WHO khuyến cáo biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Theo dõi VGT trên

Việt Nam đang ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.

Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có những khuyến cáo giúp người dân hiểu rõ hơn về cách thức lây lan, điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh truyền nhiễm này.

WHO khuyến cáo biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết - Hình 1
Bệnh nhân đang được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Gia Lai. Ảnh: TTXVN phát

Theo WHO thế giới, sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes hay còn gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết gồm có Aedes aegypti và Aedes albopictus trong đó Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Muỗi Aedes aegypti được gọi là “kẻ ăn ngày” vì thời gian muỗi “đi ăn” (đốt) sôi động nhất là sáng sớm và buổi chiều tà.

Virus Dengue không thể tự lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, một người bị nhiễm và đang mắc sốt xuất huyết Dengue có thể lây truyền cho các loại muỗi khác. Sau khoảng 1 tuần, muỗi mang mầm bệnh đó có thể lây truyền virus Dengue khi đốt người khác.

Hiện nay, sốt xuất huyết xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, cả thành thị và nông thôn. Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ thời gian nào chừng nào muỗi vẫn hoạt động. Độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho muỗi tồn tại và làm gia tăng nguy cơ lây truyền bệnh.

Virus dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4 Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần với các tuýp virus khác nhau. Khi một người đã hồi phục sau khi nhiễm một chủng virus dengue sẽ miễn dịch suốt đời với chủng đó. Tuy nhiên, họ vẫn hoàn toàn có thể bị nhiễm các chủng virus khác.

Sốt xuất huyết Dengue gây ra các triệu chứng giống như cúm và kéo dài từ 2 – 7 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi một người bị muỗi mang mầm bệnh đốt.

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao (40C) và đi kèm ít nhất hai trong số các triệu chứng: Đau đầu; đau hốc mắt; buồn nôn, nôn; nổi hạch; đau xương, khớp hoặc cơ; phát ban, nổi mẩn ngứa.

Khi tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm, điều này không có nghĩa là người bệnh đang hồi phục mà cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo như: Đau bụng dữ dội ; nôn liên tục; chảy máu lợi, chân răng; nôn ra máu; thở nhanh; mệt mỏi/ bồn chồn.

Video đang HOT

Khi nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue nặng, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới phòng cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần nhất để tránh dẫn tới: Thất thoát huyết tương có thể dẫn tới sốc và/hoặc tích tụ dịch dẫn tới suy hô hấp hoặc không; chảy máu nặng; tổn thương tạng nặng. Khi được chăm sóc y khoa đúng cách và phát hiện sớm, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết Dengue thấp dưới 1%.

Theo WHO hiện chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết Dengue. Người bệnh cần được tư vấn về chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi và uống nhiều nước; có thể dùng thuốc thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau khớp. Tuy nhiên, không dùng aspirin hoặc ibuprofen bởi vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Muỗi Dengue đẻ trứng ở các lu/vại/thùng chứa nước bên trong nhà và các khu vực xung quanh nơi ở (bao gồm chai lọ, lọ hoa, thùng/xô/chậu/bình, rác thải, lốp hỏng… chứa nước đọng).

Trứng muỗi nở khi gặp nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng.

Muỗi trưởng thành “thường” đậu trong nhà ở các xó tối (phòng đựng đồ, dưới gầm giường, sau rèm cửa). Tại các khu vực này, muỗi không bị gió, mưa và kẻ thù của chúng tiêu diệt, khiến vòng đời và cơ hội sống của chúng đủ dài để chúng mang mầm bệnh truyền từ người này sang người khác.

WHO nhấn mạnh, chìa khóa để phòng, chống sốt xuất huyết là sự tham gia của cộng đồng. Khi mọi gia đình có ý thức làm giảm mật độ các vật trung gian gây bệnh, thì tỷ lệ lây truyền bệnh sẽ giảm hoặc thậm chí được ngăn chặn.

