Clip học sinh đánh bạn liên tục xuất hiện trên MXH: ‘Liều thuốc’ nào trị được bạo lực học đường?
Ngay cả khi học sinh phải ở nhà học trực tuyến mà những vụ bạo lực gây xôn xao dư luận vẫn diễn ra.
Liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường
Ngày 30/9, trên mạng xã hội xuất hiện các đoạn clip quay lại cảnh 1 nữ sinh bị nhóm khoảng 4 thiếu niên nam nữ khác hành hung tập thể.
Nữ sinh bị đánh hội đồng trong clip được xác định là em N.H.T.T, hiện đang học lớp 7 tại Trường THCS Lý Tự Trọng, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Theo lời kể của em T., các học sinh tham gia đánh em đều học ở trường khác. Trước đó, các em từng học cùng ở bậc tiểu học. Trong khi trò chuyện, theo thói quen, các em xưng “tau, mi”.
Tuy nhiên, có bạn cho rằng như thế là hỗn và hẹn nhau ra nói chuyện. Tiếp đó, các học sinh này gặp nhau ở gần chân núi Sơn Trà rồi xảy ra vụ hành hung.
Em N.H.T.T. bị nhóm học sinh khác trường đánh. (ảnh cắt từ clip)
Liên quan đến sự việc, bà Hà Thị Ngọc Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng (Sơn Trà, TP Đà Nẵng) – cho biết, công an đang làm rõ vụ học sinh của trường bị nhóm học sinh trường khác đánh tập thể.
“Em T. bị trầy xước ở tay và gia đình cũng đã đưa em T. đi khám. Gia đình em T. đã báo công an. Hiện công an phường đang xử lý và trường đang chờ kết quả từ công an”, bà Hoa thông tin.
Một vụ bạo lực học đường khác cũng gây xôn xao mạng xã hội vào ngày 29/9. Theo đó, một clip dài khoảng một phút ghi lại cảnh nữ sinh bị 3 bạn khác vây đánh. Trước sự tấn công dồn dập của nhóm bạn, nữ sinh này chỉ biết ngồi xuống đường ôm mặt chịu đòn.
Nữ sinh bất lực chịu đòn. (ảnh cắt từ clip)
Về vụ việc, ông Nguyễn Sỹ Hiệp – Hiệu trưởng trường THCS Hồ Tùng Mậu (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) cho biết trường đã báo cáo Phòng GD&ĐT huyện về việc nữ sinh lớp 9 tham gia đánh hội đồng bạn.
Theo ông Hiệp, ngày 27/9, học sinh đến trường học tập sau thời gian dài nghỉ vì dịch bệnh. Sau giờ học, nữ sinh tên T. (lớp 9) được bạn gọi ra vườn vắng phía sau trường nói chuyện. Khi em này đến nơi, nhóm nữ sinh khác đứng chờ sẵn lao vào đánh hội đồng và quay clip.
Sau đó, một em trong nhóm học sinh đánh T. đã gửi clip cho chị gái nạn nhân để hù dọa. Nguyên nhân được xác định là do các em nói xấu nhau trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Giải quyết bạo lực học đường bằng cách nào?
Theo ông Hoàng Mạnh Cường – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phúc Thọ (Hà Nội) thì bạo lực học đường giữa học sinh với nhau chủ yếu do tâm sinh lý lứa tuổi, các em ở độ tuổi mới lớn lại có tâm lý thích thể hiện, không tiết chế được cảm xúc.
“Để ngăn chặn bạo lực học đường thì việc tổ chức các hoạt động lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục phẩm chất đạo đức mới là biện pháp căn cơ, gốc rễ trong nhà trường.
Chúng ta phải tuyên truyền để các em hiểu được văn hóa trong môi trường học đường. Muốn thế sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là vô cùng cần thiết, góp phần giảm thiểu, xóa bỏ tình trạng bạo lực học đường”, ông Hoàng Mạnh Cường nói.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục (ại học Quốc gia Hà Nội) thì trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường trước hết là của nhà trường, của ngành giáo dục. Hiện nay có rất nhiều chương trình giáo dục đang triển khai nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường.
“Trong đó, giáo dục kỹ năng, giá trị sống cho học sinh là nền tảng quan trọng để phòng, chống bạo lực học đường. Chương trình quản lý hành vi của học sinh, chương trình giúp giáo viên tăng nhận thức về biểu hiện tổn thương sức khỏe tinh thần của học sinh cũng góp phần sớm nhận ra những học sinh bị tổn thương, nhằm ngăn chặn bạo lực học đường.
