Chuyện về công dân Liên Xô cuối cùng trên vũ trụ
Tối 31/5, tàu Crew Dragon của hãng SpaceX đã kết nối với Trạm Không gian quốc tế (ISS), mở ra bước ngoặt mới cho ngành hàng không vũ trụ Mỹ. Nhưng 4 thập kỉ trước, Liên Xô đã làm được điều tương tự. Cùng với đó là câu chuyện dài về ‘ công dân Liên Xô’ cuối cùng, nhà du hành bị ‘bỏ quên’ trên vũ trụ 20 năm trước.
Sergei Krikalev trong sứ mệnh trên tàu con thoi Discovery của Mỹ. Ảnh: Global Look Press
Khi Liên Xô sụp đổ, nhà du hành Sergei Krikalev đang ở trên vũ trụ. Không thể trở về nhà, anh đã phải ở lại quỹ đạo với khoảng thời gian dài gấp đôi so với dự kiến. Đơn giản là họ từ chối để anh trở về Trái Đất. Tại thời điểm đó, “ngôi nhà” của Krikalev là trạm vũ trụ Mir.
Krikalev có biệt danh “công dân Liên bang Xô Viết cuối cùng”. Khi Liên Xô được phân tách thành 15 quốc gia độc lập năm 1991, Krikalev nhận được thông báo rằng anh không thể về nhà, bởi quốc gia từng hứa hẹn sẽ đưa anh trở lại mặt đất đã không còn tồn tại.
Bốn tháng trước đó, Krikalev, kĩ sư 33 tuổi, đã được đưa lên trạm Mir từ bãi phóng Baikonur, giờ thuộc Kazakhstan. Sứ mệnh của anh là ở lại trạm trong thời gian 5 tháng. Quá trình huấn luyện trước đó cũng chỉ chuẩn bị cho việc tồn tại trên Mir trong giới hạn thời hạn này.
Rồi cuộc chính biến nổ ra. “Đối với chúng tôi, điều này là sự ngạc nhiên tuyệt đối. Chúng tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Khi bàn luận về diễn biến này, chúng tôi cố tìm hiểu xem nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với ngành vũ trụ”, Krikalev hồi tưởng lại.
Thực sự là có ảnh hưởng. Những người quản lý nói với Krikalev rằng không có tiền để đưa anh trở về Trái Đất. Một tháng sau, câu trả lời vẫn như vậy, họ yêu cầu Krikalev tiếp tục ở lại một thời gian. Rồi một tháng nữa, tình hình cũng không thay đổi gì. “Họ biết tôi gặp khó khăn, điều kiện không tốt cho sức khỏe. Nhưng đất nước đang trong tình trạng khó khăn, cơ hội để tiết kiệm tiền là ưu tiên hàng đầu”, Krikalev chia sẻ trên Tạp chí Discover.
Thực tế, Krikalev có thể rời trạm. Có một tàu Raduga trên trạm Mir, được thiết kế đặc biệt cho chuyến bay trở về Trái Đất. Nhưng một khi lên tàu này đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của Mir, vì không ai còn ai trông coi trạm.
Trong trường hợp của Krikalev, nhiệm vụ kéo dài gấp đôi so với dự kiến ban đầu. Anh đã có 311 ngày, tức 10 tháng sống trong không gian, tạo ra một kỉ lục thế giới không chủ ý tính đến thời điểm đó. Theo thời gian, 4 chuyến bay dự kiến bị cắt xuống còn 2 và cuối cùng không có một tổ bay nào được đưa lên Mir.
Nước Nga, ở thời điểm đó gặp khó khăn lớn về tài chính do siêu lạm phát, đã phải bán các suất lên trạm vũ trụ bằng tàu con thoi Soyuz cho các nước khác. Ví dụ, Áo đã mua một suất với giá 7 triệu USD, trong khi Nhật Bản chi 12 triệu USD để đưa một phóng viên truyền hình lên đó. Thậm chí đã có những cuộc thảo luận về việc bán lại Mir cho Mỹ.
