CLB chuyên nghiệp mua áo nhái để thi đấu
Do quên mang theo trang phục, đội Santa Fe buộc phải mua áo hàng chợ để cầu thủ thi đấu trên sân khách.
Các cầu thủ Santa Fe dùng áo tập để thi đấu trong hiệp một. Ảnh: YS.
Hôm qua, Santa Fe có chuyến hành quân tới làm khách trên sân của Boyaca Chico ở vòng 15 giải vô địch Colombia. Tuy nhiên, người phụ trách trang phục của Santa Fe lại quên mang theo trang phục sân khách của đội.
Ban đầu, Santa Fe đề nghị Boyaca Chico mặc áo sân khách còn họ diện trang phục sân nhà màu đỏ nhưng ban huấn luyện chủ nhà nhất quyết từ chối. Tình thế buộc các cầu thủ Santa Fe phải thi đấu với áo tập của CLB trong hiệp một.
Trong giờ nghỉ giải lao, ban lãnh đạo Santa Fe cử người ra chợ trên đường phố Tunja gần sân vận động mua trang phục thay cho bộ đồ tập đã ướt nhẹp vì mồ hôi. Tuy nhiên loại áo này chỉ là hàng nhái được bán với giá 12.000 peso (6,37 USD) và sau áo không in số. Sau khi mua về, áo được vẽ số bằng tay trên lưng cho cầu thủ Santa Fe thi đấu trong hiệp hai.
Các cầu thủ Santa Fe mặc áo nhái thi đấu hiệp hai. Ảnh: YS.
Trận đấu kết thúc với phần thắng 2-0 nghiêng về các cầu thủ mặc áo nhái – Santa Fe. Sau trận đấu, Chủ tịch Cesar Augusto Pastrana của Santa Fe phải lên tiếng xin lỗi hãng thời trang Umbro – nhà tài trợ áo đấu của CLB – vì đã sử dụng hàng nhái để thi đấu.
Theo VNE
Áo đấu đắt nhất châu Âu: Không phải M.U, Arsenal
Premier League có thể thắng, có thể thua tại Champions League, nhưng xét về một vấn đề khác, họ rất khó bị đánh bại. Đó là về giá cả.
Một nghiên cứu vừa được tiến hành trên khắp châu Âu, tìm hiểu xem một người hâm mộ phải chi ra bao nhiêu để có được một bộ trang phục thi đấu đầy đủ và "xịn" của CLB mình thích.
Video đang HOT
Với Chelsea, con số đó là 49,99 bảng, Arsenal lấy nhiều hơn 1 xu (50 bảng), trong khi 2 CLB thành Manchester, Man Utd và Man City có áo đấu đồng giá 55 bảng, giống như Celtic.
Thường thì mỗi CLB đều thay đổi mẫu áo sau mỗi mùa giải, và mức giá trên được coi là "chấp nhận được" cho việc mua một đồ dùng nào đó có hạn sử dụng tối thiểu 1 năm. Tuy nhiên, không phải CLB nào ở châu Âu cũng bán áo đấu của mình với ngần đấy tiền.
Để có một bộ trang phục của Zenit St Petersburg, bạn sẽ phải trả 87,16 bảng. Đây cũng là đội bóng có áo đấu đắt nhất châu Âu, bỏ khá xa những đội xếp sau như Basel, Steau Bucharest hay Shakhtar Donetsk.
Trong số các đại gia ở lục địa già, Juventus là đội có giá bán áo đấu cao nhất, 71,11 bảng, ngang bằng PSG, Porto và hơn Barcelona 1 xu.
Real Madrid, đội sở hữu rất nhiều ngôi sao đặt giá bán áo đấu của mình là 66,93 bảng.
STT
Câu lạc bộ
Giá áo đấu (loại tốt nhất)
1
Zenit St Petersburg
87,16 bảng
2
FC Basel
81,27 bảng
3
Steau Bucharest
78,51 bảng
4
Shakhtar Donetsk
76,40 bảng
5
Juventus
71,11 bảng
5
Porto
71,11 bảng
5
Paris St Germain
71,11 bảng
8
Barcelona
71,10 bảng
9
Atletico Madrid
67,76 bảng
10
Real Madrid
66,93 bảng
Theo VNE
Công Vinh giúp Sapporo bán áo đấu "đắt như tôm tươi" Theo thông tin từ CLB Sapporo, những chiếc áo đấu hay áo cổ động có in hình Lê Công Vinh luôn trong tình trạng cháy hàng. Lối chơi bóng nhiệt tình, hết mình vì màu cờ sắc áo, cộng với thái độ thân thiện với mọi người đã giúp Công Vinh chiếm được nhiều thiện cảm của các fan Sapporo. Chính điều này...