Chuyện về lớp tiếng Anh ngay trên chợ nổi Cái Răng hay vườn ươm cái ước mơ học ngoại ngữ của đám con trẻ Cần Thơ
“Cha mẹ con nghèo lắm, phải bốc vác ngày đến mấy tấn. Con đã nghỉ học phụ cha mẹ rồi nhưng vẫn còn muốn đi học lắm. Học để sau này sẽ phụ giúp ba mẹ được nhiều hơn…”.
Bé Huỳnh Thị Bích Vân tâm sự trong những ngày tham gia lớp học tiếng Anh đặc biệt tại chính quê hương Cần Thơ của mình. Một lớp học mang đậm tính chất của vùng sông nước miền Tây: Bồng bềnh trên một chiếc bè nổi.
Chiếc bè nổi ấy nằm ngay trung tâm chợ nổi Cái Răng, xưa nay vốn là nơi tiếp khách du lịch đến với mảnh đất được mệnh danh là thủ phủ miền Tây.
Các học sinh tại lớp học tiếng Anh đặc biệt.
Nhưng ông Nguyễn Thanh Chính, chủ chiếc bè đã dành hẳn tầng trên cùng để dành cho 34 đứa trẻ là con em thương hồ và người lao động nghèo ở trọ gần đó đến lấy cái chữ.
Ông tâm sự, mình già rồi không nói được tiếng Tây với khách du lịch, thôi thì hi sinh chút ít để tương lại tụi nhỏ là cho chợ nổi quê mình ngày càng sầm uất, phát triển hơn.
Các em hào hứng vì được thỏa ước mơ học ngoại ngữ.
Để có được lớp học tâm huyết này, không thể không nhắc đến người khởi xướng ra nó. Đó là anh Lê Đình Tuyển, phóng viên một tờ báo thường trú tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Anh Tuyển chia sẻ, từ những lần tác nghiệp ở sâu bên trong khu chợ ,anh nhận ra việc học hành của trẻ sống trên chợ nổi Cái Răng thực sự khó khăn,
Video đang HOT
Lớp học còn có giáo viên nước ngoài “xịn”.
Nhiều con em thương hồ coi sự lênh đênh trên con nước là cuộc sống, khiến con đường học từ đó mà khép lại. Số khác vì cha mẹ quá nghèo lại phải lo cho đàn con nheo nhóc mà trẻ cũng đành ngậm ngùi dở dang tương lai giữa chừa.
Những câu chuyện về chợ nổi Cái Răng được đưa vào chương trình dạy.
“Tôi thấy một số trẻ ở Sa Pa hay Đà Lạt điều kiện học cũng khó nhưng giao tiếp tiếng Anh rất tự tin với người nước ngoài. Từ đó trong đầu luôn đặt ra câu hỏi: Hay là mở một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ thương hồ nhỉ. Không cần phải thuần thục nhưng ít ra các em cũng nói được vài từ bập bẹ” – anh Tuyển tâm sự.
Các em dần tự tin hơn sau mỗi buổi học.
Nói là làm ngay, khi anh chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè thì được sự ủng hộ nhiệt tình, thậm chí có người còn bán đi chiếc đồng hồ để ủng hộ kinh phí mở lớp.
Cũng quyết định đồng hành cùng anh Tuyển mang ngoại ngữ đến với các cô cậu bé, một giảng viên tiếng Anh ở trường Đại học Cần Thơ là cô Lê Thị Huyền cũng tự nguyện cử 5 giáo viên từ trung tâm Anh ngữ của mình đến dạy miễn phí, đồng thời cô trực tiếp lo chuyên môn, soạn giáo án cho lớp.
Các thầy cô đều dạy không công.
Thậm chí, ý tưởng của anh Tuyển còn thuyết phục được cả một giáo viên nước ngoài là ông Barry White, quốc tịch Australia mới chỉ đến Cần Thơ được 3 tháng chủ động xin làm trợ giảng.
Lớp học cũng được sự hỗ trợ của lãnh đạo UBND quận Cái Răng khi nghe trình bày ý tưởng tận dụng môi trường du lịch ở chợ nổi để dạy ngoại ngữ cho trẻ.
Lớp học chỉ kéo dài 1 tháng nhưng đã đem lại những hiệu ứng tích cực.
Ngoài Bích Vân, lớp học còn có thêm 33 em khác. Vì là khóa đầu tiên nên lớp chỉ mở trong 1 tháng. Với quỹ thời gian không nhiều, việc bắt các học viên phải thuần thục tiếng Anh là rất khó.
Anh Tuyển mong rằng đây chỉ là một sự khởi đầu, sắp tới sẽ được mở thêm được lớp cho những em chưa có cơ hội và nâng cao kỹ năng hơn cho những em cũ vẫn còn đó.