Rồi phải có các chương trình đánh giá nguy cơ và sàng lọc toàn trường để phân loại xử lý bạo lực tiềm tàng. Ví như những học sinh rơi vào các vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng thường là các em có vấn đề về tâm lý, do bị ức chế quá mức, không kiểm soát được cảm xúc, nếu được phát hiện sớm, được hỗ trợ sẽ không dẫn đến những vụ việc bạo lực học đường”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Cũng theo PGS.TS Trần Thành Nam, phòng chống, ngăn chặn bạo lực học đường không chỉ là trách nhiệm của ngành giáo dục mà còn liên quan mật thiết với gia đình học sinh. Phụ huynh phải được tuyên truyền để tránh hành vi bạo lực ở nhà, đây là một vấn đề nền tảng góp phần phòng chống bạo lực học đường.
Công an giúp học sinh nhận diện thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
Sáng 29/4, hàng trăm em học sinh Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) hào hứng tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề "Tuổi trẻ học đường Sóc Sơn với an ninh mạng" với phương pháp nhận biết những thông tin xấu, độc trên mạng để tự bảo vệ bản thân.
Làm sao để không lộ thông tin cá nhân?
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng và phòng ngừa tác động tiêu cực đối với học sinh, Ban chỉ đạo 138 huyện Sóc Sơn triển khai kế hoạch chuyên đề "Tuổi trẻ học đường Sóc Sơn với an ninh mạng".
Chuyên đề gồm những buổi sinh hoạt "Sử dụng mạng xã hội văn minh, hiệu quả, an toàn", "Hiệu quả của môi trường mạng trong dạy học và học" hay "Phòng chống bạo lực học đường" nhằm giúp các em nhận biết, bảo vệ bản thân trước những thông tin xấu, độc xuất hiện trên không gian mạng cũng như được hướng dẫn những kỹ năng truy cập mạng xã hội.
Thượng úy Lộc Minh Đạt, Nguyễn Quốc Vương - giảng viên khoa Toán Tin học và ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống tội phạm, Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Mở đầu buổi nói chuyện, thượng úy Lộc Minh Đạt - giảng viên khoa Toán Tin học và ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống tội phạm, Học viện Cảnh sát Nhân dân chia sẻ, hiện nay công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi, việc sư dụng các thiết bị điện tử để kết nối internet đã dễ dàng hơn bao giờ hết và trở thành nhu cầu tất yếu của người dân, trong đó có các em học sinh.
Thượng úy Đạt đưa ra dẫn chứng, theo nghiên cứu, có tới 66% các em học sinh đang được tiếp cận với internet, trong đó 44,3% dành thời gian hằng ngày để lên mạng, điều đó có thể thấy các em đã và đang tiếp cận không gian mạng từ rất sớm.
"Năm 2019, dịch COVID-19 diễn ra khiến các lớp học online phổ biến hơn bao giờ hết, càng thúc đẩy sự tiếp cận các em học sinh với mạng xã hội. Từ đó, dẫn đến việc nhà trường, cơ quan chức năng phải trang bị cho các em kiến thức để hoạt động trên không gian mạng một cách hiệu quả, lành mạnh, an toàn và tránh các nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân" - thượng úy Đạt cho biết.
Các em học sinh khối 11 trường THPT Đa Phúc hào hứng trả lời các câu hỏi của giảng viên.
Trả lời câu hỏi thế nào là thông tin cá nhân, em Nguyễn Văn Dũng học sinh lớp 11I cho rằng, thông tin cá nhân rất quan trọng vì liên quan đến bản thân chính chúng ta, do đó, nếu đối tượng xấu có thể đánh cắp và giả mạo thì có thể làm những việc xấu.
Những phần quà nhỏ tặng các em học sinh tham gia trả lời câu hỏi.
Giải thích về việc này, thượng úy Nguyễn Quốc Vương (Học viện Cảnh sát Nhân dân) cho biết, khi bị mất thông tin cá nhân sẽ mất đi quyền kiểm soát và bị đối tượng xấu tạo tài khoản giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc dò đoán mật khẩu chiếm đoạt tài khoản để quấy rối và tấn lại công lại chính các em. Sau đó bắt các em làm việc mà chúng muốn như tống tiền, ép buộc làm những việc không theo ý mình...
