Chuyển mùa bé dễ ho, mẹ làm món này vừa ngon như kẹo vừa bổ phổi hiệu quả
Không cần tốn tiền mua thuốc kháng sinh hay thuốc bổ, mẹ có thể tự làm món này để phòng ngừa cho con mình các bệnh về đường hô hấp.
Mùa thu thời tiết hanh khô, cơ thể trẻ dễ mất nước, hơn nữa nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất lớn, nhiều loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công trẻ, gây ra các triệu chứng như cảm sốt, ho khan, sổ mũi.
Trong thời điểm này, nếu trẻ ăn một ít lê, củ cải trắng, nấm trắng, nó có tác dụng bổ sung nước và ngăn ngừa cảm lạnh, ho khan hiệu quả.
Món thạch lê được khuyên cho trẻ ăn dưới đây không chỉ thơm ngon mà có công dụng phòng ngừa ho. Lê có vị ngọt tự nhiên, từ lâu được xem như một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho và tiêu đờm.
Món ăn bổ phổi tốt cho trẻ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả lê, 150ml nước, 30g bột bắp
Cách làm:
Lê gọt vỏ, bỏ lõi, cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng với nước lọc, xay nhuyễn.
Lọc hỗn hợp này qua một cái rây, cho vào nồi, thêm bột bắp đánh cho tan, đun nhỏ lửa và khuấy đều cho tới khi bột đặc lại.
Đổ hỗn hợp này vào khuôn khi còn nóng, lắc đều, rồi cho vào tủ lạnh 1 tiếng để đông lại hoàn toàn.
Hoàn thành.
Thạch mềm, thơm, dễ nhau, dễ tiêu hóa, trẻ em rất thích.
Lưu ý:
- Nên lọc hỗn hợp lê với nước để thạch được trong và mềm hơn, tránh bị lợn cợn.
- Nếu không có khuôn bạn có thể lấy 1 chiếc bát sâu lòng, trút hỗn hợp vào, làm đông rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
- Khi nấu bột lê nên khuấy liên tục khi nấu để không bị vón cục. Nếu có vón cục thì tắt bếp, đánh tan, khi thấy mịn thì mới bật bếp đun lửa nhỏ nấu tiếp.
Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ vào mùa thu
Vào mùa thu, có một số thực phẩm dưới đây có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ:
- Trái cây và rau quả tươi
Cam, quýt, kiwi, dứa, dâu tây, lựu, cà chua, cà rốt, bí đỏ, rau cải, và củ gừng, đều chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật.
- Thực phẩm kháng vi khuẩn
Tỏi và hành tây có khả năng kháng vi khuẩn, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Sữa và sản phẩm từ sữa
Sữa, yogurt và sữa chua có chứa canxi và probiotic, giúp duy trì sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Các loại hạt
Hạt hướng dương, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Các loại cá giàu omega-3
Cá hồi, cá cơm, cá thu, cá mòi rất giàu Omega-3 có tác dụng chống viêm và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ.
Video đang HOT
- Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa các tế bào miễn dịch. Thịt gà, thịt bò, trứng, đậu Hà Lan, đậu nành, và hạt chia rất giàu protein.
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, quan trọng nhất vẫn là duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, kết hợp với việc vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh môi trường để giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và bệnh tật cho trẻ.
Thực phẩm chữa ho tốt cho trẻ em
Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp chữa ho cho trẻ em:
-Mật ong tự nhiên có tính chất làm dịu và làm giảm ho. Bạn có thể cho trẻ uống một muỗng mật ong nguyên chất hoặc pha vào nước ấm, nước chanh để giảm ho khan.
- Nước chanh có tính chất làm dịu và kháng vi khuẩn. Trộn một muỗng nước chanh tự nhiên với nước ấm và mật ong để tạo thành một đồ uống giúp giảm ho, làm dịu họng.
- Gừng có tính chất chống viêm và làm dịu họng. Bạn có thể tạo nước gừng bằng cách đun nước với gừng tươi và thêm mật ong để tạo vị ngọt tự nhiên. Cho trẻ uống nước gừng ấm để giúp giảm ho và cảm lạnh.
