Chuyện lạ mùa tuyển sinh
Các trường đại học (ĐH) đã công bố điểm chuẩn, thí sinh trúng tuyển cũng bắt đầu làm thủ tục nhập học. Thế nhưng, việc xét tuyển ĐH năm nay có nhiều chuyện hy hữu, đó là không đủ điểm nhưng vẫn đậu, dư điểm lại không trúng tuyển.
Và đáng nói, tình trạng điểm chuẩn “ảo” lại tái diễn khi một số trường địa phương có đào tạo ngành sư phạm đẩy điểm chuẩn lên cao để đánh rớt thí sinh.
Thí sinh trúng tuyển nhập học tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Quy định điểm sàn không rõ ràng
Năm nay là năm thứ hai Bộ GD-ĐT quy định điểm sàn cho khối ngành sư phạm và năm đầu tiên với khối ngành sức khỏe. Tuy nhiên, quy định về điểm sàn chưa rõ ràng nên nhiều thí sinh không hiểu vì sao bị rớt.
Bà T.T.T.T, ngụ 63 Trần Nguyên Hãn, phường An Mỹ, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) có con trai là Đ.V.T. thi môn Ngữ văn đạt 5,5 điểm và nguyện vọng (NV)1 đăng ký vào ngành Sư phạm Âm nhạc (tổ hợp N01) Trường ĐH Sài Gòn với kết quả thi 2 môn năng khiếu, mỗi môn đều 8 điểm. Tổng cộng 3 môn em đạt 21,5 điểm. Điểm chuẩn Trường ĐH Sài Gòn công bố ngành này chỉ có 18 điểm, nhưng T. không có tên trong danh sách trúng tuyển.
Sau đó, phụ huynh này liên hệ nhà trường và được giải thích ngành Sư phạm Âm nhạc đang bị lỗi kỹ thuật nên hẹn tra cứu lại. Ngày 10-8, chuyên viên phòng đào tạo nhà trường trả lời: cháu thiếu điểm môn Ngữ văn theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn ngành Sư phạm hệ ĐH là 18 điểm). Đó là môn Ngữ văn theo quy định trong phần mềm xét tuyển của Bộ GD-ĐT là Văn 1/3 điểm ưu tiên (nếu có) = 6 điểm.
Phụ huynh và trường cũng khẳng định, công thức này chưa hề công bố cho thí sinh và trường biết. Nếu Bộ GD-ĐT quy định rõ điều này ngay từ khi công bố điểm thì thí sinh đã chuyển hướng chứ không bị kết quả rớt đáng tiếc như vậy.
Phản ứng của phụ huynh em T. là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, điểm sàn mà Bộ GD-ĐT quy định 18 điểm cho mỗi tổ hợp xét tuyển 3 môn thi (không có môn nào bị 1 điểm trở xuống – điểm liệt), chứ bộ không hề quy định mỗi môn thi phải 6 điểm.
Hơn nữa, Bộ GD-ĐT cũng không nói rõ những ngành Sư phạm có kết hợp điểm thi THPT quốc gia và các môn năng khiếu thì điểm thi THPT quốc gia của từng môn phải đạt bao nhiêu điểm. Điều mà phụ huynh và nhà trường bất ngờ là bộ tự áp dụng điều kiện này vào phần mềm xét tuyển, nên cả trường và thí sinh đều không hiểu sao dư điểm vẫn không trúng tuyển (!?).
Thiếu điểm vẫn đậu, đủ điểm lại rớt
Video đang HOT
Trường hợp hy hữu trên xảy ra đối với thí sinh Đ.T.T. (hộ khẩu tỉnh Tây Ninh, học THPT tại TPHCM) có điểm thi THPT quốc gia năm nay các môn như sau: Toán 7,6; Ngữ văn 4,75; Vật lý 7,25; Hóa học 7,25; Sinh học 4,25; Khoa học tự nhiên 6,25 và tiếng Anh 7 điểm.
T. đăng ký xét tuyển NV1 vào ngành Biên phòng của Học viện Biên phòng bằng tổ hợp A01 (Toán, Lý, Anh) với số điểm 21,85 (không có điểm ưu tiên khu vực và đối tượng). Ngoài ra, thí sinh này còn đăng ký 5 NV khác vào Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) bằng tổ hợp A00 (22,1 điểm) và A01 (21,85 điểm).
Cụ thể: NV2 tổ hợp A01 ngành Luật dân sự, NV3 tổ hợp A01 ngành Luật dân sự chất lượng cao, NV4 tổ hợp A00 Luật dân sự, NV5 tổ hợp A00 Luật dân sự chất lượng cao và NV7 tổ hợp A00 ngành Kinh tế và Quản lý công chất lượng cao.
Ngày 8-8, Học viện Biên phòng công bố điểm trúng tuyển và ngành Biên phòng điểm chuẩn dành cho thí sinh Quân khu 7 khối A01 là 22,65. Vì vậy T. không trúng tuyển vì chỉ đạt 21,85.
