Chuyện về nữ giáo viên tình nguyện lên Mù Cang Chải gieo chữ

Theo dõi VGT trên

Tình nguyện viết đơn lên Mù Cang Chải dạy học, đến nay, cô giáo Đỗ Thị Loan, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Kim Nọi, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái đã coi Mù Cang Chải là quê hương thứ hai và mang sáng kiến kinh nghiệm để gieo tiếng Việt cho những t.rẻ e.m đồng bào dân tộc Dao, H’Mông.

Học tiếng địa phương để giúp học sinh ra lớp

15 năm trước cô giáo Đỗ Thị Loan, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non Kim Nọi, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái nghe theo tiếng gọi của Nhà nước, ngành giáo dục, cô đã viết đơn tình nguyện lên miền núi để dạy học.

Khi mới tiếp nhận công việc, cô giáo Đỗ Thị Loan tới trường mầm non xã La Pán Tẩn, cách thị trấn Mù Cang Chải 25km.

Cũng như những giáo viên khác, khó khăn lớn nhất của cô giáo Đỗ Thị Loan là đi lại. Mỗi ngày, cô giáo Loan phải đi bộ hơn 10km ở đường mòn trên núi để đến điểm trường chính.

“Thời tiết bất thường như mưa gió, lạnh giá, đôi chân tôi thường sưng, đỏ tấy vì đi bộ quá xa. Chúng tôi đến trường khi sương chưa tan và trả trẻ khi mặt trời khuất bóng”, cô giáo Đỗ Thị Loan nói.

Chuyện về nữ giáo viên tình nguyện lên Mù Cang Chải gieo chữ - Hình 1
Cô giáo Đỗ Thị Loan (áo đen, bên phải) cùng học sinh Trường Mầm non Kim Nọi trong giờ Stem. Ảnh: NVCC.

Bên cạnh đường đi khó khăn, cô giáo Đỗ Thị Loan nhận ra khó khăn tiếp theo là ngôn ngữ để giao tiếp với học trò của mình. Đến trường học sinh nói tiếng địa phương, cô giáo lại không hiểu và lại càng khó khăn hơn khi giao tiếp với phụ huynh.

Cô giáo Đỗ Thị Loan cho biết: “Tôi bắt đầu học tiếng địa phương từ những câu sinh hoạt hằng ngày. Nhờ đó, tôi có thêm kinh nghiệm về cách giảng dạy các con để bài giảng của mình và các hoạt động trong ngày hiệu quả”.

Thấu hiểu những thiệt thòi của t.rẻ e.m vùng khó, mỗi lúc gặp khó khăn cô giáo Đỗ Thị Loan luôn tự động viên mình để không bỏ cuộc. Bởi, các em nhỏ chính là thế hệ tương lai của người vùng cao nơi đây.

Sau khoảng thời gian công tác tại xã La Pán Tẩn và trường Mầm non Bông Sen (xã Chế Cu Nha), năm 2021 cô giáo Đỗ Thị Loan được điều chuyển về Trường mầm non Kim Nọi với vai trò là Phó hiệu trưởng trường. Trường hiện có 198 học sinh và 100% các em là dân tộc H’mông. Những sáng kiến kinh nghiệm về dạy và học tiếng Việt cho trẻ mầm non tiếp tục được nhân rộng và có quy mô cấp tỉnh.

Video đang HOT

Những ước mong cho trẻ vùng cao

Nhận ra khó khăn lớn nhất trong việc dạy học là ngôn ngữ. Do đó, những đề tài sáng kiến kinh nghiệm của cô giáo Đỗ Thị Loan luôn tập trung vào vấn đề này.

Cô Đỗ Thị Loan cho biết: “Khó khăn lớn nhất của các cô giáo miền xuôi lên vùng cao dạy học là bất đồng ngôn ngữ. Lúc này, giáo viên buộc phải có kiến thức cơ bản để giao tiếp với trẻ và phụ huynh… Sáng kiến kinh nghiệm tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non ra đời và được thí điểm tại 3 huyện của tỉnh Yên Bái: Huyện Lục Yên (chủ yếu là dân tộc Dao), huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải )chủ yếu là dân tộc H’Mông). Chúng tôi tổ chức hoạt động song ngữ trong mọi hoạt động để trẻ được tham gia”.