Sergei Krikalev làm việc trên trạm vũ trụ Mir. Ảnh: TASS
Điều này có nghĩa là các thành viên phi hành đoàn khác đều đã trở về Trái Đất, riêng Krikalev thì không thể.
Cuối cùng, Krikalev cũng về đến Trái Đất vào ngày 25/3/1992, sau khi Đức trả 24 triệu USD để đưa kỹ sư Klaus-Dietrich Flade lên trạm vũ trụ. Bốn người dìu Krikalev, giúp anhđặt chân xuống mặt đất. Một người đã khoác cho anh chiếc áo lông, số khác mang cho anh một bát nước nước hầm xương.
Trong thời gian Krikalev “xa nhà”, vùng ngoại ô Arkalykh, thành phố nơi anh hạ cánh, đã không còn thuộc Liên Xô mà thay vào đó là một phần của cộng hòa Kazakhstan độc lập. Thành phố nơi anh từng sống không còn được gọi là Leningrad, mà đã đổi tên thành St. Petersburg.
Krikalev được tôn vinh là Anh hùng của nước Nga và 2 năm sau đó, anh lại lên đường thực hiện một nhiệm vụ khác trên vũ trụ. Lần này, anh trở thành nhà du hành người Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA. Hai năm sau đó nữa, anh là người đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Phát hiện hệ thống hành tinh cổ đại sống sót từ vũ trụ sơ khai
Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra một hệ thống hành tinh cổ đại có khả năng là vâ%3t thể sống sót từ vũ trụ sơ khai.
Là một phần của cuộc khảo sát nhắm vào các ngôi sao nghèo kim loại, nhóm nghiên cứu thuộc Đài thiên văn miền nam châu Âu (ESO) đã xác định được hai hành tinh khổng lồ quay quanh một ngôi sao được gọi là HIP 11952 với thời gian hoàn thành quỹ đạo lần lượt là 290 và 7 ngày.
Chúng được đặt tên HIP 11952b và HIP 11952c. Điều bất thường thực tế là chúng quay quanh một ngôi sao cực kỳ nghèo kim loại và rất già.
Nguồn ảnh: Scientific American
Trước giờ, các ngôi sao thường hình thành trong các đám mây bao gồm các nguyên tố hóa học nặng hơn, nhưng ngôi sao HIP 11952 chứa rất ít nguyên tố nặng ngoài hydro và helium.
Hệ thống này nằm trong chòm sao Cetus cách đó khoảng 375 năm ánh sáng, hứa hẹn sẽ làm sáng tỏ sự hình thành hành tinh trong vũ trụ sơ khai.
Đối với các mô hình cổ điển về sự hình thành hành tinh, vốn các ngôi sao giàu kim loại khi hình thành các hành tinh, các hành tinh xung quanh một ngôi sao nghèo kim loại như vậy là cực kỳ hiếm.
So với các hệ thống ngoại hành tinh khác, HIP 11952 không chỉ là một hệ thống cực kỳ nghèo kim loại, mà ở độ tuổi ước tính 12,8 tỷ năm, cũng là một trong những hệ thống lâu đời nhất được biết đến cho đến nay.
Chúng tôi muốn khám phá và nghiên cứu thêm các hệ hành tinh thuộc loại này, Tiến sĩ Anna Pasquali thuộc Trung tâm Thiên văn học tại Đại học Heidelberg, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Youtube
Thiên hà khổng lồ trong vũ trụ non trẻ Trong vũ trụ, phần lớn các thiên hà, chẳng hạn như Dải Ngân hà của chúng ta, hình thành dần dần và đạt đến khối lượng khổng lồ rất muộn. Đĩa Wolfe. Tuy nhiên, phát hiện mới về thiên hà hình đĩa khổng lồ quay nhanh trong thời kỳ vũ trụ non trẻ (bằng 10% tuổi hiện nay) đã làm lung lay các...