Chuyện ít biết về những GV dạy tiếng Ê-đê
“Soạn giáo án bằng tiếng Ê-đê có lẽ là nỗi “ám ảnh” đối với những GV mới nhận công tác, nhất là đánh phông chữ tiếng Ê-đê vô cùng khó khăn, nhiều chữ cái phức tạp, khó gõ…. phải kiên nhẫn làm quen và học hỏi các GV đi trước mới có thể rành mạch được”.
Đó là tâm sự của H’loen Byă – giáo viên (GV) dạy tiếng Ê-đê tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Ea Na, huyện Krông Ana, Đắk Lắk).
Vốn là những GV dạy Toán, GV dạy tổng hợp rồi như một “định mệnh” đã đưa họ đứng trên bục giảng dạy tiếng Ê-đê cho chính con em, người đồng bào dân tộc mnìh. Câu chuyện về GV dạy tiếng tiếng Ê-đê tại Đắk Lắk phần nào cho thấy những khó khăn trong công tác giảng dạy thứ tiếng này đến HS người đồng bào dân tộc.
Từ GV Toán chuyển sang GV dạy tiếng Ê-đê
Có lẽ đến bây giờ thầy trò Trường THCS Tô Hiệu (huyện Krông Ana, Đắk Lắk) vẫn không quên những kỷ niệm đẹp đối với cô giáo H’loen Byă (46 tuổi) – người có một thời gian dài tham gia giảng dạy môn Toán tại trường. Ngày cô H’loen Byă bịn rịn chia tay trường để chuyển sang công tác tại một trường tiểu học và phụ trách một chuyên môn hoàn toàn chưa hề được đào tạo bài bản là dạy tiếng Ê-đê khiến cả trường rất ngạc nhiên. Lý do chỉ đơn giản vì địa phương này GV dạy tiếng Ê-đê còn thiếu, trong khi số lượng trường lớp và HS học tiếng Ê-đê ngày càng nhiều đã khiến cô H’loen Byă bao đêm trằn trọc về lời đề nghị chuyển công tác của một lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Krông Ana khi hàng trăm HS người đồng bào Ê-đê đang từng ngày chờ mong được học tiếng mẹ đẻ.
“Có một lần tôi đi vào Phòng Giáo dục, Trưởng phòng Giáo dục đặt vấn đề hiện tại GV dạy tiếng Ê-đê còn thiếu rất nhiều. Chỗ cô dạy nếu cô đi thì sẽ có người sẽ thay thế, còn chỗ đang cần thì lại không có. Trong khi các em HS người đồng bào Ê-đê đang chờ mong tiếng mẹ đẻ thì không ai đến dạy. Nghe vậy, như chạm vào lòng tự ái và cảm thấy thương trò vô cùng… Tôi quyết định nhận lời chuyển sang dạy tiếng Ê-đê cho HS Tiểu học” – cô giáo H’loen Byă tâm sự.
Một lớp tập huấn bồi dưỡng dạy tiếng Ê-đê tại tỉnh Đắk Lắk.
Không được đào tạo bài bản, thời gian đầu tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Ea Na, huyện Krông Ana) với cô H’loen Byă là cả một đoạn trường gian nan. Sau những buổi học đầu tiên, cô H’loen Byă lại tìm đến các thầy cô giáo có chuyên môn vững vàng để học hỏi phương pháp giảng dạy, mà theo cô, là đi từng bước như học phương pháp phổ thông tiếng Việt.
Khi được hỏi khó khăn nhất trong những ngày đầu tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê, cô H’loen Byă tâm sự: “Soạn giáo án bằng tiếng Ê-đê có lẽ là nỗi “ám ảnh” đối với những GV mới nhận công tác, nhất là đánh phông chữ tiếng Ê-đê vô cùng khó khăn, nhiều chữ cái phức tạp, khó gõ nhiều khi rối như tơ vò…. phải kiên nhẫn một thời gian làm quen và học hỏi các GV đi trước mới có thể rành mạch được”.
Video đang HOT
“Cho HS viết được tiếng mẹ đẻ, đọc được tiêng mẹ đẻ, thấy được cái hay tiếng trong mẹ đẻ đúng bằng văn phạm khi viết là một quá trình vô cùng gian nạn và lâu dài. Bởi viết đúng văn phạm tiếng Ê-đê là vô cùng khó. Nên khi các em thành thạo các kỹ năng này là niềm vui mừng khôn xiết của GV dạy tiếng Ê-đê chúng tôi”, cô H’loen Byă nói về niềm vui của cô cũng như bao GV khác khi tham gia giảng dạy tiếng Ê-đê cho con em người đồng bào dân tộc mình.
