Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi
Ở New Zealand, sống với “host” (chủ nhà) ở homestay là sự lựa chọn phổ biến đối với du học sinh dưới 18 tuổi nếu các em không có người thân làm người giám hộ, dưới sự đồng ý của phụ huynh, nhà trường.
Khi cho con đi du học, có lẽ một trong những nỗi lo lớn nhất với các bậc phụ huynh là nơi ăn chốn ở của các con, đặc biệt đối với các bạn du học sinh bậc phổ thông.
Trên thực tế, homestay là lựa chọn lý tưởng cho du học sinh phổ thông, bởi ngoài việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và học hỏi văn hóa của người bản địa, nhất là từ “host” (chủ homestay) còn có nhiều lợi ích khác cho các du học sinh, đặc biệt các bạn dưới 18 tuổi.
Ở New Zealand, không phải gia đình bản địa nào cũng có thể trở thành homestay.
Trao đổi với PV Dân trí, chị Nga Blanchard, có nhiều năm sống tại New Zealand cho biết: “Để được chấp nhận cung cấp dịch vụ homestay cho du học sinh, chủ nhà (thường được gọi là host) phải đảm bảo mỗi du học sinh có một phòng riêng với đầy đủ vật dụng cơ bản, như giường, tủ quần áo, bàn học. Nhà trường cũng đảm bảo chủ nhà (host) có đủ kỹ năng và kiến thức trong việc chăm sóc học sinh quốc tế.”
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình host cũng phải được cảnh sát New Zealand kiểm tra nhân phẩm để đảm bảo không ai đã từng có tiền án, tiền sự.
Trong thời gian du học sinh ở với host, nhà trường sẽ đến thăm ít nhất 2 lần mỗi năm, mục đích là để giám sát tình hình homestay. Trước khi học sinh chính thức qua học, trường sẽ gửi học sinh mẫu thông tin về các yêu cầu hay mong muốn của học sinh về nhà host, ví dụ như gia đình có vật nuôi hay không, nhà host thường nấu món Âu, Ấn, Á, v.v.
Chị Nga Blanchard (áo đen, ở giữa) có nhiều năm kinh nghiệm làm homestay ở New Zealand và thường nhận làm host của các du học sinh từ Đức, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Thậm chí khi host đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, vẫn có khả năng du học sinh và host không phù hợp về thói quen, sở thích. Trong trường hợp này nhà trường sẽ linh động hỗ trợ du học sinh chuyển sang gia đình homestay khác.
Chị Minh, phụ huynh của bạn Sáng, một du học sinh đang theo học tại trường Paraparaumu College chia sẻ: “Sáng đã chuyển sang gia đình homestay thứ hai chỉ vì một lý do nhỏ thôi chứ không phải do vấn đề của host.
Đó là gia đình homestay sẽ tắt internet từ 22h30 mỗi tối để đảm bảo cả nhà đi ngủ đúng giờ, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe cho con. Tuy nhiên vì vừa sang du học nên con cần nhiều thời gian tìm hiểu thông tin, lên mạng đọc sách nên chưa đủ thời gian để sinh hoạt.
Vì vậy, gia đình đã trao đổi với trường và cô giám đốc bộ phận học sinh quốc tế với mong muốn con có thể sử dụng internet nhiều hơn cho mục đích học tập.
Thế là một tuần sau nhà trường đã tìm cho con một gia đình homestay mới. Hiện giờ con rất hài lòng về việc học hành, thời gian, cũng như những phương tiện sử dụng trong học tập”.
Theo phụ huynh này, New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc du học sinh (Pastoral Care of International Students).
Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường ở New Zealand cần tuân thủ để đảm bảo du học sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, luôn được an toàn, và được chăm sóc tận tình.
Video đang HOT
Hành trình du học thêm đáng nhớ nhờ gia đình thứ hai
Mỗi ngày, du học sinh bậc phổ thông có giờ học ở trường từ 9g sáng tới 3g chiều. Thời gian còn lại các bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc về nhà homestay.
Ngoài việc đảm bảo chỗ ở, chỗ học tập, sinh hoạt và các bữa ăn cho du học sinh, gia đình homestay còn quan tâm, chăm sóc du học sinh, đặc biệt trong những lúc ốm đau.
