Chuyện thay đổi tựa đề tác phẩm văn học
Tư khi thay đôi chương trinh mơi, sach giao khoa ngư văn thay đôi tên cua môt sô tac phâm văn hoc dân gian va văn hoc trung đai ơ lơp 10 va 11 cua Nha xuât ban Giao Duc.
Ảnh minh họa
Bên canh nhưng sư thay đôi, chu thich – dich tư Han – Viêt sang thuân Viêt phu hơp tên cua nhiêu tac phâm (thuât hoai thanh to long, quôc tô thanh vân nươc, Hoang Hac lâu thanh lâu Hoang Hac, Bach Đăng giang phu thanh phu sông Bach Đăng, sa hanh đoan ca thanh bai ca ngăn đi trên bai cat…) thi vân co tên môt sô tac phâm chưa phu hơp. Co nên chăng khi thay đôi tên như thê nay?
Vê văn hoc dân gian, truyên truyên thuyêt Truyên An Dương Vương va Mi Châu – Trong Thuy thay đôi không phu hơp. Truyên An Dương Vương va Mi Châu – Trong Thuy trươc đây co tên la Mi Châu – Trong Thuy. Tên như vây vưa ngăn gon vưa thê hiên đươc nôi dung tac phâm, đâu nhât thiêt phai đăt thêm tên nhân vât An Dương Vương. Hơn nưa đây la truyên truyên thuyêt, cân gi phai đăt thêm tư “truyên”. Nêu cho răng phai đăt như vây đê đây đu tên ba nhân vât thi không hăn la thê, bơi vi con Triêu Đa nưa. Nêu không co Triêu Đa thi lam sao co truyên.
Video đang HOT
Vê văn hoc trung đai thi kha nhiêu tên thay đôi không phu hơp. Tac phâm Đôc Tiêu Thanh ki (lơp 10) co nghia la “Đoc tâp thơ (hoăc tâp truyên) cua nang Tiêu Thanh”, vây tai sao lai đăt tưa đê như thê? “Ki” co nghia la thê văn tư sư viêt vê ngươi thât viêc thât co tinh chât thơi sư, trung thanh vơi hiên thưc đên mưc cao nhât” (Tư điên tiêng Viêt – Nha xuât ban Đa Năng, 2004, Hoang Phê chu biên). Nêu đa thay tư “đôc” thanh “đoc” thi cung nên thay luôn tư “ki” thanh “viêt”. Tac phâm Quy hưng (lơp 10) cua nha thơ Nguyên Trung Ngan đươc dich thanh Hưng trơ vê. Đoc tưa đê thây thât gương gao. Sao không đăt tưa đê hoan toan thuân Viêt cho phu hơp hơn.
Hưng trơ vê đặt như thê lam sao noi lên đươc tâm trang va sư mong muôn trơ vê quê hương cua nha thơ? Hưng trơ vê- đăt như thê co nghia la sư nhât thơi cua nha thơ, hưng lên nên muôn trơ vê. Chăng han như tac phâm Thu hưng (lơp 10) cua nha thơ Đô Phu đươc dich la Cam xuc mua thu, tưa đê như thê mơi toat lên đươc cam xuc cua nha thơ vê mua thu. Ơ tac phâm Xuât dương lưu biêt (lơp 11) cua Phan Bôi Châu đươc dich thanh Lưu biêt khi xuât dương chăng khac gi hai trương hơp trên. Như thê ca ba trương hơp nay phai chăng la “lây râu ông no cắm căm ba kia”. Ơ tac phâm Binh Ngô đai cao đôi thanh Đai cao binh Ngô. Đôi như thê co tac dung gi? No chăng thay đôi đươc gi hêt (trong khi thay đôi như thê nhưng sach co trang thi viêt Binh Ngô đai cao, co trang lai viêt Đai cao binh Ngô).
Săp tơi chương trinh co thay đôi, mong răng Bô GD-ĐT cân xem lai nhưng trương hơp nay. Nêu bô sung môt sô tac phâm văn hoc trung đai thi cung cân xem kỹ trươc khi đôi tên, dich tên cho phu hơp.
Theo Tuoitre
Tiếng Việt trong SGK thiếu chất văn
Tác phẩm văn học trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học ngoài các tiêu chí sư phạm, khoa học cần phải hấp dẫn về nội dung, nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Học sinh tiểu học trong giờ học tiếng Việt - Ảnh : Đào Ngọc Thạch
Chẳng dễ thuộc, dễ yêu chút nào !
Ngữ liệu tiếng Việt trong sách giáo khoa (SGK) vừa phải là một văn bản mẫu mực vừa là sự gợi mở để học sinh (HS) tiếp tục sáng tạo theo sự hiểu biết của mình. Có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu dạy học cả hai phần văn và tiếng, vừa nâng cao khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vừa tạo ra chất văn.