WHO cũng đưa ra các khuyến cáo tốt nhất để bảo vệ bản thân không bị muỗi đốt như: Mặc quần áo che kín tay chân và bôi thuốc chống muỗi; lắp tấm lưới chắn muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào và bật điều; ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày; phun thuốc diệt muỗi, đốt nhang/hương trừ muỗi hoặc các loại thuốc/tinh dầu.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm 2022 đến hết ngày 12/6, cả nước ghi nhận trên 52.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết; trong đó có 29 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc sốt xuất huyết tăng 74,9% và số tử vong tăng 24 trường hợp. Bộ Y tế cảnh báo, hiện là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây. Dự báo thời gian tới, số mắc tiếp tục gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Mất cảnh giác với sốt xuất huyết sau 2 năm chống dịch COVID-19

5 tháng đầu năm, TP.HCM ghi nhận 11.722 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 209 ca nặng (tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021) và 7 ca tử vong.

Mới đây, Bệnh viện Quân y 175 cho biết vừa thay thế 56 lít huyết tương, cứu sống một bệnh nhân sốt xuất huyết. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị sốc nặng, suy hô hấp, gan, thận, rối loạn đông máu, dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết từ đường tiêu hóa... Đây là một huấn luyện viên thể hình, sinh năm 1986, thể trạng khỏe mạnh.

Suýt tử vong vì bệnh muỗi truyền

Các bác sĩ cho bệnh nhân thở máy, kiểm soát dịch, chống sốc, lọc máu liên tục, thay huyết tương, điều trị gan. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện. Lúc này, bác sĩ tính đến phương án chạy ECMO - kỹ thuật đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch trước đó.

Mất cảnh giác với sốt xuất huyết sau 2 năm chống dịch COVID-19 - Hình 1

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết.

Với bệnh nhân sốt xuất huyết, bác sĩ phải vừa chạy ECMO vừa thay máu, lọc máu liên tục, kiểm soát về đông máu hàng giờ. Bệnh nhân được lọc máu liên tục 12 lần, thay huyết tương cấp cứu 14 lần với tổng thể tích huyết tương thay thế là 56 lít, tương đương 280 đơn vị máu tươi.

Đồng thời, phải mất đến 47 ngày chăm sóc, điều trị tích cực, bệnh nhân mới có thể thoát khỏi "cửa tử" sốt xuất huyết.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng thông tin về một bệnh nhi tái mắc sốt xuất huyết khiến men gan tăng lên 100 lần. Đó là một bé gái tại tỉnh Cà Mau chuyển lên TP.HCM sau 4 ngày điều trị tại địa phương. Bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia và đã từng mắc sốt xuất huyết Dengue vào năm 2018.

Sau khi nhập viện, xét nghiệm cho thấy men gan của bệnh nhi tăng cao hơn 10 lần. Bé dần rơi vào hôn mê, vàng da, gan to kèm men gan tiếp tục tăng cao hơn 100 lần so với bình thường.

Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã hỗ trợ hô hấp cho trẻ, chống phù não, điều trị suy gan cấp, lọc máu liên tục, truyền máu và chế phẩm máu. Tuy nhiên, diễn biến vẫn xấu đi, các bác sĩ quyết định thay huyết tương thể tích lớn kết hợp với lọc máu liên tục để thay thế chức năng gan và ổn định chức năng đông máu.

Khi đó, tình hình mới được cải thiện, bé thoát chết ngoạn mục.

PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo, nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng đã nhập viện vì trụy tim mạch, suy đa tạng. Trong đó, suy gan cấp nặng gây hôn mê gan, xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.

Nguy cơ bùng dịch lớn trong năm 2022

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định, bệnh sốt xuất huyết hiện đang tăng không chỉ ở TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh, thành phía Nam. Một số quốc gia trên thế giới cũng đang cảnh báo về bệnh này. Từ nay đến cuối năm có thể xảy ra dịch lớn nếu không có giải pháp ngăn chặn.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021. Số ca nặng là 209 ca, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Thông thường chu kỳ của một đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh là từ 3-4 năm. Lần gần đây nhất, năm 2019, Việt Nam có hơn 300.000 ca bệnh, riêng TP.HCM có khoảng 65.000 ca.

