Chuyến hướng đầu tư ngân sách giáo dục cho cơ sở sang người học

Theo dõi VGT trên

Chúng ta cứ rót ngân sách cho các cơ sở công lập, còn các cơ sở dân lập phải tự đầu tư, nhưng thực tế họ lại không được hưởng lợi từ chính sách của nhà nước.

Chuyến hướng đầu tư ngân sách giáo dục cho cơ sở sang người học - Hình 1

Ảnh minh họa

Ngay 9/10, Bao điên tư Giao duc Viêt Nam tô chưc Hôi thao chu đê: “Thể chế hóa tầm nhìn, chỉ đạo của Trung ương về chuyển trường công lập sang tư thục ở địa bàn có điều kiện xã hội hóa cao”.

Tới dự Hội thảo, Tiên si Nguyên Đăc Hưng – Vu trương Vu Giao duc, Đao tao và Day nghê, Ban Tuyên giao Trung ương, chia sẻ quan điểm về vấn đề này:

Thay đổi cơ chế tài chính, tại sao tôi nói điều này? Tôi nhìn thấy hướng phát triển Y tế sẽ vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Giáo dục của chúng ta cũng vậy, phải vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thay đổi tư duy từ chỗ chuyển đầu tư cho cơ sở sang đầu tư cho đại học, tính đúng tính đủ.

Những đối tượng nào mà nhà nước bao cấp thì bao cấp cho đủ nữa, những đối tượng nào được bao cấp một phần thì sẽ tính kiểu đó, và những đối tượng nào không được bao cấp thì phải tự chi trả đầy đủ.

Thay đổi cơ chế tài chính sẽ tạo ra một sự cạnh tranh, việc chế độ chính sách đối với các nhà giáo, cũng như là vấn đề tính toán cơ sở vật chất của các cơ sở Giáo dục thì chuyện đó cũng là bài toán.

Thay vì chuyện bây giờ chúng ta cứ rót mãi ngân sách cho các cơ sở công lập, trong khi các cơ sở dân lập họ phải tự đầu tư rất nhiều, nhưng việc họ hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước trên phương diện giấy tờ thì có, nhưng thực tế thì lại không.

Nhưng nếu ta thay đổi cơ chế tài chính thì khi học sinh chạy vào đâu thì tiền sẽ vào đấy, và lúc bấy giờ trường nào tốt sẽ thu hút được học sinh, và phân cấp những trường có chất lượng đến đâu sẽ được thu học phí đến đó.

Đối với người dân thì nhà nước có khả năng đến đâu sẽ chi trả đến đấy, còn nếu muốn học chất lượng cao hơn thì họ phải đóng góp tiền vào để hưởng dịch vụ cao hơn.

Không ngại vấn đề trường chuyên vì đó là nơi đào tạo nhân tài, nhà nước muốn đào tạo nhân tài thì đầu tư vào đó cho thành trường đẳng cấp cao, và như vậy sẽ tránh được hàng loạt các tiêu cực như chạy trường, chạy lớp…rồi chuyện lạm thu, dạy thêm học thêm cũng từ thay đổi cơ chế tài chính sẽ không xảy ra…

Tất cả những văn bản từ nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục từ năm 1996 cho tới nay thì thấy rõ đường lối của Đảng đi vượt thời đại, đây là kết quả tư duy sáng tạo của rất nhiều người thì mới ra được văn bản trúng, đúng và vượt tầm thời đại như vậy.

Những việc đi vào cuộc sống như thế này thì đường lối đã rất rõ, nhưng thể chế hóa đường lối thì có vấn đề, vấn đề ở cơ sở thực hiện những văn bản của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ cũng như là những quy định về quy phạm pháp luật là có vấn đề.

Tùng Dương

Theo giaoduc.net

Cần sự tinh tế và trải nghiệm để tìm ra "hồn cốt" của bộ sách

Câu chuyện làm thế nào để chọn được các bộ SGK tốt, phù hợp mới mục tiêu phát triển năng lực của người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm.

Từ năm 1981 đến nay, Việt Nam đã trải qua hai lần đổi mới sách giáo khoa (SGK). Lần đổi mới thứ nhất vào năm 1981, lần thứ 2 vào đầu những năm 2000 và đang bước vào đổi mới chương trình, SGK lần thứ 3 dự kiến sẽ áp dụng đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021. Hiện Bộ GD&ĐT đang thực hiện quy trình thẩm định các bộ SGK lớp 1 để áp dụng cho chương trình mới, mở đầu cho việc đổi mới SGK giáo dục phổ thông.

Câu chuyện làm thế nào để chọn được các bộ SGK tốt, phù hợp mới mục tiêu phát triển năng lực của người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm. Chuyên mục "Trò chuyện chủ nhật" tuần này sẽ là cuộc trao đổi của PV Báo CAND với TS Giáp Văn Dương, chuyên gia giáo dục, người đồng sáng lập hệ thống giáo dục Vietschool xung quanh vấn đề này.