Dạy song ngữ Ê-đê – Việt
Cô giáo H’zen H’mok (49 tuổi, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) đã có một thời gian dài đảm trách công tác dạy song ngữ Ê-đê – Việt tại Trường tiểu học Phạm Hồng Thái (xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin). Cô tâm sự tại địa bàn cô phụ trách khó khăn nhất trong công tác dạy tiếng Ê-đê là vận động các em đến trường và duy trì sĩ số. “Thực tế số lượng các em theo học bộ môn này rất ít khi các em buổi sáng đến trường theo học chính khóa, buổi chiều lại đi học tiếng Ê-đê nên nhiều em bỏ dở việc học tiếng mẹ đẻ giữ chừng. Để làm tốt công tác dạy tiếng Ê-đê, ngoài công tác vận động, thay đổi cách nghĩ trong mỗi em, GV chúng tôi cũng luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú tích cực cho các em khi học bộ môn này”.
Dù có nhiều năm giảng dạy tiếng Ê-đê nhưng nhiều GV vẫn tham gia các lớp bồi dưỡng dạy tiếng Ê-đê để nâng cao chuyên môn.
Theo số liệu từ Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc (trực thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk) cho biết, tính đến cuối năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh Đắk Lắk có 14 huyện, thị xã, thành phố triển khai học tiếng Ê-đê ở 85 trường Tiểu học, 526 lớp, 11.629 HS và 14 trường PTDTNT với 39 lớp, 1.424 HS THCS học tiếng Ê-đê. Có 97 GV Tiểu học và 13 GV THCS dạy tiếng Ê-đê.
Được biết, tại Đắk Lắk nhiều GV dù đã đến tuổi về hưu nhưng vẫn miệt mài với công việc dạy tiếng Ê-đê cho HS. Hiện tỉnh này số lượng GV dạy tiếng Ê-đê vẫn còn thiếu so với nhu cầu chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế do cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu sách tham khảo phục vụ việc dạy – học còn thiếu việc thẩm định bộ SGK tiếng Ê-đê cho đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh.
Viết Hảo
Theo dân trí
Năm học mới: Đảm bảo đủ chỗ học
TP.HCM vân đang đôi mặt với viêc tăng dân sô cơ học, thiêu trường lớp, giáo viên, vân đê nóng đâu năm học mới như các khoản thu đâu năm, đôi mới phương pháp giảng dạy.
Ngày 12/8, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tông kêt năm học 2011-2012 và đê ra phương hướng nhiêm vụ năm học 2012-2013. Những vân đê nóng đâu năm học mới như các khoản thu đâu năm, đôi mới phương pháp giảng dạy đã được ông Hứa Ngọc Thuân - Phó Chủ tịch UBND TP và Giám đôc Sở GD&ĐT TP Lê Hông Sơn chia sẻ nhân năm học mới sắp đên.
Kiêm tra sát sao các khoản thu
. Chuân bị cho năm học mới, TP luôn đôi mặt với thực trạng thiêu giáo viên, trường lớp. Năm nay công tác này được triên khai như thê nào đê đảm bảo đủ chô học, tuyên đủ giáo viên đứng lớp, thưa ông?
Ông Hứa Ngọc Thuân, Phó Chủ tịch UBND TP: Do sô dân nhâp cư của chúng ta quá đông, môi năm môi tăng và rât khó dự báo, đặc biêt tại các quân, huyên ngoại thành nên năm nào cũng xây mới hơn 1.000 phòng học mà sĩ sô lớp học ở bâc tiêu học, mâm non các quân 12, Thủ Đức, Bình Tân, huyên Bình Chánh vân còn cao (trên 50 học sinh/phòng). Còn giáo viên vân còn thiêu 3.300 người. Qua kiêm tra, số giáo viên bâc học THCS, THPT đăng ký dự tuyên tương đôi ôn, chỉ lo sắp khai giảng năm học mới mà sô giáo viên mâm non thiêu 400, tiêu học cũng thiêu 400 giáo viên. Tuy nhiên, chủ trương năm nay của TP mở rông đôi tượng dự tuyên cho ứng viên có KT3 nên hy vọng sẽ tuyên đủ nguôn giáo viên cho bâc học này.
. Trong bôi cảnh cắt giảm đâu tư công, TP chuân bị trường lớp đê giải quyêt chô học cho con em nhân dân đang sinh sông tại TP.HCM ra sao, thưa ông?
Dù có khó khăn nhưng ngân sách TP vân ưu tiên cho giáo dục. Trong tám tháng năm 2012, TP đã đâu tư 2.200 tỉ đông cho giáo dục, có thể coi là sự đâu tư rât lớn.