Bên cạnh đó, sáng kiến của cô giáo Đỗ Thị Loan về việc giữ gìn văn hoá dân tộc của đồng bào địa phương trong trường mầm non được đ.ánh giá cao. Sáng kiến này được đặt tại các huyện: Lục Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái).

Trong lớp học, cô giáo lên ý tưởng trang trí lớp học với những hình ảnh trang phục của đồng bào dân tộc. Trong tuần, trường tổ chức hoạt động múa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông, bố trí “góc địa phương” mở phiên chợ vùng cao ở sân trường để giúp các em nhỏ không quên được những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Hai sáng kiến này của cô giáo Đỗ Thị Loan đã được Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái công nhận và áp dụng đại trà cho các huyện.

15 năm gắn bó với nghề, rồi làm quản lý, ước mong lớn nhất của cô giáo Đỗ Thị Loan vẫn là vì học trò. “Tôi mong Nghị định 105 của Chính phủ về hỗ trợ t.iền ăn trưa cho trẻ mầm non được phủ rộng đối tượng hơn nữa. Bởi, Nghị định 105 mới chỉ hỗ trợ trẻ ở độ t.uổi mẫu giáo, còn trẻ độ t.uổi nhà trẻ chưa được hưởng. Nếu được hưởng chính sách này, trẻ vùng cao sẽ đi học chuyên cần hơn”, cô giáo Đỗ Thị Loan nói.

Mong ước tiếp theo mà cô giáo Đỗ Thị Loan muốn gửi gắm là đảm bảo tỷ lệ giáo viên cho vùng khó. Cô giáo Đỗ Thị Loan cho biết: “Hiện nay, huyện Mù Cang Chải có 205 lớp học mầm non, nhưng chỉ có 313 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên mầm non là 1,5, rất khó khăn với giáo viên. Tình trạng trẻ mầm non phải học lớp ghép rất nhiều. Ở trường tôi có 8 lớp học với 198 học sinh nhưng có đến 6 lớp mẫu giáo ghép. Đội ngũ giáo viên không đảm bảo”.

Với cô giáo Đỗ Thị Loan, 15 năm trước nhận nhiệm vụ với những hụt hẫng vì nhiều khó khăn. Nhưng giờ đây, Mùa Cang Chải là quê hương thứ hai của cô. Những giáo viên cắm bản như cô giáo Loan đều mong muốn trẻ đi học chuyên cần và thêm những chính sách để giáo viên yên tâm công tác.

Chuyện nữ giáo viên 'cắm bản' ở huyện biên giới Sốp Cộp

Giảng dạy ở các xã vùng cao của huyện Sốp Cộp (Sơn La) khó khăn, thiếu thốn đủ bề, nhưng các giáo viên ở đây vẫn luôn nhiệt huyết với nghề.

Chuyện nữ giáo viên cắm bản ở huyện biên giới Sốp Cộp - Hình 1

Một tiết dạy của cô giáo Lò Thị Nga.

Gian nan đường đến trường...

Như lời hẹn, cô Lò Thị Nga (giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Mường Lạn, huyện Sốp Cộp) dẫn chúng tôi lên tận điểm trường Huổi Pá nơi cô công tác. Chiếc xe máy oằn mình băng qua những đoạn dốc dựng đứng, quanh co. Có chỗ thì đường đất lầy lội, trơn trượt. Sương mù giăng kín kèm theo cơn mưa phùn lất phất khiến đoạn đường lên Huổi Pá vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn.