Mất cảnh giác với sốt xuất huyết sau 2 năm chống dịch COVID-19 - Hình 2

Lật úp các lu vại chứa nước không sử dụng để lăng quăng không sinh sôi.

Ngay từ đầu năm 2022, các chuyên gia Viện Pasteur TP.HCM đã cảnh báo về nguy cơ bùng dịch. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM lý giải, trong 2 năm qua cộng đồng không có miễn dịch. Ngoài ra, do tập trung chống dịch COVID-19, người dân và các cấp chính quyền có sự lơ là với phòng sốt xuất huyết.

"Nhiều tình huống trẻ tử vong không kịp trở tay. Do đó, khi trẻ sốt liên tục 48 giờ phải đưa đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm", bác sĩ Khanh nói.

Ông cảnh báo, bệnh cũng đang có khuynh hướng chuyển dịch tỷ lệ mắc từ trẻ em sang người lớn, trẻ lớn. Trong đó, tỷ lệ người lớn bị sốt xuất huyết khá cao, chuyển biến nặng. Mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần do virus Dengue gây bệnh có 4 type cùng lưu hành tại Việt Nam.

Cũng trong đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý số ca bệnh sốt xuất huyết đã tăng "30 lần trong vòng 50 năm qua" và cảnh báo dịch bùng phát ở những khu vực mới. Thời điểm này, Singapore, Indonesia, Malaysia và các quốc gia châu Mỹ cũng đang đối mặt với tình hình dịch ngày một căng thẳng. Năm 2019, thế giới đã trải qua một mùa sốt xuất huyết kỷ lục với 5,2 triệu ca bệnh.

Biện pháp phòng bệnh truyền thống và hiệu quả nhất hiện vẫn là lật úp các vật dụng chứa nước không sử dụng, không để lăng quăng sinh sôi sẽ không có sốt xuất huyết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ khiến hai trẻ ngộ độcNhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ khiến hai trẻ ngộ độc
05:47:20 04/12/2024
Ca ghép gan từ người cho chết não đầu tiên: Không tin mình sống khỏe 14 nămCa ghép gan từ người cho chết não đầu tiên: Không tin mình sống khỏe 14 năm
08:05:05 04/12/2024
Cách ăn khoai lang đúng và có lợi cho sức khỏe nhấtCách ăn khoai lang đúng và có lợi cho sức khỏe nhất
08:28:45 04/12/2024
Mẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhấtMẹo ăn uống giúp hấp thu vitamin A tốt nhất
08:52:37 03/12/2024
Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?Uống Omega-3 hàng ngày có tốt?
20:17:26 03/12/2024
Những người không nên ăn đậu rồngNhững người không nên ăn đậu rồng
06:22:14 04/12/2024
Quan hệ tình dục đồng tính nam, nhiều đàn ông sốc khi nhiễm HIVQuan hệ tình dục đồng tính nam, nhiều đàn ông sốc khi nhiễm HIV
15:03:33 04/12/2024
Hết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vúHết cơ hội sống sau khi tự chữa ung thư vú
07:41:31 03/12/2024