- Hành tây có khả năng làm giảm ho và làm dịu họng. Bạn có thể cắt hành tây thành lát mỏng, rắc một ít muối lên và để qua đêm, sáng hôm sau, lấy nước hành tây tiết ra cho trẻ uống.
- Lá bạc hà có tính chất làm dịu và giảm ho. Đun nước với lá bạc hà trong một nồi hấp và cho trẻ hít hơi từ hơi nước bạc hà để giúp làm dịu đường hô hấp.
- Đảm bảo trẻ uống đủ nước ấm để giữ họng ẩm và làm dịu họng. Nước ấm có thể giúp giảm ho khô và làm dịu các cơn ho.
Lưu ý rằng, nếu trẻ có triệu chứng ho kéo dài, nặng, ho kèm theo sốt cao hoặc khó thở, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Từng không giỏi nấu nướng, mẹ 9x gây bất ngờ khi làm loạt khay cơm ngon mắt cho con
Trước đây, chị Vân không hứng thú với chuyện nấu ăn. Thế nhưng, khi con trai bước vào độ tuổi ăn dặm, bà mẹ trẻ chịu khó vào bếp và nhận được thành quả bất ngờ.
Không ít người mẹ chia sẻ rằng giai đoạn con ăn dặm có lẽ là thời điểm vất vả nhất. Lúc này, ngoài việc bé làm quen với các dạng thức ăn mới, con còn dễ bị ốm, sức đề kháng giảm đi rõ rệt. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé khỏe mạnh hơn, và để làm ra những bữa cơm vừa ngon vừa đẹp mắt cho con không phải là điều dễ dàng.
Từ khi sinh con, chị Vân (sinh năm 1996, sống tại TPHCM) mới bắt đầu nghiên cứu tài liệu, đọc thêm thông tin về chuyện ăn dặm của bé. Mục đích của bà mẹ trẻ là giúp con có những bữa cơm ngon, bổ dưỡng.
Chị Vân và con trai
"Mình đã từng rất vụng về trong khoản nấu nướng, thế nên chưa bao giờ nghĩ rằng có thể nấu ra những khay cơm đẹp cho con cả. Bạn bè, người thân cũng cảm thấy bất ngờ trước sự thay đổi này. Bản thân mình không đi theo một phương pháp ăn dặm cố định mà nương theo khẩu vị cũng như khả năng ăn uống của con. Mình lựa chọn ăn dặm kết hợp để vừa hợp với mẹ, vừa để con thích nghi nhanh.
Cảm ơn con trai đã không phụ lòng mẹ, con yêu đã rất hứng thú với mỗi giờ ăn mẹ nấu, đây cũng là động lực lớn giúp mẹ, dù có bận rộn, hay đi làm về mệt đến mấy cũng cố gắng làm 1 khay cơm với đầy đủ dinh dưỡng cho con. Mẹ mong con yêu luôn khỏe mạnh và ngày càng phát huy tinh thần này", chị Vân chia sẻ.
Dưới đây là một số công thức món ăn mà chị Vân làm cho con, các bố mẹ có thể tham khảo nhé.
Cải thảo bọc thịt, cơm nắm, đậu que luộc, nhãn tráng miệng
Công thức cải thảo bọc thịt:
- Thịt heo, hành lá, ít cà rốt, 1 tép hành tím và bắp ngô (để tránh bị khô, mẹ chỉ lấy một nửa hạt bắp, không lấy chỗ phần gần cùi nhiều xơ) xay nhuyễn, trộn đều với một ít dầu ăn em bé, một ít giò sống.
- Bọc màng bọc thực phẩm rồi cho hỗn hợp vào tủ mát để gia vị ngấm đều.
- Cải thảo 6 lá to, rửa sạch, luộc qua với nước sôi, lấy nhanh ra cho vào tô nước đá.
- Làm nóng xửng hấp.
- Dùng bát cơm nhỏ, trải cải thảo vào bát, cho hỗn hợp thịt xay vào làm nhân, bọc cải lại, đem hấp khoảng 30 phút.
