CIA chế “hộp bẩn”, nghe lén điện thoại của công dân Mỹ
Báo The Wall Street Journal (WSJ) khẳng định: CIA chế “hộp bẩn” để theo dõi điện thoại di động (ĐTDĐ) của công dân Mỹ. Cụ thể là CIA giữ một vai trò chủ lực để giúp Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) phát triển một công nghệ gọi là “hộp bẩn” có thể cùng lúc quét dữ liệu từ ĐTDĐ của hàng ngàn công dân Mỹ.
Việc CIA chế “hộp bẩn” là một phần trong liên minh công nghệ bí mật giữa Cục tình báo trung ương Mỹ với Cục cảnh sát Mỹ (U.S. Marshals Service) vốn là cơ quan thi hành pháp luật trực thuộc DOJ, nhiệm vụ chính là hỗ trợ an ninh tòa án, áp giải phạm nhân, bắt và truy nã tội phạm bỏ trốn.
Mối hợp tác giữa CIA và DOJ có thể dẫn đến ngững quan ngại về quyền tự do dân sự, về các kỹ thuật do thám được sử dụng trên lãnh thổ Mỹ.
WSJ nêu trước đây không ai biết đến “hộp bẩn” lén thu thập thông tin của công dân Mỹ của DOJ, và vai trò của CIA bị đánh giá là bất thường, vì CIA bị cấm hoạt động tình báo nội địa.
CIA và DOJ khẳng định họ không vi phạm lệnh cấm này.
Công nghệ “lừa” dân Mỹ
Theo WSJ, CIA giúp phát triển công nghệ “hộp bẩn” bắt chước các tháp thu sóng ĐTDĐ. Hệ thống này sử dụng trên các loại máy bay, cho phép đặc vụ liên bang nhận diện và thông tin vị trí của hàng ngàn ĐTDĐ trong mỗi lượt quét.
Công nghệ “hộp bẩn” hoạt động bằng cách “lừa” ĐTDĐ tin rằng nó đang phát tín hiệu đến tháp thu sóng ĐTDĐ, nhưng trong thực tế là truyền đến một máy bay có trang bị “hộp bẩn” và đang bay.
Video đang HOT
Sóng ĐTDĐ của người không phải nghi can được loại ra, “hộp đen” tập trung thu thập thông tin của đối tượng cần bị theo dõi.
Máy bay lại chuyển đến vị trí khác để phát hiện tín hiệu và vị trí, và “hộp bẩn” có thể dùng thông tin ấy để phát hiện nghi can trong phạm vi 3 mét, hoặc trong một căn phòng nào đó tại một tòa nhà.
Trong vài trường hợp, vị trí của ĐTĐĐ có thể được xác định trong phạm vi ngắn, và các cuộc liên lạc từ ĐTDĐ có thể bị nghe lén. Các biện pháp mã hóa không cản được quy trình lén thu thập thông tin này.
“Hộp bẩn” kết nối với các máy bay được trang bị đặc biệt, bay trên 5 thành phố Mỹ, để thu thập thông tin của đại đa số dân Mỹ, kể cả của những người không thuộc diện nghi can bị theo dõi.
Tốn 100 triệu USD cho “hộp bẩn”
Theo WSJ, việc phát triển các thiết bị “hộp bẩn” bắt đầu từ khoảng 10 năm trước, khi CIA thu xếp cho Cục cảnh sát Mỹ nhận số tiền hơn 1 triệu USD để tiến hành theo dõi.
Hơn 100 triệu USD khác được đầu tư để nghiên cứu và phát triển các thiết bị này.
Hai nhóm này làm việc chung suốt nhiều năm để phát triển “hộp bẩn”, và các phiên bản của nó được sử dụng ở nước ngoài để truy tìm các nghi can khủng bố và nghi can điệp viên địch.
WSJ nêu “hộp bẩn” đang được DOJ sử dụng để truy tìm các nghi can hình sự, trong khi các cơ quan tình báo và quân đội Mỹ sử dụng nó ở Afghanistan, Iraq để truy săn khủng bố, bản đồ hóa việc sử dụng ĐTDĐ ở các vùng này.
Mối hợp tác giữa các chuyên gia kỹ thuật CIA và Cục cảnh sát Mỹ được gọi là “một cuộc hôn nhân”, là sự chứng minh các nhà điều tra hình sự ngày càng dựa cậy sự hỗ trợ kỹ thuật của các cơ quan tình báo Mỹ, sau lần Mỹ bị khủng bố không tặc ngày 11.9.2001.
Nhiều quan chức DOJ xem việc hợp tác với CIA đã góp phần đáng kể cho các hoạt động ở nội địa Mỹ và ở nước ngoài.
Một người phát ngôn CIA từ chối bình luận CIA hoặc các cơ quan tình báo khác có sử dụng “hộp bẩn”.
