Có 2 địa phương mà 100% học sinh trường chuyên đều đạt học lực Giỏi
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 38/61 tỉnh (chưa tính Ninh Thuận và Quảng Ngãi) có tỉ lệ học sinh giỏi trường chuyên đạt 70% trở lên
Sau 10 năm thực hiện Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chất lượng giáo dục trong các trường chuyên có chuyển biến cơ bản theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới từng bước được cải thiện.
Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020, theo nguồn báo tỉ lệ học sinh giỏi của trường chuyên trong cả nước tăng dần qua các năm, từ 46.14% năm học 2010 – 2011 lên 76.39% năm học 2019 – 2020.
Ảnh từ báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Có 38/61 tỉnh (chưa tính Ninh Thuận và Quảng Ngãi) có tỉ lệ học sinh giỏi trường chuyên đạt 70% trở lên, trong đó có 2 tỉnh có 100% học sinh đạt học lực giỏi là Đà Nẵng và Thái Bình; 23/61 tỉnh (chưa tính Ninh Thuận và Quảng Ngãi) có tỉ lệ học sinh giỏi dưới 70%, trong đó tỉnh có tỉ lệ học sinh giỏi thấp nhất là Lai Châu là 29,04%.
Ảnh từ báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tỉ lệ học sinh trường chuyên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tăng từ 1.29% trong năm học 2010 – 2011 lên 2.46 trong năm học 2014-2015 và lên tới 6.2% năm học 2019 – 2020.
Video đang HOT
Ảnh từ báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Để có được các kết quả này Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án, hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên đã từng bước có những đối mới nhất định về các lĩnh vực như chương trình giáo dục trong trường chuyên; Đổi mới phương thức tuyển sinh; Nghiên cứu đổi mới việc tổ chức thi học sinh giỏi; tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển dự thi olympic quốc tế và khu vực; tăng cường các kỳ thi mang tính chất giao lưu giữa các trường chuyên thuộc các vùng trên cả nước; Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá
Mặc dù chất lượng giáo dục tại các trường chuyên đã được cải thiện rõ rệt, kết quả đào tạo mũi nhọn được nâng cao tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hệ thống trường chuyên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Việc xây dựng Kế hoạch giáo dục của nhà trường ở một số nơi vẫn đang coi nặng việc tổ chức bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, chưa tăng cường nhiều cho học sinh thêm các kỹ năng thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và các kỹ năng mềm khác. Các chương trình tiên tiến của nước ngoài để đưa vào nhà trường tham khảo còn khiêm tốn; việc tổ chức dạy học thí điểm các môn khoa học bằng tiếng Anh còn hạn chế.
Nguyên nhân một phần do nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý về mục tiêu của trường chuyên là phát triển toàn diện học sinh năng khiếu còn chưa được đồng bộ. Nhiều trường chưa thực sự tự chủ về chuyên môn, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục đặc thù của riêng trường mình phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng đối tượng học sinh. Năng lực ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh còn hạn chế cũng là một trong những rào cản trong việc đưa các trường chuyên tiếp cận với các chương trình tiên tiến trên thế giới.
Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời?
Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh.
Ảnh minh họa/INT
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, cách tính điểm Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2 ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương đã lỗi thời. Không có lý gì điểm thi vào lớp 10 vẫn làm theo cách cũ từ hơn 10 năm nay.
Cô Nguyễn Ly Nga - giáo viên Trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội): Tất cả môn học đều bình đẳng
Cô Nguyễn Ly Nga
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập, nhiều địa phương áp dụng công thức nhân hệ số 2 đối với môn Toán và Văn, môn còn lại tính theo hệ số 1. Tôi cho rằng, cách tính này không còn phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục, nhất là hiện nay toàn ngành đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh. Vì thế, cách tính điểm như trên vô hình trung sẽ không công bằng, bất hợp lý và ít nhiều sẽ gây tâm lý học lệch cho học sinh.
Qua theo dõi cho thấy, nhiều địa phương đã công bố 3 môn thi gồm: Toán, Văn, Tiếng Anh để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2022. Tôi hoan nghênh các địa phương đã quyết định chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 của kỳ thi tuyển sinh này. Việc lựa chọn Tiếng Anh là hợp lý, bởi môn học này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và là một trong những "chìa khóa" để các em trở thành công dân toàn cầu.
Hiện nay, cách đánh giá, xếp loại học sinh đã đổi mới - không nhân hệ số 2 với môn Toán và Ngữ văn. Đồng thời, khi đánh giá xếp loại học lực, điểm môn Tiếng Anh cũng được coi là một tiêu chí tương đương môn Toán, Văn. Ví dụ: Để đạt học lực giỏi, ngoài 2 tiêu chí: Trung bình các môn trên 8,0 và không có môn nào dưới 6,5 thì cần thêm tiêu chí: Toán hoặc Văn hoặc Tiếng Anh phải từ 8,0 trở lên.