Thế nhưng, một số bài khóa làm ngữ liệu dạy học chưa thực sự là những áng văn chương mẫu mực, gợi nhiều hứng thú cho cả thầy và trò. Bài tập đọc Khi mẹ vắng nhà (Tiếng Việt 3, tập 1, tr.15) là một ví dụ. 2/3 nội dung bài thơ là kể việc. Trừ 4 dòng thơ cuối là ngôn ngữ thơ, 8 dòng thơ còn lại nặng tính văn xuôi. Vì thế, bài thơ thoạt nghe thì đơn giản, chỉ từng ấy thời gian, từng ấy công việc, nhưng để thuộc được, yêu được thật chẳng dễ chút nào.
Áp lực của chủ điểm, của động cơ giáo dục khiến đội ngũ biên soạn có phần dễ dãi khi lựa chọn ngữ liệu. Nói thế là bởi Trần Đăng Khoa đã có một bài thơ khá hay về đề tài này (Mẹ ốm, Tiếng Việt 4, tập 1, tr.9), đưa thêm một bài nữa, lại trúc trắc, khó nhớ như thế, có nên chăng?
'Hồng mao' là bờm (ngựa) ?
SGK cũng thường đưa một số bài khá dài như Chiếc bút mực, Sáng kiến của bé Hà, Bông hoa Niềm Vui (Tiếng Việt 2, tập 1), Ông Mạnh thắng Thần Gió, Quả tim khỉ (Tiếng Việt 2, tập 2), Người mẹ, Hũ bạc của người cha (Tiếng việt 3, tập 1), Cuộc chạy đua trong rừng (Tiếng Việt 3, tập 2), Bốn anh tài, Ăn "mầm đá" (Tiếng Việt 4, tập 2), Chú đi tuần (Tiếng Việt 5, tập 2)... Với những ngữ liệu này, để đạt được mục tiêu dạy học tiếng (đọc, nghe, nói) trong vòng 35 phút, cả thầy và trò đã khá vất vả rồi, đâu còn điều kiện và hứng thú để tích hợp dạy học văn.
Phần giải nghĩa từ ở các phân môn, nhất là tập đọc, ngoài tác dụng mở rộng vốn từ còn giúp HS qua lớp vỏ ngôn từ, tiếp cận dễ dàng giá trị thẩm mỹ của văn bản. Từ góc độ dạy văn qua tiếng Việt, có thể thấy đây cũng là khâu còn nhiều hạn chế của SGK hiện nay. Không ít từ giải nghĩa không sát với giá trị thẩm mỹ trong bài học, đặc biệt với những từ nhiều nghĩa, gần nghĩa. Ví như từ "ghé" trong hai dòng thơ Nắng ghé vào cửa lớp - Xem chúng em học bài (Tiếng Việt 2, tập 1, tr.60) được xem như là "ghé mắt" và giải thích là "nhìn, ngó". Thực ra, nếu đặt trong văn cảnh của bài thơ (Cô giáo lớp em), sẽ dễ thấy nghĩa của "ghé" phải là: Tạm dừng lại (ở bên ngoài cửa lớp) để xem HS học bài với sự say mê, thích thú. Việc giải thích sai hoặc không sát nghĩa của từ, kéo theo nội dung, giá trị thẩm mỹ của bài học bị giảm sút không ít.
Chẳng hạn, cách giải nghĩa các từ "cựa", "hồng mao" trong bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (Tiếng Việt 2, tập 2; tr.61): "Cựa": móng nhọn mọc ở phía sau chân gà trống; "Hồng mao": bờm (ngựa). Chúng ta dễ dàng nhận ra nhiều bất ổn ở đây. Móng phải mọc ở đầu ngón chân (của gà) chứ; còn cựa sao có thể là "móng nhọn" được. Còn "hồng mao" trong văn cảnh này được hiểu là lông (của bờm ngựa) có màu đỏ; đấy mới là ngựa quý, ngựa hiếm. Có như thế thì gà, ngựa mới xứng là lễ vật của các thần nhân xin cưới Mị Nương - viên ngọc báu của đất Phong Châu. Nếu chỉ là "bờm ngựa" chung chung, trung tính hoặc "móng nhọn" tầm thường như thế thì dẫu "gà chín cựa", "ngựa chín hồng mao" chăng nữa, chân giá trị của viên ngọc ấy cũng... giảm giá đi nhiều.
Chấm thi tốt nghiệp: Những bài văn ứa nước mắt Theo nhiều giám khảo chấm thi môn Văn, đề văn mở đã giúp nhiều thí sinh cải thiện điểm số. Trong quá trình chấm thi, một số giáo viên không cầm được nước mắt khi đọc những dòng trong trẻo, hồn nhiên, chứa chan tình cảm. So với các địa phương, Hà Nội tiến hành chấm thi khá sớm. Vì thế đến nay,...