Người này nói rằng vài công nghệ của CIA “được chia sẻ hợp pháp và đầy tinh thần trách nhiệm với các cơ quan chính phủ khác”.
Ông ta cũng nói không thể xác định đây là “cuộc hôn nhân” giữa CIA với Cục cảnh sát Mỹ.
DOJ không nhận cũng không phủ nhận sự tồn tại của “hộp bẩn”, nói sử dụng công nghệ này để truy bắt tội phạm hình sự.
Người phát ngôn DOJ nói các kỹ thuật của Cục cảnh sát Mỹ “được thực hiện đúng pháp luật, có sự chấp thuận của tòa án”, và DOJ “không tiến hành theo dõi nội địa, thu thập tin tình báo hoặc thu thập dữ liệu”, cũng như không thu thập bất kỳ tin tình báo này thay các cơ quan tình báo Mỹ.
Theo WSJ, đối với các quyền tự do dân sự, mối liên hệ gần cận giữa CIA với Cục cảnh sát Mỹ cho thấy các kỹ thuật do thám và quân sự nay được áp dụng trên các công dân Mỹ.
Chương trình “hộp bẩn” nay là một vấn đề để quốc hội Mỹ điều tra, về khả năng vi phạm quyền riêng tư của công dân Mỹ và về tính hợp pháp của những hoạt động kể trên.
Mai Hà (theo The Wall Street Journal)
Theo Một Thế giới
Wikipedia kiện chương trình do thám của Mỹ
Wikimedia, đơn vị sáng lập trang mạng tra cứu Wikipedia cùng nhiều tổ chức phi lợi nhuận khác ngày 10/3 đã đệ đơn kiện chương trình do thám diện rộng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), khẳng định hoạt động can thiệp vào các trao đổi trên mạng Internet là việc làm phạm pháp.
Các hoạt động do thám của NSA đã vi phạm hiến pháp Mỹ.
Trong đơn kiện gửi lên tòa án liên bang bang Maryland, nơi đặt trụ sở của NSA, Quỹ Wikimedia (tổ chức phi lợi nhuận quản lý Wikipedia), Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Mỹ, Tổ chức theo dõi nhân quyền cùng nhiều tổ chức phi chính phủ khác nêu rõ các hoạt động của NSA cùng nhiều cơ quan tình báo khác đã "vượt quá phạm vi thẩm quyền do Quốc hội trao cho" và vi phạm hiến pháp Mỹ.
Theo Patrick Toomey, thành viên của Liên đoàn tự do dân sự Mỹ, những tài liệu do cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden công bố cho thấy thay vì giới hạn hoạt động giám sát trong phạm vi các liên lạc giữa công dân Mỹ và các mục tiêu nước ngoài, NSA đã tiến hành theo dõi hàng loạt trên diện rộng đối với tất cả các trao đổi trên mạng Internet. Điều này vi phạm Điều khoản sửa đổi số 1 trong Hiến pháp Mỹ với nội dung bảo vệ tự do ngôn luận và giao tiếp cũng như Điều khoản sửa đổi số 4 bảo vệ người dân trước các hoạt động khám xét và thu giữ không hợp lý.
Vụ việc này là bước đi mới nhất từ các tổ chức ủng hộ quyền riêng tư nhằm vào các chương trình do thám của chính phủ Mỹ. Hồi năm 2013, Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đệ một đơn kiện tương tự song bị bác bỏ với lý do thiếu lập luận cũng như bằng chứng vững chắc cho thấy chương trình do thám đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, tuyên bố của Wikimedia lần này lập luận rằng chương trình do thám của chính phủ đã gây ra tác động trực tiếp do các tài liệu rò rỉ cho thấy các cơ quan tình báo nhắm trực tiếp tới hệ thống bách khoa trực tuyến Wikipedia cũng như người dùng trang này.
Các tổ chức đệ đơn kiện cũng cho biết việc theo dõi hàng loạt khiến các đối tác, nhà báo, quan chức chính phủ nước ngoài, nạn nhân các vụ lạm dụng quyền con người cùng các đối tượng khác ngần ngại trong việc chia sẻ thông tin nhạy cảm với các tổ chức phi chính phủ.
Bị đơn trong vụ việc lần này bao gồm NSA cùng Giám đốc Michael Rogers, Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ James Clapper và Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder. Trả lời về vụ việc, người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết bộ này đang "xem xét các khiếu nại" trong khi NSA hiện chưa đưa ra bình luận.
Theo Báo Tin tức
'Phiến quân nhí' IS hành quyết gián điệp Israel Nhà nước hồi giáo tự xưng IS vào hôm 10-3 đã cho đăng tải một đoạn video có hình ảnh thiếu niên trẻ hành hình Muhammad Musallam, người Israeli gốc Arab, bị IS buộc tội là gia nhập phiến quân để làm gián điệp cho cơ quan tình báo Israel. Khác với các video lần trước, đoạn video lại quay một đứa trẻ...