Chợ nổi Cái Răng cần được phát triển hơn nữa.
Những thành viên trong lớp học dễ thương trên sông hy vọng các cô, cậu bé sau khi đi học ngoại ngữ không chỉ giao tiếp được với du khách.
Mà phải hiểu hơn, yêu quý hơn cái chợ nổi bao đời nay nuôi sống người dân Cần Thơ, nuôi sống chính các em bằng vẻ đẹp của sự mộc mạc, nghĩa tình. Chợ nổi chính là tài sản lớn nhất mà các em cần bảo vệ, phát triển.
Theo afamily
Hơn 20 năm đưa học sinh qua sông miễn phí
Mỗi ngày, bất kể trời mưa nắng, bà Tôn Hoàng Dịch Thủy (51 tuổi) vẫn cần mẫn đưa học sinh từ cồn vượt sông Hậu sang bên kia bờ để đến trường. Công việc đưa đò miễn phí này đã gắn với bà hơn 20 năm qua.
Bà Thủy và em học sinh được bà đưa đón miễn phí suốt 3 năm qua - ẢNH: DUY TÂN
Bà Thủy kể, bà sinh ra trong gia đình nghèo khó, đông anh chị em, không có đất canh tác nên mẹ bà làm nghề chèo ghe bán rau củ trên sông và nhận chở khách để lo cho các con. Đến năm 1996, khi mẹ già yếu, bà Thủy thay mẹ làm nghề đưa đò ở Cồn Sơn (thuộc P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) cho đến nay.
Mặc dù đưa đò kiếm tiền sinh sống nhưng bà Thủy lại chở miễn phí các em học sinh và người lao động nghèo. Bà chia sẻ: "Chứng kiến các em học sinh qua sông vất vả tôi nhớ lúc mình còn nhỏ. Khi đó, nhà cách trường một con sông nhỏ, mỗi lần đi lại rất khó khăn, nhiều lần xin đi nhờ đò bị từ chối nên tôi không qua sông đi học được. Vậy nên, giờ làm người lái đò, tôi muốn giúp các em được cắp sách tới trường nên nhận đưa qua sông miễn phí". Bên cạnh đó, bà còn sẵn lòng giúp đưa người lao động nghèo qua sông không lấy tiền.
Bà Thủy lái đò đưa khách tham quan Cồn Sơn
Ròng rã hơn 20 năm qua, mỗi ngày bà Thủy đưa hàng chục chuyến đò chở học sinh và người dân Cồn Sơn vượt sông Hậu qua bên kia bờ. Công việc của bà bắt đầu từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối. Đặc biệt, mốc thời gian đưa rước học sinh luôn được bà ghi lại rất rõ trên tấm bảng nhỏ. Buổi sáng, khoảng 6 giờ 30 đưa các em qua sông để đến trường, 11 giờ chở các em trở lại về nhà. Đối với các em học buổi chiều, thời gian đến trường là 12 giờ 30 và khi về là 17 giờ 30.
Ngoài việc đưa các học sinh qua đò trong giờ học chính khóa, bà Thủy còn đưa các em đi học thêm. Nhiều khi bị bệnh mệt, bà vẫn cặm cụi đưa đò vì không muốn để các em lỡ ngày học nào. Thu nhập từ việc đưa đò của bà Thủy chủ yếu từ việc chở khách tham quan sang Cồn Sơn. Bà dành dụm để chăm sóc người mẹ già yếu và sửa chữa, nâng cấp phương tiện, mua xăng chạy đò.
Em Bạch Hữu Lợi (ngụ Cồn Sơn), đang học lớp 8A8, Trường THCS An Thới, P.Bùi Hữu Nghĩa, cho biết: "Em đi đò của cô Thủy đã được 3 năm nay. Nếu không có cô Thủy, mỗi ngày qua lại để đến trường cũng tốn hơn 5.000 đồng, mỗi tháng gần 100.000 đồng, đó là một khoản tiền lớn đối với gia đình em. Trong lúc đưa đò, cô còn thường nhắc nhở chúng em phải ngồi cẩn thận và đi học thì phải biết giúp đỡ nhau học tập thật tốt để cha mẹ và thầy cô vui lòng".
Theo thanhnien
Điểm xét tuyển vào trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ từ 13 đến 15 Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ vừa cho biết, điểm đầu vào (điểm sàn) năm 2019 ở 14 ngành đào tạo đại học chính quy của trường có mức từ 13 đến 15 điểm, tùy ngành. Ảnh minh họa Cụ thể, các ngành Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Quản lý xây dựng có mức...