Có 2 hành vi của cha mẹ khiến trẻ chậm nói, cần phải sửa ngay không hối chẳng kịp
Cách tương tác của cha mẹ với con mới là nguyên nhân chính quyết định trẻ chậm nói hay không chứ không phải vấn đề sinh lý.
Trẻ em ngày nay khoảng 8, 9 tháng tuổi là có thể bập bẹ nói chuyện với bố mẹ, trẻ hơn 1 tuổi có thể nói lưu loát trôi chảy nhiều câu. Sự tiến bộ của trẻ chắc chắn có một phần không nhỏ nhờ sự hy sinh và chăm sóc của bố mẹ.
Trong quá trình trẻ học nói, nhiều phụ huynh sẽ nhận thấy có trẻ học nói rất nhanh, nhưng cũng có trẻ chậm chạp, không thể nói một câu hoàn chỉnh, điều này khiến các cha mẹ cảm thấy lo lắng, sợ con mình có vấn đề nào đấy không thể theo kịp những bạn cùng lứa tuổi.
Thật ra, cha mẹ không nên quá lo lắng, trẻ chậm nói một phần nguyên nhân là do sinh lý, còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố tâm lý. Nếu trẻ gặp vấn đề về sinh lý, bố mẹ có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia để có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu trẻ gặp vấn đề về tâm lý, điều này thường có liên quan mật thiết đến cách hành xử của bố mẹ.
Trẻ chậm nói một phần nguyên nhân là do sinh lý, còn phần lớn nguyên nhân là do yếu tố tâm lý (Ảnh minh họa).
2 sai lầm cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ chậm nói
Các phụ huynh cần lưu ý, sau đây là 2 sai lầm bố mẹ thường mắc phải ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, khiến trẻ chậm nói hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.
1. Bố mẹ giành nói hết phần trẻ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, không biết cách diễn đạt ngôn ngữ nên khi trẻ chưa kịp nói thì họ đã “cướp lời” giành nói với trẻ. Ví dụ, khi trẻ muốn ăn trái cây, trẻ chưa kịp nói mong muốn của mình, thì bố mẹ đã vô tình “cướp lời” và nói thay phần trẻ, chẳng hạn như: “Con muốn ăn xoài phải không?”.
Cách hành xử của phụ huynh đã ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy không nhất thiết phải học nói, bởi mọi chuyện đã có bố mẹ lo lắng và làm thay phần mình, điều này sẽ khiến trẻ mất đi ý thức bắt chước lời nói của người lớn, phản xạ bật ra lời nói, khiến trẻ ngày càng chậm nói.
Thiếu giao tiếp với con sẽ khiến trẻ chậm nói (Ảnh minh họa).
2. Bố mẹ thiếu giao tiếp với trẻ
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh xem nhẹ việc tập nói cho trẻ, không dành thời gian trò chuyện với trẻ, họ nghĩ rằng nên để trẻ phát triển thuận theo lẽ tự nhiên, đến một mốc thời gian thì trẻ sẽ tự phát triển mà không cần cha mẹ can thiệp.
Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm nói. Ở giai đoạn học nói, trẻ đang háo hức đối với thế giới bên ngoài và muốn bắt chước theo, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện và kết nối với trẻ nhiều, điều này sẽ giúp trẻ mạnh dạn nói và phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về ngôn ngữ
Trẻ sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau bố mẹ cũng cần lưu ý hơn:
- Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ khi trẻ được 12 tháng tuổi.
- Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.
- Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.
- Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.
Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi (Ảnh minh họa).
Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi có các dấu hiệu sau:
- Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.
- Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.
- Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.
- Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé).
- Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 số từ trẻ nói ra vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm lưỡi ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Bố mẹ có thể làm gì khi trẻ chậm nói?
Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gen có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?
Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa (Ảnh minh họa).
Và đây là một số việc các bậc phụ huynh có thể áp dụng tại nhà để con nhanh biết nói:
- Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa – nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.
- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào. Cho trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng.
- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ. Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Chẳng hạn, gọi tên thức ăn khi ở trong quầy hàng, giải thích bạn đang làm gì khi bạn đang nấu hoặc lau nhà, chỉ các vật ở quanh nhà, và khi đưa trẻ lên xe, chỉ các âm thanh mà bạn nghe thấy. Đặt câu hỏi và lắng nghe trẻ trả lời. Dù con bạn ở tuổi nào đi nữa, nhận ra và xử lý vấn đề nên càng sớm càng tốt.
Nguồn: Sohu
Chọn mua sách truyện cho trẻ mẫu giáo
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đã có nhu cầu đọc sách để tìm hiểu thế giới xung quanh. Số lượng sách từ hình thức đến nội dung trên thị trường hiện nay khá phong phú và đa dạng, phụ huynh cần có sự lựa chọn loại sách phù hợp với độ tuổi của con.
Cac be đo tuoi mau giao đoc sach duoi su huong dan cua nguoi lon se hieu qua hon. Ảnh: Võ Anh
Nhiều lựa chọn
Ở các nhà sách Văn Lang, Fahasa, Thăng Long, Phương Nam (TPHCM), sách cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi được trưng bày bắt mắt với nhiều hình ảnh, ít chữ, hỗ trợ cho việc tập đọc, tập nói và tập vẽ của trẻ.
Tại nhà sách Fahasa, quận Gò Vấp, các kệ sách cho trẻ mẫu giáo có khoảng vài chục đầu sách. Theo nhân viên tư vấn, trong các đầu sách được nhiều phụ huynh chọn mua cho trẻ có thể kể đến quyển Truyện cho bé tập nói, Thơ cho bé tập nói... tập hợp các câu chuyện, câu thơ ngắn được in chữ lớn. Các đầu sách này thích hợp cho lứa tuổi đang tập nói, nhằm phát huy khả năng tư duy, tăng cường vốn từ ngữ và diễn đạt.
Một số đầu sách dành cho các bé chuẩn bị bước vào lớp 1 như Mai em vào lớp 1, hướng dẫn các bé làm quen với các kiến thức toán học đơn giản, rèn luyện khả năng quan sát và giúp trẻ nhớ lâu thông qua nhiều trò chơi đơn giản.
Tại cửa hàng sách Nhà xuất bản Kim Đồng, quận 1 có các đầu sách tập hợp nhiều câu chuyện kể cho trẻ đã biết mặt chữ, chủ yếu là các câu chuyện cổ tích ngắn gọn hoặc những bài học đạo đức. Những quyển sách này thể hiện dưới dạng tranh vẽ, phía dưới là hàng chữ lớn giúp bé dễ đọc.
Ngoài ra, còn có một số bộ sách cung cấp kiến thức khoa học, đời sống xã hội cho trẻ. Bộ sách Gieo mầm khoa học xoay quanh nhiều câu chuyện gần gũi với cuộc sống như cách ăn uống, vệ sinh cá nhân hợp lý. Bộ sách Những người sống quanh em giới thiệu một số nghề nghiệp quen thuộc trong xã hội như công nhân vệ sinh, người đưa thư, bác sĩ thú y...
Chị Ngọc Hà, nhân viên nhà sách Thăng Long, quận Bình Thạnh, cho biết nhiều phụ huynh thời gian gần đây thường chọn mua các đầu sách viết về người thật việc thật, các hoạt động đời thực, thế giới thực vật, động vật cho trẻ. "Trẻ từ ba tuổi trở lên rất thích đọc về những điều quen thuộc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như đi chơi, nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày... Nhân vật mà các bé yêu thích là trẻ con hoặc các loại động vật ngộ nghĩnh nào đó", chị Hà nói.
Truyện Ehon cuốn hút thiếu nhi
Truyện Ehon là dòng truyện tranh Nhật Bản dành cho trẻ em dưới 10 tuổi có nội dung gần gũi, hình ảnh minh họa bắt mắt và được cho là có tính giáo dục cao.