. Thực tê hằng năm vẫn hay xảy ra tình trạng lạm thu tại các trường bằng nhiều hình thức khiến phụ huynh lo lắng. Điều này sẽ được kiểm soát ra sao, thưa ông?
TP chỉ đạo không được thu những khoản thu ngoài quy định, trái với quy định. Những khoản thu đâu năm trong quy định do Sở GD&ĐT hướng dân thì phải châp hành. Những khoản vân đông thì phải trên tinh thân tự nguyên. Nêu phụ huynh nghi ngờ những khoản thu không rõ ràng thì nên phản hôi với báo chí và lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM. Hiêu trưởng là người chịu trách nhiêm các khoản thu. Sở GD&ĐT cân thanh tra các khoản thu đâu năm ngay sau khi khai giảng năm học mới.
Giáo viên, bảo mâu Trường Mầm non 2, quân Tân Bình sơn công trường chuân bị năm học mới. Ảnh: QV
Chú trọng tiêng Anh, nâng chât lượng giảng dạy
. Các hoạt đông dạy và học trong năm học 2012-2013 sẽ được thực hiên như thê nào đê nâng cao chât lượng giáo dục, thưa ông?
Ông Lê Hông Sơn, Giám đôc Sở GD&ĐT TP.HCM: Các trường tô chức giảng dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT. Tổ chức dạy học có phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Các trường, cụ thê là tô trưởng các bô môn chủ động phân phối thời gian dạy học các nội dung khó, tổ chức cho học sinh tự học có hướng dẫn của giáo viên, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể thao, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh, không gây "quá tải"...
. TP.HCM cũng đang đôi mặt với chât lượng giáo viên ngoại ngữ (tiêng Anh) trong khi viêc thực hiên đê án ngoại ngữ đên năm 2020, học sinh TP.HCM tôt nghiêp THPT là giao tiêp được bằng tiêng Anh. Ngành giáo dục TP.HCM đang chuân bị cho công tác này như thế nào, thưa ông?
8,11 m2 là sô mét vuông đât bình quân trên môt học sinh mâm non đã được UBND TP và UBND các quân, huyên phê duyêt quy hoạch mạng lưới trường lớp trong năm học 2011-2012. Tiêp theo là học sinh tiêu học 4,57 m2, THCS 8,06 m2 và THPT 8,54 m2/học sinh. (Nguôn: Sở GD&ĐT TP.HCM)
Ngành GD&ĐT TP đang rà soát, bôi dưỡng đào tạo lại sô giáo viên chưa đạt chuân đê thực thiên đê án. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo hai giáo viên/lớp trong giờ học ngoại ngữ, tất cả giáo viên đạt chuẩn FCE theo khung tham chiếu châu Âu. Tăng thêm số lượng giáo viên bản ngữ, đồng thời phải có chế độ chính sách phù hợp đặc thù, đãi ngộ số giáo viên tham gia giảng dạy tiếng Anh. Từ nay đến hết năm 2014, tổ chức khảo sát toàn bộ giáo viên dạy tiếng Anh theo chuẩn. Các giáo viên sau khảo sát nếu không đạt chuẩn sẽ được tổ chức đào tạo lại.
Năm học 2012-2013, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ tuyển dụng 100 giáo viên tiếng Anh bản ngữ giảng dạy chủ yếu cho các trường tiểu học và cho một số trường THCS, THPT trên địa bàn TP có thực hiện chương trình tiếng Anh theo đề án của Bộ GD&ĐT và chương trình tăng cường tiếng Anh của TP. Việc tuyển dụng sẽ được tiếp tục thực hiện nhân rộng vào những năm tiếp theo nếu đạt được hiệu quả tốt. Sở GD&ĐT tuyên dụng giáo viên tiêng Anh bản ngữ thông qua công ty đối tác. Hình thức tuyển dụng có thể kết hợp xét tuyển với việc phỏng vấn trực tiếp hoặc dạy thử.
Song song với việc tuyển dụng giáo viên bản ngữ, Sở GD&ĐT cùng với Sở Nội vụ, Sở Tài chính có kế hoạch đưa 30-40 giáo viên đạt chuẩn FCE đi tu nghiệp 1-2 tháng tại Philippines hằng năm để rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, học tập, sinh hoạt tại một trường đại học của Philippines theo chương trình nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh.
Theo pháp luật Tp.HCM
Năm học 2012-2013: Nâng cao chất lượng GD-ĐT toàn diện Ngày 6/8 tại TP Cần Thơ, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục trung học và giáo dục thường xuyên năm học 2012 - 2013. Năm 2012 - 2013 sẽ là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ 11 của Đảng và triển khai chiến lược phát triển giáo...