Với bản tính thân thiện, hiếu khách của người New Zealand, homestay thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của rất nhiều du học sinh quốc tế.
Sống cùng gia đình homestay, học sinh quốc tế có cơ hội tìm hiểu văn hóa và kết nối hơn với người bản địa. Ảnh: Nga Blanchard
Người Kiwi nói chung rất năng động trong việc tham gia các hoạt động thể thao, dã ngoại, du lịch dài ngày và thường sẵn lòng mời du học sinh homestay cùng tham gia. Một số gia đình còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.
Vì vậy, ở homestay chính là cách tốt nhất để du học sinh hoà nhập với cộng đồng người bản xứ và khám phá văn hoá địa phương. Điều này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cho học sinh, đặc biệt trong việc mở mang khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa.
Em Gia Huy, hiện đang du học tại trường Trung Học Green Bay cho biết: “Việc đi du học giúp em có thêm nhiều mối quan hệ. Đặc biệt nhất trong số đó chắc hẳn là mối quan hệ với gia đình homestay của em.
Các thành viên trong gia đình đều có cá tính khác nhau nhưng họ có một điểm chung là tất cả đều xem em như một thành viên trong nhà, khiến em cảm thấy chẳng khác gì ở cùng với họ hàng của mình cả.
Ở New Zealand thường thì gia đình đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, nhưng hôm đó em đi chơi về muộn và bác sợ em quên chìa khóa nên đã chờ em đến tận khuya. Em thật sự cảm kích sự nhiệt tình của gia đình homestay em đang ở.”
Chị Hường (phụ huynh của bạn Tuấn Minh, hiện đang học trung học tại trường Avondale College) cũng rất cảm kích gia đình homestay của con trai: “Ông bà homestay đối xử rất tốt với con mình và tận tình chăm sóc việc học hành của con.
Ông bà đón tiếp các bạn Việt Nam của Minh đến thăm nhà, tư vấn cho con khi Minh muốn chuyển từ hệ NCEA sang chương trình Cambridge.
Ông bà cũng dành thời gian đến xem con tham gia kỳ thi âm nhạc, đưa đi đá bóng, quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ của con. Mình cảm thấy họ thay mình làm tất cả mọi thứ như người bố người mẹ thứ hai”.
Tuấn Minh (ngoài cùng, bên phải) trong hoạt động ngoại khoá ở trường
New Zealand hiện có hơn 11.000 du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đang theo học bậc phổ thông trung học và hầu hết các bạn đều ở cùng các gia đình homestay.
Chính vì vậy, việc chính phủ và nhà trường đảm bảo các homestay là gia đình thứ hai của du học sinh là cực kì quan trọng, giúp du học sinh và phụ huynh an tâm có một hành trình du học an toàn, hiệu quả và nhiều kỉ niệm thân thương ở xứ sở Kiwi.
Những điều cần biết khi du học tại New Zealand
Chi phí học đại học ở New Zealand tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài khoản học phí, sinh viên theo học tại các trường ở New Zealand phải chi trả thêm nhiều chi phí khác như ăn, ở, mua sắm, vui chơi và các dịch vụ khác.
Học phí
Một học sinh du học tính trung bình có khả năng chi trả vào khoảng từ 22 - 32 nghìn đô la New Zealand (tương đương 320 - 460 triệu đồng).
Chi phí sẽ còn tăng lên khi các du học sinh cần chi tiêu vào vấn đề y tế sức khỏe và thú y (nếu có vật nuôi).
Chi phí du học tại New Zealand có thể lên tới vài tỷ đồng sau 4 năm đại học.
Đối với học phí sau Đại học, khoảng từ 26 - 37 nghìn đô la New Zealand (tương đương 380 - 540 triệu đồng).
Một chương trình học Tiến sĩ ở New Zealand cho sinh viên quốc tế có chi phí khoảng từ 6.500 - 9 nghìn đô la dành cho từng môn học (tương đương 104 - 144 triệu đồng).
Học phí của chương trình Tiến sĩ áp dụng cho cả nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế.