Điều đó cho thấy, các môn đều bình đẳng nhau. Vì vậy không có lý gì mà kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các địa phương lại áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn; còn môn thứ 3 (có thể là Ngoại ngữ, hoặc bất kỳ môn học nào khác) lại là hệ số 1. Đã đến lúc các địa phương cần thay đổi cách tính điểm của kỳ thi này bằng cách: Tất cả môn thi/bài thi đều tính theo hệ số 1, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các bộ môn, tránh việc học lệch của học sinh.
TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT): Dễ làm gia tăng tình trạng học thêm , dạy thêm
TS Hoàng Ngọc Vinh
Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương bằng cách: Toán, Văn nhân hệ số 2 rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch. Các địa phương phải chứng minh một cách khoa học, tại sao lại áp cách tính điểm như vậy và tại sao phải nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn. Việc áp dụng cách tính điểm này có thể dẫn đến nhiều hệ quả như: Một bộ phận thầy, cô giáo thuộc bộ môn Toán, Văn sẽ được coi trọng, còn những bộ môn khác ít được chú trọng hơn. Điều này dẫn đến xuất hiện tư tưởng môn chính, môn phụ, học sinh sẽ không chú trọng học tập bộ môn được tính là hệ số 1.
Vẫn biết, việc tổ chức thi môn nào là do các địa phương quyết định, nhưng cũng nên cân nhắc thật kỹ để tránh đưa ra những quyết sách thiếu căn cứ khoa học. Tại sao lại phải nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn? Vì sao không để cùng hệ số 1?... Suy cho cùng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, dù điểm thấp hay cao cũng sẽ lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
TS Đỗ Viết Tuân - Nhà sáng lập Công ty Edufly JSC, Quản lý nhãn sách Sigma books: Không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào
TS Đỗ Viết Tuân
Tôi ủng hộ cách tính hệ số 1 với tất cả môn thi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; sau đó, tính tổng điểm rồi xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Nếu tính điểm hệ số 1 tất cả môn thi sẽ cho thấy tính chân thực của kỳ thi và biết được chất lượng dạy học của các trường THCS như thế nào; từ đó giúp nhà trường nhìn nhận vào thực tiễn để có thêm biện pháp tháo gỡ, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh học tốt hơn.
Tôi vẫn quan ngại, nếu nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn, rất có thể gây cảm giác ngộ nhận cho thí sinh là đạt điểm cao. Còn nếu phải tính hệ số 2 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ nên áp dụng đối với các môn chuyên ở trường THPT chuyên, còn những trường không chuyên không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào.
Đào Nguyễn Minh Châu - lớp 9G5, Trường THCS Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội): Chúng em cần công bằng và bình đẳng với nhau
Đào Nguyễn Minh Châu
Em mong muốn kỳ thi vào lớp 10 tới đây và những năm tiếp theo sẽ không tính hệ số 2 với bất kỳ môn học nào. Theo em, môn học nào cũng quan trọng nên cần có sự bình đẳng để không thí sinh nào bị thiệt thòi hay được hưởng lợi từ cách tính điểm như trước đây (Toán, Văn nhân hệ số 2, môn còn lại tính theo hệ số 1).
Giả sử, có bạn học tốt môn Tiếng Anh nhưng môn Toán không được tốt, thậm chí điểm thi kém. Nếu nhân hệ số 2 môn Toán và Ngữ văn, bạn đó có thể bị trượt vào lớp 10. Cũng với cách tính này, những bạn học kém tiếng Anh vẫn có thể trúng tuyển vì được nhân hệ số 2 ở hai môn thi còn lại. Nói chung, em thấy cách tính điểm như vậy chưa thực sự hợp lý, chưa tạo được sự công bằng giữa các thí sinh trong cuộc đua "lên cấp". Do đó, em mong có sự thay đổi trong mùa tuyển sinh năm nay. Theo đó, tất cả môn thi nên tính theo hệ số 1, rồi cộng lại và xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chi tiêu thì dừng lại.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, cách tính điểm trên rất dẫn đến việc ứng xử giữa các thầy cô trong trường không được hài hòa. Cùng với đó, có thể làm gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm ở những môn được nhân hệ số 2. Điều đó làm mất đi tính nhân văn của giáo dục, sai với triết lý giáo dục phổ thông và không phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục 2019.
Thước đo đầu ra trường chuyên đang được tính bằng tỉ lệ học sinh giỏi, đỗ ĐH? Trong năm 2022, trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) được đầu tư xây dựng mới với hơn 400 tỉ đồng sẽ đi vào hoạt động. Phú Thọ đầu tư xây mới trường trung học phổ thông chuyên hơn 400 tỉ đồng Trong 10 năm qua, việc triển khai thực hiện Đề án 959 về "Phát triển hệ thống trường trung học phổ...