Trong khi đó, Trường ĐH Kinh tế – Luật khi công bố điểm chuẩn thì thí sinh này đủ điểm trúng tuyển ở NV3 vào ngành Luật dân sự chất lượng cao. Tuy nhiên, T. không thấy tên mình trong danh sách thí sinh trúng tuyển của trường này.
Theo Trường ĐH Kinh tế – Luật, trước phản ánh của thí sinh, trường đã kiểm tra hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và thấy T. đã trúng tuyển NV1 vào Học viện Biên phòng. Vì đã trúng tuyển ở NV cao hơn nên thí sinh này không được xét trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế – Luật.
Tìm cách đánh rớt thí sinh
Câu chuyện năm 2018 lại tái diễn khi các trường tìm cách đánh rớt thí sinh do không đủ số lượng để mở lớp. Vì quá ít thí sinh trúng tuyển, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Hùng Vương TPHCM lấy điểm chuẩn rất cao ngành Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ kỹ thuật xây dựng để thí sinh không trúng tuyển. Theo đó, điểm chuẩn ngành Công nghệ sau thu hoạch là 22 điểm, ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng 20 điểm.
Các ngành khác lấy mức điểm chuẩn là 14. Đại diện nhà trường giải thích, việc lấy điểm chuẩn cao như vậy là vì quá ít thí sinh đăng ký nên nhà trường lấy điểm cao để thí sinh không trúng tuyển và đi đăng ký ở trường khác.
Cụ thể, ngành Công nghệ sau thu hoạch chỉ có 2 thí sinh đăng ký xét tuyển, ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng chỉ có 1 thí sinh xét tuyển. Nếu lấy điểm chuẩn thấp, thí sinh trúng tuyển chỉ có 1 – 2 em, không đủ để mở lớp.
Trường ĐH Đồng Nai có 1.806 thí sinh trúng tuyển vào 14 ngành ĐH, nhưng có 4 ngành (mỗi ngành 40 chỉ tiêu) không thí sinh nào trúng tuyển gồm: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử, Quản lý đất đai. Trong khi đó, những ngành sư phạm khác có điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT (18 điểm) hoặc nhỉnh hơn chút xíu là 18,5 điểm.
Các ngành ngoài sư phạm điểm chuẩn chỉ từ 15 – 16 điểm. Trao đổi về hiện tượng này, Hội đồng tuyển sinh nhà trường cho rằng, có ngành chỉ vài thí sinh trúng tuyển nên trường phải chủ động tăng điểm chuẩn để đánh rớt thí sinh vì nhà trường không thể mở lớp, tổ chức đào tạo.
Thanh Hùng
Theo baodatviet
Điểm chuẩn cao để không ai trúng tuyển: Chuyện cũ lặp lại
Thí sinh trúng tuyển quá ít, ĐH Đồng Nai và ĐH Hùng Vương TP.HCM cố tình nâng điểm chuẩn lên thật cao để không thí sinh nào trúng tuyển.
Mùa tuyển sinh năm nay, tuy điểm chuẩn các ngành tại ĐH Đồng Nai không quá thấp nhưng nhiều ngành sư phạm không có thí sinh nào trúng tuyển. Thống kê cho thấy có 1.806 thí sinh trúng tuyển đợt 1 vào bậc ĐH của trường. Năm nay trường tuyển 14 ngành ĐH và có đến 4 ngành chưa có thí sinh nào trúng tuyển, bao gồm: sư phạm vật lý, sư phạm sinh học, sư phạm lịch sử và quản lý đất đai.
Điểm chuẩn các ngành sư phạm này bị đẩy lên rất cao so với các ngành khác. Trong số các ngành sư phạm có thí sinh trúng tuyển, điểm chuẩn cao nhất chỉ là 18,5 (giáo dục tiểu học). Ngành sư phạm toán có điểm chuẩn 18 với 58 thí sinh trúng tuyển (30 chỉ tiêu).
Trong khi đó, ngành sư phạm vật lý (có 40 chỉ tiêu) điểm chuẩn được đẩy lên đến 24,7 và ngành sư phạm lịch sử cũng bị đẩy lên đến 22,6 và không có thí sinh trúng tuyển.
Ở các ngành ngoài sư phạm, những ngành có thí sinh trúng tuyển có điểm chuẩn 15, 16 trong khi điểm chuẩn ngành quản lý đất đai lên đến 20,8 và không có thí sinh nào nào trúng tuyển.
Trao đổi với báo VnExpress, PGS Lê Kính Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Đồng Nai, xác nhận Hội đồng tuyển sinh nhà trường đã họp, thống nhất nâng điểm chuẩn bốn ngành lên mức cao hơn điểm xét tuyển cao nhất của thí sinh.
