CNBC: Ireland sẽ là nỗi sợ mới của đại gia công nghệ
Là thiên đường thuế hấp dẫn của các công ty công nghệ nhưng hiện tại, Ireland lại trở thành đầu mối chính thực thi Quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu.
Ireland vốn không phải là quốc gia nghiêm khắc trong việc kiểm soát doanh nghiệp. Theo một báo cáo hồi đầu năm của Nghị viện châu Âu, quốc gia này có nhiều đặc điểm của một thiên đường thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch thuế tích cực (aggressive tax planning).
Tuy nhiên, từ khi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) bắt đầu có hiệu lực khắp Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 5/2018, Ireland đã trở thành đầu mối thực thi các quy tắc thu thập và xử lý dữ liệu người dùng của các ông lớn công nghệ.
Nhiều doanh nghiệp, kể cả các đại gia công nghệ như Apple, Facebook và Google đều đặt trụ sở châu Âu tại Ireland. Điều này có nghĩa là Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland sẽ có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy tắc GDPR của những công ty này, như thông báo cho chính quyền về các hành vi vi phạm bảo mật dữ liệu trong vòng 72 giờ, hay đảm bảo các công ty đó nhận được sự đồng ý thích hợp từ người dùng trên các nền tảng của họ.
Video đang HOT
Đến nay, mức phạt vi phạm bảo mật dữ liệu lớn nhất là 50 triệu euro (tương đương 56 triệu USD) của Google.
Helen Dixon làm Ủy viên Ban bảo vệ dữ liệu Ireland từ năm 2014. Trả lời CNBC, bà cho biết cơ quan này đã phải “mở rộng đáng kể” các tài nguyên do một loạt thông báo vi phạm quyền riêng tư và khiếu nại từ các cá nhân người dùng từ khi GDPR có hiệu lực.
Hiện tại, Ủy ban bảo vệ dữ liệu Ireland đang tiến hành 20 cuộc điều tra nhằm vào các công ty đa quốc gia về hành vi vi phạm GDPR. Trong đó, 11 cuộc điều tra có liên quan đến Facebook hoặc các công ty con của nó như WhatsApp và Instagram. Dixon cho biết bà hy vọng sẽ đi đến kết luận cuối cùng “vào các tháng tới”.
Bà nói thêm, “cây gậy lớn” của GDPR đối với doanh nghiệp là các loại hình phạt. Những công ty vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt lớn: 20 triệu euro (tương đương 22 triệu USD) hoặc 4% tổng doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Với Facebook, con số này lên đến 2,2 tỷ USD nếu xét theo doanh thu năm ngoái. Dù vậy, gần đây, mức phạt lớn nhất đến từ cơ quan dữ liệu Pháp chỉ là 50 triệu euro (tương đương 56 triệu USD) đối với Google.
Theo zing
Nhật muốn 'siết gọng kìm' quản lý các đại gia công nghệ nước ngoài
Nhật muốn yêu cầu các công ty công nghệ lớn nộp lên kế hoạch rà soát thường xuyên trong nỗ lực ngăn họ lạm dụng các nhà kinh doanh nhỏ mà họ có quan hệ kinh doanh.
Ảnh: Nikkei
Chính phủ Nhật có kế hoạch sử dụng luật chống độc quyền để yêu cầu các công ty công nghệ lớn nộp lên kế hoạch rà soát thường xuyên trong nỗ lực ngăn họ lạm dụng các nhà kinh doanh nhỏ mà họ có quan hệ kinh doanh, theo tin từ Nikkei.
Hiện tại, Ủy ban thương mại Nhật (JFTC) đã tiến hành rà soát các công ty công nghệ lớn như Amazon.com, tuy nhiên hoạt động này nhiều khi bị cản trở bởi nhiều trở ngại như thỏa thuận không công bố thông tin với bên thứ 3.
Tuy nhiên luật chống độc quyền của Nhật đã cho phép cơ quan giám sát quyền hạn yêu cầu công ty phải hợp tác và phải chịu phạt nếu họ không tuân thủ hoặc cung cấp thông tin sai sự thật.
Chính phủ Nhật có kế hoạch sử dụng điều khoản trên để thường xuyên kiểm tra định kỳ hoạt động và dịch vụ của các doanh nghiệp lớn đang vận hành các trang thương mại điện tử, trang kinh doanh ứng dụng và nhiều nền hệ thống khác. Các mục tiêu được nhắm tới bao gồm Google, Apple, Facebook và Amazon, ngoài ra còn nhiều đối thủ nội địa khác như Rakuten hay Yahoo Japan.
Động thái trên của phía nhà chức trách được đưa ra ở thời điểm tại Nhật cũng như trên thế giới xuất hiện ngày một nhiều lo lắng về tác hại đối với người tiêu dùng cũng như môi trường cạnh tranh nếu như các công ty này phát triển không có sự kiểm soát.
Tokyo cũng đang cân nhắc việc thông qua dự luật bổ sung yêu cầu các công ty công nghệ công bố và giải thích rõ ràng điều khoản hợp đồng với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của họ.
Điều này sẽ giúp giải quyết các vấn đề như nhà kinh doanh bên thứ 3 với các trang web về thương mại điện tử bị buộc phải tham gia vào dịch vụ mới hoặc chấp nhận mất thêm chi phí nếu họ tiếp tục sử dụng trang web đó.
Theo BizLive
5 đại gia công nghệ Mỹ hoạt động ra sao năm 2018? Trong 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới chỉ có 2 công ty đạt mức tăng trưởng trong năm 2018 là Amazon và Microsoft. Ba công ty còn lại vẫn đang tìm lối ra trong thời suy thoái. Năm 2018, cổ phiếu các công ty công nghệ lớn trên thế giới biến động dữ dội. Apple mắc kẹt trong việc lệ...