- Úp bát lại được như hình, món này hấp cùng các gia vị tự nhiên làm cho món thịt thật mềm và ngọt.
Chú ý: Món nhãn tráng miệng mẹ nên loại bỏ hạt trước khi cho bé ăn.
Chả trứng hấp bí, cơm rắc gia vị, sữa chua trái cây, mướp đắng luộc
Công thức chả trứng hấp:
- Bí đỏ baby: cắt tạo hình, bò ruột.
- Thịt heo xay nhuyễn với một ít cà rốt, hành lá, hành tím, 1/3 lòng đỏ trứng gà. Trộn với một ít giò sống.
- Hấp qua cho trái bí nóng lên, cho hỗn hợp chả vừa xay vào lòng trái bí.
- Bọc màng bọc thực phẩm, tạo các lỗ nhỏ trên màng bọc, hấp trong 30 phút.
- Tiếp theo mang bí ra phết thêm số lòng đỏ trứng còn lại bên trên món chả, đậy màng bọc lại và hấp thêm 15 phút nữa.
- Món ăn có vị ngọt từ thịt, cà rốt, từ món hấp tới vị của bí.
Lưu ý: Để màu được đẹp, lòng đỏ trứng mẹ nên để dành nhiều hơn rồi phết lên hấp lần sau cho đẹp mắt.
Bò nướng, bí ngòi xào tỏi, thạch cam rắc vụn dừa, việt quất tráng miệng
Công thức bò nướng:
- Thịt thăn bò cắt miếng vuông vừa, ớt chuông cắt hạt lựu (thêm cà chua, hành tây tùy ý).
- Ướp bò với 1 thìa cafe bột tỏi, 1/2 thìa cafe bột gừng, một ít dầu ăn của bé, ít hạt tiêu (không xay hạt).
- Ớt chuông luộc sơ với nước sôi.
- Trộn thêm rau củ vào hỗn hợp thịt bò, ướp khoảng 5-10 phút, xiên thành phẩm vào que xiên.
- Bọc giấy bạc, nướng nồi chiên không dầu 180 độ trong 10 phút, mở giấy bạc, nướng 150 độ trong 5-7 phút tùy nồi. Mẹ căn thời gian vì nhiều nồi cơ chế hoạt động mạnh yếu khác nhau.
Công thức bí ngòi xào tỏi:
- Bí ngòi xanh nạo sợi dài vừa.
- Phi thơm tỏi với dầu ăn em bé, nhanh tay cho bí ngòi vào xào cùng.
- Xào nhỏ lửa để món ăn được chín và không bị khô (Thêm nước nếu mẹ nhỡ làm khô quá).
Cơm chiên hải sản, đậu non luộc, bí ngòi luộc, dưa lưới
Công thức cơm chiên:
- Cơm nấu hơi ướt.
- Cua biển hấp sơ để tách lấy thịt, phi thơm cua với một chút hành tím, dùng dầu điều tự làm để màu cơm lên đẹp mắt.
- Mẹ có thể luộc sơ cà rốt, đậu cove cắt hạt lựu và thêm vào chiên cùng cơm.
- Nhờ có thịt cua nên món cơm này rất thơm. Đun nhỏ lửa để cơm chiên không bị khô.
Cá hồi sốt chanh leo, bí ngòi luộc, canh ngao mùng tơi, thanh long rắc vụn dừa
Công thức cá hồi sốt chanh leo:
- Chanh leo 2 quả héo vỏ (ngọt hơn quả tươi), rây qua để lấy nước cốt.
- Pha một chút bột năng với nước lọc.
- Cá hồi ngâm với sữa tươi không đường, rửa sạch, dùng gừng làm sạch cho bớt tanh, áp chảo cá với dầu ăn em bé.
- Làm sốt: Cho nước cốt chanh leo vào chảo, bật lửa nhỏ sôi lăn tă, thêm nước bột năng vào đến khi hỗn hợp sệt theo ý mình.
- Đổ nước sốt lên cá.Món này thêm nước sốt chua chua, bé rất thích ăn, đổi vị.