Điểm chuẩn nhiều ngành của Trường ĐH Đồng Nai được trường đẩy lên cao để không thí sinh nào trúng tuyển. Ảnh: Tuổi trẻ
"Các ngành này chỉ có một vài em trúng tuyển, nhiều nhất cũng khoảng năm em nên không đủ mở lớp. Trường buộc phải nâng điểm chuẩn để thí sinh có cơ hội chuyển sang nguyện vọng khác, chứ để các em đến nhập học rồi bị kẹt ở trường mình thì thiệt thòi", ông Thắng nói và cho biết năm ngoái trường đã phải nâng điểm 1-2 ngành vì lý do tương tự.
Trưởng phòng Đào tạo Đại học Đồng Nai thông tin thêm, trước khi đi đến quyết định này, trường đã nghĩ tới một vài giải pháp nhưng không khả thi. Thứ nhất là liên hệ để thí sinh biết và đổi nguyện vọng cho phù hợp. Tuy nhiên, qua phần mềm tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường chỉ có thông tin về điểm của thí sinh chứ không có số điện thoại. Thứ hai nhà trường cũng nghĩ đến việc để các em trúng tuyển rồi chuyển ngành khác, nhưng cách này cũng không được vì tổ hợp xét tuyển các ngành khác nhau.
Theo ông Thắng, tình trạng này diễn ra ở nhiều trường địa phương đào tạo nhóm ngành sư phạm bởi nhóm ngành này quy định điểm sàn riêng. Bộ GD-ĐT quy định điểm sàn là chủ trương đúng để đảm bảo chất lượng, nhưng cũng cần có giải pháp để học sinh có cơ hội chuyển sang nguyện vọng khác mà không bị sốc khi trường đẩy điểm lên cao.
"Điểm số của các em hoàn toàn xứng đáng để được học ở trường nhưng giờ lại bị tiếng là trượt ngành nào đó, trượt nguyện vọng 1. Thực tế này đáng buồn nhưng không có cách giải quyết", ông Thắng nói và cho biết thời gian tới trường có thể suy tính để lập đề án tự chủ tuyển sinh.
Tương tự, ĐH Hùng Vương TP.HCM cũng quyết định nâng điểm chuẩn hai ngành "vượt trần" điểm thi của thí sinh để không thí sinh nào trúng tuyển.
Theo điểm chuẩn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia do Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM công bố, 9 ngành có điểm chuẩn 14, hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến là công nghệ sau thu hoạch 22 điểm và công nghệ kỹ thuật xây dựng 20 điểm.
Điều đáng chú ý là hai ngành có điểm chuẩn cao đột biến này không có thí sinh nào trúng tuyển.
Đại diện trường cho biết, hai ngành lấy điểm 20-22 chỉ có 1-2 thí sinh dự tuyển. Việc lấy điểm chuẩn cao để tạo điều kiện cho thí sinh có thể trúng tuyển ở ngành khác. Trường không có thông tin của thí sinh để thông báo việc khó mở ngành, với phương thức xét học bạ cũng ít thí sinh tham gia.
Đáng nói, đây không phải là một câu chuyện mới. Tại kỳ tuyển sinh Đại học năm 2018, dư luận từng xôn xao về một thi sinh đạt 22,5 điểm nhưng không thể trúng tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.
Từng trả lời báo chí về vấn đề này, ông Ngô Võ Thanh - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho biết, hiện tại ở ngành Sư phạm Ngữ Văn có duy nhất một thí sinh đăng ký và đây lại là nguyện vọng 1.
Ngành học này chỉ có một thí sinh theo học thì công tác tổ chức, mở lớp, bố trí giáo viên... không thể thực hiện được. Do đó, nhà trường bắt buộc phải đưa ra mức điểm chuẩn tuyển sinh là 23 điểm để "đánh trượt" thí sinh này.
Cũng theo ông Thanh, ở một số ngành khác điểm cao cũng chỉ có một vài thí sinh đăng kí nên nhà trường đã chọn điểm chuẩn cao để tạo điều kiện cho các em có thể tìm môi trường thuận lợi hơn.
Nhiều chuyên gia giáo dục trước đó đã cảnh báo về nguy cơ nhiều ngành đại học chờ đóng cửa vì không tuyển đủ thí sinh, mà nguyên nhân xuất phát từ việc mở ngành đào tạo tràn lan.
Theo baodatviet
Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi): Nhiều ngành sư phạm "trắng" thí sinh trúng tuyển Dù điểm chuẩn khá thấp, nhưng lượng thí sinh trúng tuyển của trường Đại học Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) lại thưa thớt. Đáng chú ý là nhiều ngành sư phạm đại học "trắng" thí sinh trúng tuyển qua xét điểm thi THPT quốc gia. Nhiều ngành chỉ có 1 - 2 thí sinh trúng tuyển Sau khi công bố điểm chuẩn xét...