Để bảo vệ thông tin cá nhân, em Nguyễn Thúy Ngọc, lớp 11H cho rằng, đối với các tài khoản cần phải đặt mật khẩu không chứa thông tin cá nhân và có thể đặt theo ký tự, có đủ độ dài.
Bổ sung câu trả lời của em học sinh, thượng úy Vương nhấn mạnh việc các đối tượng xấu dò mật khẩu hoàn toàn có thể xảy ra, do đó, một mật khẩu đủ mạnh không liên quan đến thông tin cá nhân, dài trên 8 ký tự và chứa các thành phần như chữ cái, chữ số, chữ thường, chữ hoa và ký tự đặc biệt...
Bà Nguyễn Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng trường THPT Đa Phúc.
Suy nghĩ trước khi like, share hay comment
Trước hàng loạt các nguy cơ bị đánh cắp thông tin hay xâm hại trên mạng xã hội, bà Nguyễn Thị Phong Lan, Phó Hiệu trưởng trường THPT Đa Phúc cho biết, trong những năm vừa qua nhà trường rất quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật cho học sinh và phối hợp với Công an huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các hoạt động.
Cụ thể, nhà trường đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề dưới cờ, tổ chức các buổi thi tìm hiểu kiến thức pháp luật như vẽ tranh cổ động, thi tuyên truyền kiến thức pháp luật, cùng với các phiên tòa giả định để các em trải nghiệm những trường hợp thực tế.
"Qua cac buổi nói chuyện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy ý thức chấp hành pháp luật của các em học sinh được nâng lên một cách rõ rệt và trên thực tế trong nhà trường chưa xảy ra vụ việc lớn liên quan đến pháp luật. Các em cũng thực hiện khá tốt luật giao thông đường bộ, luật an ninh mạng" - bà Lan cho biết.
Cũng theo bà Lan, có thể nói gần như 100% học sinh đang sử dụng mạng xã hội, do vậy việc tuyên truyền cho các em về luật an ninh mạng là việc cấp thiết để bản thân các em có trách nhiệm hơn khi tham gia mạng xã hội.
"Đối với học sinh trong trường, chúng tôi thường xuyên nhấn mạnh trước mỗi "cú chạm tay" like, share hay comment cần phải suy nghĩ một cách chín chắn và có thể nói các em đang sử dụng mạng xã hội một cách rất văn minh" - bà Lan nhấn mạnh.
Còn theo thượng úy Nguyễn Quốc Vương, qua những buổi sinh hoạt chuyên đề sẽ giúp sẽ nắm bắt được nguy cơ phải 'đối mặt' khi online, từ đó rút ra những phương pháp phòng ngừa.
"Hiện nay các em có nguy cơ nghiện game, nghiện online dẫn đến việc giảm đi sự tiếp xúc với xã hội và những thói quen tốt. Chính vì vậy chúng tôi mong muốn có nhiều hơn những buổi sinh hoạt để giúp các em nhận thức tốt hơn với những thông tin xấu, độc trên mạng" - thượng úy Vương chia sẻ.
Theo thượng úy Vương, muốn làm được điều đó, các em cần nhận thức được những hành vi sai trái trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình, đồng thời gia đình, nhà trường phải vào cuộc để hỗ trợ, giúp đỡ.
Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt chuyên đề tại trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn):
Đại tá Nguyễn Thế Chi - Phó Cục Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ Quốc (Bộ Công an) trao cờ đơn vị suất sắc trong thi đua cho tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trường THPT Đa Phúc trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc năm 2020.
Thượng tá Thành Kiên Trung - Trưởng Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ Quốc (Công an TP Hà Nội) trao Giấy khen cho tập thể và cá nhân trường THPT Đa Phúc.
Các trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn ký kết thực hiện chuyên đề "Tổi trẻ học đường Sóc Sơn với an ninh mạng".
Đại diện các đơn vị tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề tại trường THPT Đa Phúc.
Hàng trăm học sinh trường THPT Đa Phúc hào hứng tham gia buổi sinh hoạt chuyên đề.
Bộ GD-ĐT nói gì khi học sinh không có nơi để giải tỏa tâm lý? Nhiều ý kiến khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của tư vấn tâm lý trong trường học. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Tại sao vấn đề này đã được bàn thảo cả chục năm nay vẫn tiếp tục là 'khoảng trống' trong trường học? Buổi tư vấn tâm lý trong một trường THCS tại TP.HCM - ĐÀO NGỌC THẠCH Ông...