Cũng như học phí, một số trường đại học cũng sẽ thu phí quản lý và phí dịch vụ sinh viên; ví dụ trường Đại học Auckland tính phí cho sinh viên khoảng 943 đô la (tương đương 15 triệu đồng). Tuy nhiên mức thu này có thể tăng hoặc giảm tuỳ vào dịch vụ cung cấp của từng trường đại học.
Danh sách đầy đủ về học phí và so sánh chi phí thường xuyên được cập nhật trên trang web Te Pokai Tara, thông tin cho tất cả các trường Đại học ở New Zealand.
Cho dù học ở bậc đại học hay sau đại học, sinh viên cần chứng minh rằng họ có đủ tiền để tự chi trả tối thiểu khoảng 15 nghìn đô la New Zeland (tương đương 239 triệu đồng) mỗi năm.
Chỗ ở
Sinh viên theo học tại các trường ở New Zealand có nhiều lựa chọn trong việc tìm nhà ở. Tại các khu nhà dành cho sinh viên, nếu ở chung phòng thì giá sẽ khoảng 120 đô la New Zeland/1 tuần (tương đương 1,9 triệu đồng). Nếu ở riêng phòng vào khoảng 180 đô la New Zeland/1 tuần (tương đương 2,9 triệu đồng).
Chi phí chỗ ở cho căn hộ và nhà ở có thể khác nhau tùy vào từng khu vực.
Một số khoản chi tiêu khác
Chi phí sử dụng điện thoại thông thường mức tối thiểu hàng tháng tại New Zealand là 20 đô la (tương đương 300 nghìn đồng) và Internet là 70 đô la (tương đương 1,1 triệu đồng).
Các tiện ích trong nhà như gas, điện, nước... khoảng 100 đô la mỗi tháng (tương đương 1,6 triệu đồng) và có thể chi trả khoảng 500 đô la cho sách các đồ dùng học tập khác mỗi năm (tương đương 8 triệu đồng).
Hầu hết các thành phố sẽ giảm giá vé cho sinh viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chi phí trung bình khoảng 150 đô la (tương đương 2,4 triệu đồng).
Sinh viên có thể được giảm giá khi mua quần áo, thực phẩm, đồ uống, đi du lịch và giải trí, vé máy bay.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại New Zealand rất tốt. Bạn sẽ phải trả từ 25 - 60 đô la cho một lần bác sĩ khám bệnh (400 - 960 nghìn đồng). Nếu nhận thuốc thông thường trong 5 đô la (khoảng 80 nghìn đồng) thì bạn không phải trả tiền.
Bạn phải được đảm bảo bởi các chính sách bảo hiểm y tế và du lịch trong khi bạn học ở New Zealand, kể từ thời điểm bạn đăng kí cho đến khi visa hết hạn.
Các dịch vụ
Chi phí mua sắm trung bình mỗi tuần tại New Zealand khoảng 70 đô la (tương đương 1,1 triệu đồng). Một bữa ăn ở nhà hàng trung bình khoảng 20 đô la (tương đương 340 nghìn đồng).
Một cốc bia trong nhà hàng có giá xấp xỉ 9 đô la (130 nghìn đồng), một ly rượu khoảng 8 đô la (120 nghìn đồng).
Một vé xem phim sẽ có phí khoảng 15 đô la (210 nghìn đồng) và một thẻ thành viên tập gym là khoảng 40 đô la (600 nghìn đồng).
Các loại hỗ trợ tài chính
Sinh viên có thể tìm kiếm nhiều loại học bổng tùy thuộc vào trình độ học tập trên trang web giáo dục của New Zealand.
Tại New Zealand, sinh viên được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra các điều khoản thị thực và cơ quan chưc năng có thể kiểm tra khi bạn đăng ký làm việc.
Mức lương tối thiểu dành cho người lao động ở New Zealand lad 18,90 đô la mỗi giờ (tương đương 300 nghìn đồng).
"Cẩm nang" từ A đến Z du học New Zealand Vũ Minh Huyền, hiện đang làm việc tại trường University of Western Australia đã chia sẻ chi tiết từ việc học hành, ăn ở, làm thêm, hoạt động ngoại khóa dành cho bạn trẻ Việt Nam. New Zealand là một trong những quốc gia được nhiều học sinh lựa chọn. Ảnh minh họa. Ngày nay, du học là sự lựa chọn của nhiều...