp với sức khỏe của mình. Dần dần bạn có thể tăng cường độ lẫn tốc độ của các bài tập lên.
Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
Bất kể là những lúc rảnh rỗi không hề phải làm việc chân tay hay trí não mà bạn vẫn luôn thấy mệt mỏi, không có sức lực và vô cùng lười hoạt động thì đây chính là tín hiệu cảnh báo thể chất đã rất kém, đòi hỏi phải có chế độ vận động tích cực. Một người có luyện tập thân thể không những nâng cao sức khỏe mà còn giúp đầu óc tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Thận có khỏe hay không, cứ nhìn vào 4 đặc điểm ở bàn chân là rõ ngay vấn đề
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết tình hình sức khỏe vùng thận của mình đang tốt hay xấu thông qua những đặc điểm khác lạ dưới đây ở bàn chân.
Như chúng ta đều biết, thận là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải độc tố trong cơ thể. Đặc biệt, thận còn có mối liên kết thông xuống bàn chân nên bạn có thể nắm rõ tình hình sức khỏe vùng thận đang tốt hay xấu.
Nếu thận không khỏe thì cơ thể sẽ chất chứa nhiều độc tố, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong trường hợp thấy bàn chân xuất hiện 4 đặc điểm bất thường sau đây thì bạn nên chủ động đi khám ngay từ sớm.
1. Bàn chân sưng phù, co cứng
Thận có thể chuyển hóa nước trong cơ thể nên nếu nó gặp vấn đề thì bạn sẽ rất dễ bị tích nước ở bên trong. Khi đứng lên, nước sẽ tác động lên chân và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Lúc này, bàn chân sẽ bị sưng phù và co cứng lại làm bạn không thể làm được việc gì ngoài ngồi im một chỗ.
2. Ngón chân út bị đau
Tình trạng đau ngón chân út đột ngột cũng ngầm cho thấy sức khỏe vùng thận của bạn không ổn. Do kinh mạch thận bắt nguồn từ bàn chân nên khi thận khí trong cơ thể không đủ thì điều này ngầm cảnh báo sức khỏe đang dần suy yếu.
3. Bàn chân lạnh toát
Nếu thận khỏe mạnh thì thận khí trong cơ thể cũng duy trì ổn định và tạo ra nguồn năng lượng ấm từ bên trong. Tuy nhiên, khi thận có vấn đề thì thận khí trong cơ thể sẽ không làm việc tốt, từ đó khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ làm bàn chân bị lạnh toát do quá trình tuần hoàn máu hoạt động không ổn định.
4. Bàn chân ngứa ran
Điểm cuối cùng giúp bạn nhận biết tình hình sức khỏe vùng thận của mình phải kể đến hiện tượng ngứa ran ở bàn chân. Đây là lúc thận không ổn do thận khí lưu thông trong cơ thể kém nên khi đi bộ bạn thường cảm thấy đau nhức, ngứa ran ở bàn chân.
Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần chăm chỉ tập luyện thường xuyên để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
Sự thật về màu sắc thực phẩm có thể khống chế cảm giác thèm ăn Nhiều người thường tránh các thực phẩm có màu đỏ tía và màu đen bởi chúng ta có thói quen nghĩ rằng đây là những loại thực phẩm bị biến chất, có hại cho sức khỏe. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng màu sắc sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến cảm giác thèm ăn của con người. Màu đỏ...