Huổi Pá được biết đến là điểm trường khó khăn nhất ở xã Mường Lạn. Con đường từ trung tâm xã đến điểm trường dài khoảng 20km, nhưng là đường đất, nhiều dốc dựng đứng. Nhưng không vì thế mà các giáo viên nơi đây chùn bước. Đều đặn vào sáng thứ hai hàng tuần, cô Nga cùng với đồng nghiệp vượt hơn 50km từ nhà đến đây để giảng dạy học. Họ phải rời nhà từ lúc 4h.

Chuyện nữ giáo viên cắm bản ở huyện biên giới Sốp Cộp - Hình 2

Đường đến trường của các cô giáo cắm bản.

Cô giáo Lò Thị Nga bộc bạch: "Khổ nhất là lúc trời mưa, đường trơn trượt. Cứ đi một đoạn thì bùn đất lại dính vào bánh xe, không thể đi được. Nhiều lúc tôi bị ngã, bẩn hết quần áo và đồ đạc mang theo. Muốn đi tiếp thì một người lái, người còn lại ở phía sau đẩy xe. Những hôm mưa, có khi phải mất nửa ngày mới đến điểm trường được".

Dạy ở đây đã 3 năm, nên cô Nga cũng có thêm nhiều kinh nghiệm. Trong hành trình bám bản của mình, mỗi khi thấy trời "giở chứng", hành trang cá nhân lại có thêm bánh mì, nước lọc. Đó là nguồn năng lượng phù hợp để giáo viên ở đây lấy lực đi tiếp vì quán xá cũng chẳng có. Có những khi trời đổ mưa đến cả tháng trời, họ chẳng thể trở về. Tất cả lại gắn bó với những món ăn quen thuộc như: Trứng, cá khô, mì tôm ...

Điểm trường Tiểu học Huổi Pá có 3 giáo viên phụ trách giảng dạy thì có 2 người là nữ. Quãng đường quá xa nên cả 3 đều ở lại, chỉ về vào mỗi cuối tuần.

Nơi đây, không chỉ thiếu về cơ sở vật chất phòng, lớp học, mà nhà ở công vụ của giáo viên cũng tạm bợ. Để có nơi ăn ở, sinh hoạt trong thời gian ở lại trường, các cô giáo điểm trường Huổi Pá phải ở nhờ phòng của điểm trường mầm non bên cạnh. Căn phòng nhỏ chưa đầy 20m2 là nơi ở và làm việc của 2 cô giáo.

Chuyện nữ giáo viên cắm bản ở huyện biên giới Sốp Cộp - Hình 3

Cô và trò điểm trường Huổi Pá trong giờ học tập ngoại khóa.

Cô Lò Thị Hiệp chia sẻ: Do điểm trường Huổi Pá ở nơi hẻo lánh, nằm xa trung tâm xã nên điều kiện sinh hoạt thiếu thốn và khó khăn. Có thời điểm mưa lớn đường sạt lở, trơn trượt không về nhà được, giáo viên phải vào bản xin rau và gạo để duy trì. Ở đây không có chợ, nên có t.iền cũng chẳng biết mua thực phẩm ở đâu.

"Cuối tuần về nhà chúng tôi thường mua các thực phẩm như: Cá khô, mì tôm, trứng... để dự trữ, phòng trường hợp trời mưa không về nhà được. Mỗi lúc từ nhà đến trường, đồ đạc rất lủng củng, trông chúng tôi giống như người buôn bán hàng rong vậy", cô Hiệp kể.

Những lúc rảnh, cô Nga và cô Hiệp lại rủ nhau tăng gia sản xuất. Họ trồng thêm luống rau để cải thiện bữa ăn. Thiếu thốn đủ bề, nhưng bằng sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề, hai cô giáo vùng cao nơi đây vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chuyện nữ giáo viên cắm bản ở huyện biên giới Sốp Cộp - Hình 4

Cô Hiệp và cô Nga chăm sóc vườn rau.

Giữ nguyên "lửa" nhiệt huyết ...

