Chuyên nghiệp hóa vai trò người viết sách
Biên soạn SGK nói chung, tài liệu dạy học môn Tiếng Việt nói riêng phải đảm bảo 3 yếu tố hiện đại, chuyên nghiệp và Việt Nam.
Trong đó, giáo dục tiểu học đóng vai trò nền tảng, cơ bản. Trẻ em hôm nay khác với trẻ em của 20 năm trước khi cải cách chương trình và SGK (chương trình giáo dục phổ thông năm 2000).
Dạy và học lớp 1 tại Trường Lê Đức Thọ, Gò Vấp, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Yếu tố hiện đại luôn nhắc nhở các nhà biên soạn phải hóa thân vào thời đại để có những bài học mang tính cập nhật. Đơn cử ở môn Tiếng Việt, chương trình học không nên chỉ cung cấp vốn từ cho học sinh mà còn mang theo nhiều chức năng của các môn học khác.
Ví dụ sau khi học âm “a”, giáo viên cho học sinh tìm các tiếng có âm “a” như ba, má, cá…, sau đó nâng lên thành các bài tập thống kê âm “a” xuất hiện bao nhiêu lần trong vốn từ ngữ các em sử dụng hàng ngày, qua đó bước đầu hình thành tư duy phân tích, tổng hợp cho học sinh.
Tất cả bài tập tiến hành đơn giản như một trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, đi kèm các dụng cụ học tập mang tính sư phạm, mỹ thuật và khoa học. Tôi muốn nhấn mạnh, không thể có SGK, tài liệu học tập hiện đại biên soạn một cách riêng lẻ ở từng môn học mà phải trong hệ thống chung từ đào tạo giáo viên, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá đến xây dựng thiết kế trường học, lớp học, bàn ghế, dụng cụ học tập, kỹ thuật trình bày, in sách…
Đòi hỏi thứ hai cần có của SGK là tính chuyên nghiệp. Các nhà xuất bản phải xây dựng, đào tạo một đội ngũ biên soạn SGK và tài liệu dạy học. Đó có thể là cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học, giảng viên, giáo viên, nhà văn… trải qua sự chọn lọc về năng lực biên soạn sách, có công trình nghiên cứu, được đưa đi đào tạo, tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới về biên soạn SGK.
Tác giả (nhà biên soạn) sau khi viết SGK phải có trách nhiệm soạn tài liệu giảng dạy và tập huấn giáo viên. Mỗi năm học phải đi dự giờ, thăm lớp, khảo sát hiệu quả sách và tài liệu giảng dạy, đồng thời báo cáo kết quả đạt được theo mục tiêu đề ra và những vấn đề còn hạn chế. Hàng năm, nhà xuất bản phải tổ chức điều chỉnh, biên soạn sách và tài liệu để cập nhật, tùy theo mức độ thành lập hội đồng điều chỉnh.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong quá trình biên soạn SGK, mỗi bài học sẽ đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau ở nhiều tình huống, đặc điểm vùng miền, đối tượng học sinh khác biệt về đặc điểm tâm lý, văn hóa. Đồng thời, tác giả biên soạn SGK cũng là người thiết kế các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhiều hình thức, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình.
Ngoài hai yếu tố hiện đại và chuyên nghiệp, SGK cần đảm bảo tính Việt Nam. Nửa thế kỷ trước, trường tiểu học có hai phân môn là “ Tập đọc” và “ Tập làm văn”. Những bài tập đọc đi vào lòng trẻ thơ một cách đơn giản, nhẹ nhàng nhưng ghi nhớ suốt cuộc đời, giúp học sinh yêu thích môn học.
Tôi cho rằng các tác giả biên soạn SGK hãy dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam theo đặc điểm ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, chưa cần thiết dạy trẻ phân biệt từ láy, từ ghép, hàm ngôn, nghĩa tu từ, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức ngữ pháp để phân tích cấu trúc câu, thành phần câu. Tôi đề xuất những kiến thức ngôn ngữ học nên đưa lên các bậc học cao hơn chứ không nên ở tiểu học.
Như vậy, để SGK trở thành một trong những tài liệu dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, Bộ GD-ĐT cần thành lập bảo tàng SGK gồm 2 phần: sưu tầm đầy đủ tất cả SGK Việt Nam qua các thời kỳ (có thể bao gồm sách tham khảo, giáo trình đào tạo ở trường sư phạm) và SGK, tài liệu dạy học ở các nước tiên tiến trên thế giới. Bảo tàng SGK sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học về SGK cho các nhà giáo dục, học sinh, sinh viên, đồng thời mở cửa cho tất cả người dân vào tham quan tìm hiểu.
Biên soạn SGK lớp 2: Cẩn trọng không thừa
Từ 15/11 - 30/11/2020, Bộ GDĐT nhận hồ sơ đề nghị thẩm định đợt 2 sách giáo khoa (SGK) lớp 2. Đợt thẩm định lần 1 đã diễn ra từ giữa tháng 8 và đến nay đã xong vòng 1, các tác giả cũng đã chỉnh sửa và Bộ đã bắt đầu thu sách để chuẩn bị triển khai thẩm định vòng 2.
Quá trình biên soạn SGK tới đây, Bộ GDĐT yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận.
Tăng cường tranh luận
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GDĐT, ở vòng 2, Bộ yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định.