Tin đang nóng

Cuộc sống trước khi qua đời của nữ văn sĩ Quỳnh DaoCuộc sống trước khi qua đời của nữ văn sĩ Quỳnh Dao
20:05:44 04/12/2024
Đài KBS tuyên bố Home Sweet Home của G-Dragon không đủ điều kiện phát sóngĐài KBS tuyên bố Home Sweet Home của G-Dragon không đủ điều kiện phát sóng
21:55:23 04/12/2024
Người đẹp chuyển giới Kim Kim thi Miss Star International 2024Người đẹp chuyển giới Kim Kim thi Miss Star International 2024
22:14:53 04/12/2024
HOT: Lê Tuấn Khang đóng Lật Mặt 8, bất ngờ nhất là phát biểu của Lý Hải về hot TikTokerHOT: Lê Tuấn Khang đóng Lật Mặt 8, bất ngờ nhất là phát biểu của Lý Hải về hot TikToker
19:28:29 04/12/2024
Triệu Vy "phá luật" tưởng nhớ Quỳnh Dao giữa lúc bị phong sát, ẩn ý về mối quan hệ với nữ sĩ sau vụ bị tố vô ơnTriệu Vy "phá luật" tưởng nhớ Quỳnh Dao giữa lúc bị phong sát, ẩn ý về mối quan hệ với nữ sĩ sau vụ bị tố vô ơn
19:24:26 04/12/2024
Á hậu 3 đời chồng sống trong lán tạm, nhặt ve chai mưu sinh ở tuổi 57Á hậu 3 đời chồng sống trong lán tạm, nhặt ve chai mưu sinh ở tuổi 57
20:55:02 04/12/2024
'Núi' tài sản không đủ giúp bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án tử hình'Núi' tài sản không đủ giúp bị cáo Trương Mỹ Lan được giảm án tử hình
20:08:14 04/12/2024
Lời dặn dò bất thường của mẹ đẻ "Hoàn Châu Cách Cách" với người phát hiện thi thể bàLời dặn dò bất thường của mẹ đẻ "Hoàn Châu Cách Cách" với người phát hiện thi thể bà
22:59:52 04/12/2024

Tin mới nhất

Rễ của cây này được ví như 'nhân sâm của người nghèo', đừng bỏ phí

Rễ của cây này được ví như 'nhân sâm của người nghèo', đừng bỏ phí

21:06:20 04/12/2024
Rễ loại cây này ví như vị thuốc quý. Người dân coi tam thấy là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng để thay nhân sâm trong cuộc sống hàng ngày.
Thuốc điều trị lỵ amip cấp

Thuốc điều trị lỵ amip cấp

21:04:11 04/12/2024
Các phản ứng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu ở bụng, chán ăn và cần chú ý đến tác động của nó đối với sự phát triển của răng và xương của trẻ.
Đi bộ nhón chân có làm tăng chiều cao?

Đi bộ nhón chân có làm tăng chiều cao?

21:00:23 04/12/2024
Như vậy, đi bộ nhón chân giúp tăng cường sức mạnh cho bắp chân và cải thiện sự cân bằng, nhưng không có bằng chứng khoa học nào liên kết trực tiếp với việc tăng chiều cao ở người lớn.
7 lý do nên ăn cà tím

7 lý do nên ăn cà tím

20:57:33 04/12/2024
Cà tím có thể bảo vệ chống lại bệnh tim. Anthocyanin có trong cà tím ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Cholesterol LDL (xấu) cao, có thể dẫn đến xơ cứng động mạch, nguy cơ dẫn đến đau tim hoặc đột qu...
Loại cây mọc nhiều ở đồi núi, dùng đúng cách giúp thanh lọc cơ thể

Loại cây mọc nhiều ở đồi núi, dùng đúng cách giúp thanh lọc cơ thể

20:54:19 04/12/2024
Xạ đen tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp không ổn định. Sử dụng xạ đen trong hỗ trợ điều trị tăng huyết áp cũng rất đơn giản. Chỉ cần đun lá cây xạ đen với nước uống mỗi ngày, hoặc pha trà uống hàng ngày.
Long An phát hiện 1 trường hợp nhiễm Cúm A (H5N1)

Long An phát hiện 1 trường hợp nhiễm Cúm A (H5N1)

20:33:08 04/12/2024
Tăng cường công tác giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do virut tại tất cả các cơ sở y tế, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh. Kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Người đàn ông liệt hai chân vì thói quen gác chân lên táp-lô xe ô tô