Cũng ở ngôi trường này, song lại là điểm trường bản Cống - nơi có điều kiện tương tự, cô giáo Lò Thị Cương chẳng "khấm khá" hơn. Học sinh ở đây còn thiếu nhiều dụng cụ học tập. Đặc biệt, học sinh đa phần còn chưa biết tiếng phổ thông việc rào cản sinh ra càng lớn. Việc truyền tải kiến thức của giáo viên gặp khó, học sinh chậm tiếp thu bài học.

Không những thế, ở đây học sinh đa số ở bán trú. Vì vậy, mỗi người như cô Cương không chỉ là giáo viên, mà họ còn kiêm thêm vai trò làm mẹ. Hàng ngày, họ đều phải hướng dẫn các em từ những việc nhỏ nhất, như vệ sinh cá nhân.

"Tôi giảng dạy xa nhà tính đến nay cũng hơn 3 năm. Nhiều lúc không có thời gian chăm sóc con, nhất là những lúc con ốm đau phải nhờ ông bà nội trông nom. Lắm lúc nhớ con mà rơi nước mắt. Nhưng vì sự nghiệp giáo dục, vì nhiệm vụ công việc được giao nên cũng xác định dù khó khăn, vất vả đến mấy thì tôi cũng sẽ cố gắng vượt qua", cô Cương thổ lộ.

Thầy Quàng Văn Hồng, Hiệu trưởng nhà trường nói: "So với giáo viên nam thì các cô vất vả hơn. Không chỉ dạy học, họ còn phải chăm sóc gia đình, con cái. Gian nan là thế, song các cô rất tâm huyết với nghề. Họ vẫn luôn quyết tâm bám trường, bám lớp, cùng ăn, ở với học sinh. Họ coi học sinh như con, em trong gia đình. Để san sẻ khó khăn, chúng tôi đã hoán đổi. Ví dụ như năm nay ở điểm khó khăn thì năm sau sẽ được luân chuyển đến vùng thuận lợi hơn".

Trường PTDTBT Tiểu học Mường Lạn nằm ở vùng biên giới (giáp biên với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Trường chính cách trung tâm huyện Sốp Cộp 30km, với 11 điểm trường lẻ. Toàn trường có 74 cán bộ, giáo viên, trong đó hơn một nửa là nữ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân "không ai dám đắc tội" U40 xuống sắc đáng tiếc, sự nghiệp tụt dốc vì bị bạn trai rao bán c.lip n.óng
06:40:54 21/06/2024
Sau sinh, tôi đưa con về nhà mẹ đẻ, ở chưa đầy tháng chị dâu đã vùng vằng bỏ đi, anh trai liền quát một câu khiến tôi rùng mình
07:46:52 21/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng phá nát nguyên tác lại được khen hết lời, cứu Lưu Diệc Phi khỏi cảnh cả đời làm tiểu tam
06:06:15 21/06/2024
Quang Linh Vlogs lên tiếng khi bị chồng Hằng Du Mục ghen
10:23:14 21/06/2024
Chồng đưa cho vợ 5 triệu/tháng nhưng giọng "ra lệnh" như thể 50 triệu, tối hôm kia bỗng dưng anh bàn thêm một việc khiến tôi tức ứa gan
07:53:45 21/06/2024
Phát hiện cặp đôi mới Vbiz: Tình tứ lộ liễu giữa sự kiện, nóng nhất là khoảnh khắc đụng mặt người cũ!
06:57:24 21/06/2024
Nam thần đình đám một thời quỳ gối trước cửa đài truyền hình xin được đóng phim
11:46:10 21/06/2024
Cuộc sống viên mãn của Bảo Thy sau 5 năm kết hôn
07:01:25 21/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Câu Chuyện Hoa Hồng: MXH bùng nổ vì Lưu Diệc Phi ly hôn chồng tồi, còn nói 1 câu khiến ai cũng hả dạ

Phim châu á

13:04:13 21/06/2024
Cuối cùng thì ngày mà khán giả mong chờ cũng đã tới, nữ chính Câu Chuyện Hoa Hồng đã quyết định giải thoát cho mình khỏi cuộc hôn nhân nhiều tủi nhục.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 79: Hân đưa lại nhẫn cưới cho Đức Anh

Phim việt

12:57:51 21/06/2024
Hân quyết định quay về nhà Đức Anh sống chung vài ngày để chăm sóc bà nội. Quyết định của Hân khiến Đức Anh rất xúc động.