Đối với SGK lớp 2 ở vòng thẩm định đầu tiên, Bộ GDĐT đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 NXB với 33 bản mẫu SGK của 9 môn học, hoạt động giáo dục lớp 2.
Trong đó, môn Toán có 4 bản mẫu; các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, mỗi môn có 3 bản mẫu; môn Tiếng Anh có 8 bản. Trong đó, NXB Giáo Dục Việt Nam đăng ký thẩm định 2 bộ SGK lớp 2 đầy đủ dù trước đó, NXB và các đơn vị thành viên đã tiến hành biên soạn SGK lớp 2 theo hướng 4 bộ độc lập.
Như vậy, đây là 2 bộ chọn lọc được trình thẩm định trước và 2 bộ còn lại, liệu có tham gia nộp hồ sơ thẩm định trong đợt 2 này? Câu trả lời sẽ có trong vài ngày nữa song điều dư luận mong mỏi là mỗi bộ SGK khi đến tay học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh là một sản phẩm hoàn chỉnh, không còn sạn, còn lỗi.
Để làm được điều đó, trước hết trách nhiệm thuộc về tác giả cần cẩn trọng trong quá trình biên soạn. Sau đó là vai trò phản biện của Hội đồng Thẩm định quốc gia.
Tại buổi khai mạc Hội đồng quốc gia Thẩm định SGK lớp 2 hồi giữa tháng 8, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý, do chương trình thiết kế theo hướng mở nên đề nghị các thành viên Hội đồng Thẩm định cần vận dụng linh hoạt các tiêu chí để đánh giá khách quan, chính xác, nhưng tôn trọng các ý tưởng sáng tạo và triết lý của mỗi bản mẫu SGK.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân định đâu là các lỗi sai cần sửa và không phải lỗi?
Đây cũng là băn khoăn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên) khi cho rằng lỗi trong SGK thì chỉ có sai hoặc đúng chứ không có lỗi "nội dung chưa phù hợp".
Trước đó, những hạt sạn trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều khiến dư luận bức xúc cũng đã được Hội đồng Thẩm định yêu cầu nhóm tác giả thay ngữ liệu này bằng ngữ liệu khác nhưng sau đó, các tác giả được quyền bảo vệ quan điểm của mình.
Quan điểm này được chấp nhận và các thành viên trong Hội đồng Thẩm định đã đánh giá cuốn sách ở mức độ "đạt".
Như vậy, nếu không phải Hội đồng dễ dãi cho qua thì là vấn đề nhận thức, quan điểm và nhất là quy định về nội dung thẩm định vẫn chưa đủ chặt chẽ, rõ ràng để xác định lỗi cần sửa, nội dung chấp nhận được...
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, cần quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng trong việc thẩm định. Không để quả bóng trách nhiệm đẩy qua đá lại nếu phát hiện ra sai sót sau này khi dùng sách.
Bởi rút kinh nghiệm từ việc SGK lớp 1 đang được sử dụng trong năm học này, khi đề cập đến trách nhiệm để "sạn" xuất hiện trong SGK, người thì cho rằng nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những "hạt sạn" trong cuốn sách đó vì Hội đồng đã khuyến cáo, nhưng nhóm tác giả vẫn giữ quan điểm của mình. Người thì đặt câu hỏi về trách nhiệm của Hội đồng...
Hãy để giáo viên chọn sách
Liên quan đến quy trình chọn SGK sắp tới, ông Nhĩ cũng cho rằng cần thay đổi để tránh lặp lại sai lầm như năm nay. Đó là cần để giáo viên chọn sách họ dạy một cách kỹ lưỡng, đủ thời gian nghiên cứu và có thể thí điểm ở chính nhóm lớp của mình trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Như vậy, mới biết có phù hợp hay không. Hơn nữa, chỉ khi bắt tay vào giảng dạy, thiết kế bài học, giáo viên mới nhận ra những hạt sạn để góp ý, chỉnh sửa trước khi chính thức đi vào giảng dạy.
Đồng tình quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm- thành viên tổ tư vấn cho Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục cho rằng việc chọn lựa SGK bản chất là của giáo viên và các nhà trường.
Dù là thực hiện theo luật nào, quy trình chọn sách cũng cần bắt đầu từ giáo viên đứng lớp, từ các nhà trường. Sắp tới, việc chọn sách theo quy định sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định liệu có xảy ra những bất ổn hay không nếu không phải là giáo viên trực tiếp đứng lớp chọn sách?
Bên cạnh đó, ông Nhĩ lưu ý nếu để xảy ra lỗi sai trong SGK lớp 2, lớp 6 trong năm học sau, việc yêu cầu giáo viên mạnh dạn thay đổi dữ liệu giảng dạy cho phù hợp là rất khó.
Bởi tư duy SGK là pháp lệnh chưa thể thay đổi ở tất cả các giáo viên. Chưa kể, những ngữ liệu, nội dung đã được thẩm định, phê duyệt qua bao nhiêu cấp còn có sai sót, ai đảm bảo những nội dung giáo viên chọn là đúng, là đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp?
Sách giáo khoa lớp 1: Đừng tưởng dễ biên soạn! Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - GS Trần Hồng Quân cho rằng giáo dục tiểu học là bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong các bậc học. Ảnh minh họa Do vậy, bi ên soạn sách giáo khoa (SGK) cho bậc tiểu học đừ ng tưởng là dễ. Và cũng đừng tưởng cứ g iáo sư, tiến sĩ biên...