Người đàn ông liệt hai chân vì thói quen gác chân lên táp-lô xe ô tô

18:58:42 04/12/2024
Cũng theo BS. Bính, ngồi gác chân lên táp-lô là một thói quen phổ biến của nhiều người khi ngồi trên trên ô tô, đặc biệt ngồi ghế phụ, tuy nhiên hành động đó sẽ để lại những hậu quả nặng nề khi tai nạn xảy ra.
Cá mòi và những lợi ích sức khỏe có thể bạn chưa biết

Cá mòi và những lợi ích sức khỏe có thể bạn chưa biết

18:54:49 04/12/2024
Nghiên cứu cho thấy ăn cá có thể làm tăng chất xám trong não. Nồng độ chất xám cao hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thần kinh.
Bị nhiễm liên cầu khuẩn do mổ phải lợn chết

Bị nhiễm liên cầu khuẩn do mổ phải lợn chết

18:26:28 04/12/2024
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Chế độ ăn ngon và lành mạnh nhất thế giới giúp giảm cân thần kỳ ra sao?

Chế độ ăn ngon và lành mạnh nhất thế giới giúp giảm cân thần kỳ ra sao?

18:23:43 04/12/2024
Chọn cá hoặc hải sản làm món ăn chính của bạn. Hỏi người phục vụ xem thức ăn của bạn có thể được nấu bằng dầu ô liu đặc biệt nguyên chất hay không. Chọn bánh mì nguyên hạt, với dầu ô liu thay vì bơ. Thêm rau vào đơn đặt hàng của bạn.
Bộ Y tế họp về tình hình bệnh cúm ở Bình Định, lý do 4 ca tử vong do cúm AH1N1pdm

Bộ Y tế họp về tình hình bệnh cúm ở Bình Định, lý do 4 ca tử vong do cúm AH1N1pdm

18:16:14 04/12/2024
TS.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã chủ trì cuộc họp trực tiếp và trực tuyến về tình hình và đáp ứng về khám bênh, chữa bệnh đối với bệnh cúm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ngộ độc cấp tính do uống nhầm rượu xoa bóp

Ngộ độc cấp tính do uống nhầm rượu xoa bóp

18:12:54 04/12/2024
Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam (54 tuổi, ở phường Nam Khê, TP Uông Bí), nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều, tê bì toàn thân.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân ôm hận nữ sĩ Quỳnh Dao suốt 26 năm

Mỹ nhân ôm hận nữ sĩ Quỳnh Dao suốt 26 năm

Hậu trường phim

23:22:41 04/12/2024
Nữ sĩ Quỳnh Dao khi còn sống từng lăng xê nhiều mỹ nhân tuyệt sắc như Lưu Tuyết Hoa, Trần Đức Dung, Triệu Vy,... nhiều người nhớ ơn bà nhưng có người lại ôm hận.
Nữ sĩ Quỳnh Dao: Cuộc đời bất hạnh như trong tiểu thuyết, tự tử vì tình vẫn không có hạnh phúc

Nữ sĩ Quỳnh Dao: Cuộc đời bất hạnh như trong tiểu thuyết, tự tử vì tình vẫn không có hạnh phúc

Sao châu á

23:06:24 04/12/2024
Ngày 04/12, nhà văn gạo cội Quỳnh Dao (tên thật là Trần Triết) được phát hiện đã qua đời tại nhà riêng ở quận Đạm Thủy (Đài Loan), hưởng dương 86 tuổi.
Quyền Linh ngỡ ngàng, tiếc cho bố đơn thân khi bị từ chối hẹn hò

Quyền Linh ngỡ ngàng, tiếc cho bố đơn thân khi bị từ chối hẹn hò

Tv show

22:56:30 04/12/2024
Sau quá trình trò chuyện, đàng gái từ chối bấm nút vì cho rằng bố đơn thân chưa đủ mạnh mẽ, khiến hai MC vô cùng tiếc nuối.
Khloé Kardashian khoe vẻ gợi cảm tuổi 40

