Chuyển sang nhóm B, người mắc COVID-19 điều trị tại nhà phòng lây bệnh cho người khác thế nào?
Khi bệnh COVID-19 chuyển sang nhóm B, người mắc COVID-19 được bác sĩ xác định mức độ nhẹ, không phải điều trị nội trú sẽ được điều trị ngoại trú.
Tuy nhiên những người bị bệnh COVID-19 cần phòng lây nhiễm bệnh cho người khác thế nào?
Theo Hướng dẫn giám sát, phòng chống COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó khuyến khích thực hiện 2K là khẩu trang và khử khuẩn. Đây có thể coi là ‘vũ khí’ hiệu quả nhất để phòng COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Ngành y tế đề nghị mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó khuyến khích thực hiện 2K là khẩu trang và khử khuẩn.
Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3896/QĐ-BYT về điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Việc chuyển COVID-19 sang nhóm B có nghĩa là bệnh này không còn là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, rộng và gây tử vong cao. Theo đó, các hoạt động phòng, chống COVID-19 được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.
Tại Quyết định 3985/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 về Hướng dẫn giám sát, phòng chống COVID-19. Theo đó, đối với ca bệnh xác định, việc thu dung, quản lý điều trị; phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Riêng đối với người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cần thực hiện các biện pháp sau để phòng lây nhiễm COVID-19:
- Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
- Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.
Khuyến khích người bệnh COVID-19 tự cách ly tại nơi lưu trú để phòng lây nhiễm bệnh cho người khác.
Đối với ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ:
-Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân:
Tự theo dõi sức khỏe. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú. Hạn chế tiếp xúc với người khác.Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.
- Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.
- Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính cần thông báo cho Trạm Y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Đồng thời, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn này phù hợp với tình hình thực tế.
Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra.
Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định; điều trị triệu chứng là chủ yếu; đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý.
Việc sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch...) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam. Người bệnh cần theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, các biện pháp điều trị chung là cách ly tại cơ sở y tế các trường hợp nghi ngờ, xác định theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế; cụ thể hóa việc điều trị cho từng người bệnh.
Với thể nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải. Cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức; phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
Với thể nặng, cần điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành.
Thuốc điều trị đặc hiệu được chỉ định những trường hợp:
Người có biến chứng nặng (nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não...). Người bị suy giảm miễn dịch (HIV, ung thư, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid liều cao...). Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Những người đang có bệnh cấp tính tiến triển. Các thuốc điều trị sử dụng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Ghi nhận 56 ca bệnh đậu mùa khỉ, 1 ca tử vong Theo Bộ Y tế, tính đến 31/10, Việt Nam ghi nhận 56 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), bao gồm 2 ca nhập cảnh năm 2022, 1 trường hợp tử vong tại TPHCM. Từ đầu tháng 7/2023 đến nay, Việt Nam liên tục ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại 7 tỉnh, thành phố Từ đầu tháng 7/2023 đến...