Chị Minh Hằng, nhân viên cửa hàng sách Thái Hà Books, cho biết nội dung truyện Ehon thường bắt nguồn từ những câu chuyện đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Những mẩu chuyện con vật gần gũi như gà vịt, chó mèo, chim muông hay cây cối được nhân cách hóa cùng nội dung truyện mang tính đời thường, trẻ sẽ nhận được những bài học nho nhỏ sau khi đọc. Sách có giá từ 25.000-50.000 đồng/cuốn.
Truyện Ehon được chia thành từng dòng khác nhau để phù hợp từng lứa tuổi của trẻ. Trong đó, dòng truyện cho trẻ 1 đến 2 tuổi sẽ ít chữ, các tranh được vẽ chi tiết rõ ràng, ít nhân vật xuất hiện trong một tranh. Có thể kể đến các truyện mang tên Cùng lau cho sạch nào, Chào mặt trăng, Tay xinh đâu nhỉ, Bé trứng...
Dòng truyện Ehon cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi có các cuốn như Isaac nghịch ngợm, Chú chim cánh cụt thích trượt băng, Cây hoa bìm bịp của Takkun... Nội dung các truyện là những câu chuyện nhẹ nhàng, gần gũi, tập trung giáo dục trẻ về thái độ sống cũng như cách ứng xử đối với người thân, bạn bè.
Với trẻ từ 6 đến 10 tuổi, dòng truyện Ehon sẽ có lượng tranh minh họa ít hơn, nội dung hướng trẻ đến cách sống đúng đắn và trung thực. Người mua có thể tham khảo các cuốn truyện: Asae và em gái bé nhỏ, Em gái bị ốm, Trước khi đi dã ngoại, Gia vị yêu thương...
Chọn sách phù hợp cho trẻ
Theo một số phụ huynh thường xuyên mua sách cho trẻ, trước khi chọn mua cha mẹ nên đọc qua nội dung xem truyện có phù hợp lứa tuổi và môi trường sống của con không. Còn với những trẻ từ 6 đến 10 tuổi, do bắt đầu có suy nghĩ riêng nên cha mẹ có thể tham khảo ý kiến hoặc đưa trẻ cùng đi chọn truyện.
Bà Trần Thị Minh Trang, Hiệu trưởng trường Mầm non Bảo Ngọc, quận Tân Bình, cho biết phụ huynh phải cân nhắc lựa chọn sách cho con từ các nhà xuất bản uy tín. Trẻ em lứa tuổi mầm non nên đọc những sách có nhiều hình ảnh, màu sắc sặc sỡ được thiết kế tất cả dưới dạng truyện tranh để thu hút sự quan tâm của trẻ.
Phụ huynh cần quan tâm lựa chọn cả hai loại sách là sách dành cho cha mẹ đọc để hiểu con, và sách cho bé đọc. Nội dung hướng đến việc rèn luyện cách ứng xử, nhân cách một cách sinh động và dễ hiểu. Nếu bé chưa đọc thành thạo, cha mẹ có thể dành thời gian đọc cho con nghe.
Bà Trang cho biết thêm, cha mẹ có thể khuyến khích con em mình dành nhiều thời gian đọc đi đọc lại những quyển sách hay, hướng dẫn các bé ghi nhớ, thực hành, vận dụng những điều hay, lẽ phải vào cuộc sống. Các loại sách này ngoài cung cấp kiến thức, còn là cách giải trí thú vị cho trẻ.
Theo thesaigontimes
Bạn đọc viết: Lớp 1, con cần học vui, không so bì điểm số, thành tích Bố mẹ hãy nhìn vào năng lực của con, có đứa trẻ nhanh nhẹn thông minh, có đứa trẻ chậm chạp, hiếu động. Phụ huynh có con học lớp 1 cần có tâm trạng thoải mái nhất, không nặng nề điểm số, thành tích thì các con sẽ cảm thấy đến lớp, đến trường là một ngày vui. Em gái tôi năm nay...