Khloé Kardashian khoe vẻ gợi cảm tuổi 40

Sao âu mỹ

22:53:14 04/12/2024
Ở tuổi tứ tuần, Khloé Kardashian cảm thấy vóc dáng bản thân đẹp nhất trong đời. Cô hài lòng và hạnh phúc với cuộc sống độc thân, tập trung vào công việc và con cái thay vì hẹn hò.
Loạt tranh cãi của phim 'Khi điện thoại đổ chuông'

Loạt tranh cãi của phim 'Khi điện thoại đổ chuông'

Phim châu á

22:49:56 04/12/2024
Khi điện thoại đổ chuông (When The Phone Rings) gây sốt sau 4 tập phim. Tuy nhiên, tác phẩm cũng vướng phải một số ồn ào.
Hạnh Sino kể lý do rời showbiz, không áp lực khi Emily, Huyền Baby nổi tiếng hơn

Hạnh Sino kể lý do rời showbiz, không áp lực khi Emily, Huyền Baby nổi tiếng hơn

Sao việt

22:36:52 04/12/2024
Sau nhiều năm vắng bóng, Hạnh Sino chia sẻ cô không tìm kiếm cơ hội trở lại showbiz. Nữ ca sĩ vui khi hai người bạn thân là Emily và Huyền Baby gặt hái được thành công trong lĩnh vực giải trí.
Cựu thành viên SGO48 ra sao ở tuổi 18?

Cựu thành viên SGO48 ra sao ở tuổi 18?

Nhạc việt

22:35:02 04/12/2024
Nguyễn Lê Ngọc Ánh Sáng chỉ mới 18 tuổi nhưng từng có nhiều năm hoạt động trong nhóm nhạc đông nhất Việt Nam SGO48.
Lê Tuấn Khang làm rõ thông tin "bị thu hồi cúp" và lý do đóng kín cửa nhà những ngày qua

Lê Tuấn Khang làm rõ thông tin "bị thu hồi cúp" và lý do đóng kín cửa nhà những ngày qua

Netizen

22:23:31 04/12/2024
Vào chiều tối 4/12, Lê Tuấn Khang bất ngờ livestream trên TikTok. Dù thời gian lên sóng chỉ vỏn vẹn vài chục phút nhưng anh chàng đã có những chia sẻ quan trọng về chuyện xảy ra gần đây.
Bạn học giàu có khuyên tôi: 7 thiết kế này sẽ "cứu vãn" ngôi nhà khỏi sự lộn xộn

Bạn học giàu có khuyên tôi: 7 thiết kế này sẽ "cứu vãn" ngôi nhà khỏi sự lộn xộn

Sáng tạo

22:14:08 04/12/2024
Mọi người hãy thử áp dụng 7 thiết kế này, chắc chắn ngôi nhà bạn sẽ lập tức trở nên gọn sạch đáng kể. Sau đây, tôi muốn chia sẻ với tất cả mọi người về 7 thiết kế giúp cứu vãn sự lộn xộn của mọi ngôi nhà.
Cướp giật túi xách, cuỗm tiền, điện thoại rồi ném giấy tờ của nạn nhân ra rìa sông

Cướp giật túi xách, cuỗm tiền, điện thoại rồi ném giấy tờ của nạn nhân ra rìa sông

Pháp luật

22:02:55 04/12/2024
Cơ quan CSĐT Công an thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Nin, SN 1986, trú tại thôn Bùi, xã Cẩm Xá, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên về tội cướp giật tài sản.
Sức ảnh hưởng của G-Dragon và 14 phút 17 giây tạo nên phòng chat quyền lực nhất Hàn Quốc

Sức ảnh hưởng của G-Dragon và 14 phút 17 giây tạo nên phòng chat quyền lực nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:02:40 04/12/2024
Rạng sáng 4/12, G-Dragon leo top tìm kiếm tại Hàn Quốc, COUP D ETAT - ca khúc chủ đề trong album cùng tên ra mắt từ năm 2013 đứng #1 top search trên nền tảng nghe nhạc MelOn.