Khoai tây chiên, bò xào hành, xoài cát, canh mướp
Công thức bò xào:
- Hành dùng phần củ thái nhỏ. Cắt 1 khúc đầu hành xẻ làm 4, hành tây thái múi cau.
- Thịt thăn bò thái miếng vừa ăn, ướp với một chút tỏi, một chút bột gừng.
- Phi thơm hành, cho đầu hành và hành tây vào xào 1 phút, cho bò vào đảo.
- Thêm nước lọc hoặc dashi đun thật nhỏ lửa cho chín mềm, cho thêm lá hành.
Bí ngòi tôm, flan trứng bí đỏ, mâm xôi và dâu tây
Công thức bí ngòi xào tôm:
- Tôm 2 con tôm vừa, bỏ vỏ, bỏ chỉ lưng, rửa sạch, băm nhuyễn tùy độ ăn thô của từng bé.
- Bí ngòi xanh nạo sợi dài vừa.
- Phi thơm hành tím với dầu ăn em bé, cho tôm vào đảo, nhanh tay cho bí ngòi vào xào cùng.
- Xào nhỏ lửa để món ăn được chín và không bị khô.
Cá sốt cà chua, đậu bắp luộc, canh cải tôm, quýt tráng miệng
Công thức cá sốt cà chua:
- Cá đã nướng bảo quản tủ đông, cho vào nồi chiên không dầu set 170 độ trong 4 phút là tan đá.
- Chiên cá nhỏ lửa với dầu ăn em bé, không chiên kĩ tránh khô bề mặt cá.
- Cà chua bỏ vỏ, cắt hạt lựu nửa trái, hành tím 1 tép nhỏ.
- Phi thơm hành tím với dầu ăn em bé, rồi cho 1/2 cà chua cắt sẵn vào chảo đun tái vừa, cho khúc cá vừa chiên vào, đổ khoảng 50ml nước lọc, cho 1/2 số cà chua còn lại vào nồi, đun thật nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sốt cà chua sệt lại với cá là được.
Lươn xào sả ớt, smoothie cải kale, mâm xôi, bí ngòi
Công thức lương xào sả ớt:
- Thịt lươn, 2 lá lốt, sả 1/2 cây, ớt chuông.
- Rửa sạch lươn với chanh, gừng, bỏ xương sống lấy thịt lươn.
- Thịt lươn ướp hạt tiêu, bột nghệ (hạt tiêu không xay).
- Ớt chuông đỏ luộc sơ, băm nhỏ.
- Cho dầu ăn đảo thơm với sả, cho lươn vào xào nhỏ lửa, rồi cho ớt vào, thêm ít nước đun nhỏ lửa cho thịt lươn mềm, chín.
- Gần được mẹ cho thêm ít lá lốt cắt nhỏ đảo đều.
Chả mực rim, cà rốt luộc, nước lọc hạt chia, dâu tây
Công thức làm chả mực:
- Áp chảo chả mực cho cháy sém 2 mặt (đun nhỏ lửa) rồi lấy ra.
- Me chua bỏ vào ít nước sôi, dằm lọc qua rây lấy nước.
- Phi thơm 1 tép tỏi, vài lát sả, cho chả mực vào, tắt bếp đổ nước me đun khoảng 1 phút, cho tiếp nước dừa, rim thật nhỏ lửa đến khi nước sệt lại và món chả mực đổi màu cánh gián là được.
- Cho thành phẩm ra đĩa, rang 1 nhúm mè trắng, rắc lên trên đĩa chả mực ăn cùng, chả rất mềm thơm, bé siêu thích.
Hy vọng những công thức trên của chị Vân sẽ có ích với các bố mẹ có con đang trong độ tuổi ăn dặm nhé.
Cách làm bánh sữa tươi nướng núng nính cực ngon Lâu lâu thử làm bánh sữa nướng, cực dễ mà lại nhanh gọn. Sữa tươi mang nướng có tin được không? Món bánh sữa tươi nướng từng một thời "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội được nhiều chị em thử nghiệm thành công. Cho đến bây giờ, món bánh dễ làm này vẫn được nhiều người ưa thích, bởi công thức...