Virus gây ra căn bệnh ung thư số 1 tại Việt Nam

Sức khỏe

12:50:03 21/06/2024
Bác sĩ Long cho biết ung thư gan có nguyên nhân hàng đầu là viêm gan virus B, C. Người dân cần quan tâm tới các bệnh lý gan mật của mình nhiều hơn, đặc biệt là nhóm từng bị viêm gan B, trong gia đình có mẹ, anh, chị em bị bệnh này.

Bình yên Cù Lao Chàm

Du lịch

12:45:10 21/06/2024
Dừng chân bên điểm đến du lịch hấp dẫn ở nước ta, khung cảnh yên bình hiện ra trước mắt du khách với cảnh đẹp nên thơ, trong lành cùng cuộc sống bình dị, đời thường của người dân.

Trần Nghiên Hy U45 mà da vẫn mướt mịn, trẻ trung, tất cả là nhờ chú trọng 1 việc ít ai làm

Làm đẹp

12:42:50 21/06/2024
Tên t.uổi của Trần Nghiên Hy trở nên phủ sóng mạnh mẽ sau thành công của bộ phimYou Are The Apple Of My Eye (tạm dịch: Cô Gái Năm Ấy Chúng Ta Cùng Theo Đuổi - 2011).

Mặc đẹp đừng mặc cảm: Chân dài dáng chuẩn mặt xinh, nhưng Minh Tú không phải lúc nào cũng diện chuẩn!

Phong cách sao

12:24:39 21/06/2024
Người mẫuMinh Túlà một cái tên không quá xa lạ trong làngthời trangViệt Nam. Cômang một cá tính mạnh với những màn trình diễn catwalk bắt mắt.

Lisa (BLACKPINK) gây ngỡ ngàng với tạo hình khác lạ trong teaser mới

Nhạc quốc tế

12:15:03 21/06/2024
Tối qua (20/6), Lisa - thành viên nhóm nhạc BLACKPINK - bất ngờ cho ra mắt teaser đầu tiên báo hiệu sự trở lại với tư cách nghệ sĩ solo cùng ca khúc mới mang tên Rockstar.

Hoa loa kèn muốn đẹp và tươi lâu cần dùng một trong 3 thứ thuốc này

Trắc nghiệm

11:57:41 21/06/2024
Những bông hoa loa kèn đơn giản, đẹp tinh khiết rất được ưa chuộng. Cắm hoa loa kèn rất dễ, nhưng để đẹp và bền thì cần biết vài mẹo đơn giản sau -

Ngày ly hôn, chồng tôi trố mắt khi thấy tôi mang sợi dây chuyền 2 tỷ, câu chuyện phía sau khiến anh sốc hơn

Góc tâm tình

11:50:44 21/06/2024
Tôi rực rỡ cả một gian phòng như thế thì làm sao anh ta lại không nhìn chăm chú?Tôi cùng chồng đi lên từ bàn tay trắng. Lúc quen biết tôi, chồng còn là nhân viên giao hàng

Khởi tố 2 thanh niên giả danh cảnh sát hình sự chặn xe người đi đường

Pháp luật

11:45:51 21/06/2024
Ngày 20-6, Công an TP Quy Nhơn đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Anh Tỷ (19 t.uổi; ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn) để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Phụ nữ sành không dựa vào số lượng quần áo, chỉ nhờ 5 món mà mặc gì cũng đẹp, tôn dáng chuẩn

Thời trang

11:43:48 21/06/2024
Những người thực sự sành sỏi trong việc lên đồ , họ chẳng quan tâm tới việc trong tủ có bao nhiêu quần áo, có phải đồ hợp mốt hay không mà sẽ chú ý tới những điều sau.