PV: Từ câu chuyện bộ sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại bị loại khỏi vòng thẩm định, có ý kiến lo ngại rằng, việc thẩm định SGK mới theo tiêu chí quá cứng nhắc sẽ khó chọn được những bộ SGK được soạn theo hướng mở, có cách tiếp cận khác biệt. Quan điểm của ông về vấn đề này?

TS Giáp Văn Dương: Thẩm định một bộ sách, trước hết là thẩm định tinh thần, triết lý, giá trị và phương pháp giáo dục được mã hóa trong bộ sách này. Đây là những thứ rất trừu tượng, nhưng lại tạo ra hồn cốt của một bộ sách, một chương trình.

Sau đó mới đến thẩm định những nội dung cụ thể, có thể cân đo đong đếm được. Vì thế, nếu dùng một bộ tiêu chí quá cứng nhắc thì có thể sẽ chỉ có được bộ bộ sách đáp ứng các tiêu chí đó, nhưng không chắc đã tìm ra được một bộ sách có tính giáo dục và có sức sống.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nội dung cụ thể, những vấn đề kỹ thuật, hoặc các hình minh họa trong các bộ sách... không quan trọng. Chúng rất quan trọng, nhưng chỉ là một phần của câu chuyện. Phần lớn hơn và quan trọng hơn, là tinh thần và hồn cốt của bộ sách, thì cần phải có sự thẩm định tinh tế và có trải nghiệm thực tế thì mới có thể thẩm định được.

PV: Mục đích cuối cùng của việc thẩm định SGK là lựa chọn được bộ sách chất lượng nhất cho học sinh và giáo viên.

Ông có cho rằng bên cạnh sự độc lập của Hội đồng thẩm định SGK, cần thêm đánh giá của thực tiễn về các bộ sách để đảm bảo sự khách quan, công bằng?

TS Giáp Văn Dương: Nếu thẩm định chỉ để thẩm định thì việc thẩm định đó không có nhiều ý nghĩa. Thẩm định là để chọn ra được những bộ sách phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh cụ thể. Vậy làm sao để biết sách có phù hợp hay không, khi người thẩm định không phải là học sinh, và nhiều khả năng cũng không phải là người trực tiếp đứng lớp?

Chỉ có một cách để xác định, đó là dùng thí điểm trên thực tế, để xem thầy cô có thể sử dụng để dạy và học sinh có thể tiếp thu, giúp đạt được các mục tiêu giáo dục của bậc học hay không. Vì thế, mọi bộ SGK, mọi chương trình giáo dục, đều phải được thí điểm trên thực tế trước khi đưa vào sử dụng chính thức. Yếu tố thực tế vì thế là yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình thẩm định.

PV: Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, việc biên soạn, thẩm định SGK được tiến hành như thế nào, thưa ông?

TS Giáp Văn Dương: Theo tìm hiểu của tôi thì cách làm của một số nước mà tôi biết cũng tương tự như của chúng ta. Cụ thể, Bộ Giáo dục ban hành chương trình giáo dục quốc gia, trong đó mô tả rõ các kết quả kỳ vọng đối với học sinh ở từng bậc học.

Các tác giả, hoặc nhà xuất bản sẽ tổ chức biên soạn SGK dựa trên chương trình giáo dục quốc gia này. Bộ Giáo dục hàng năm sẽ tổ chức thẩm định và công bố danh mục SGK được phép lưu hành và sử dụng trong năm học mới. Các trường, thậm chí giáo viên, dựa trên danh mục này mà chọn sách cho trường hoặc lớp của mình.

PV: Theo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 thì việc chọn SGK để giảng dạy chương trình mới là UBND các tỉnh, thành phố quyết định.

Điều khoản này thay đổi so với Nghị quyết 88/2014/QH13 là: "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT".

Theo ông, việc chọn SGK nên giao cho các tỉnh, thành phố hay trả về cho các nhà trường, giáo viên?

TS Giáp Văn Dương: Tất nhiên là tôi ủng hộ giao việc chọn sách này cho các trường và nếu được, cho các giáo viên thì càng tốt. Đơn vị nào chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, đơn vị đó được quyền chọn sách để dạy.

Mà tốt hơn hết, là ai dạy học thì người đó được chọn sách để dạy. Tuy nhiên, với đặc thù Việt Nam, khi trình độ giáo viên chưa đồng đều, và chất lượng đào tạo giáo viên cũng chưa được tốt, thì giao việc chọn sách cho tổ chuyên môn của các trường là phù hợp hơn cả.

Cần sự tinh tế và trải nghiệm để tìm ra hồn cốt của bộ sách - Hình 1


TS Giáp Văn Dương, chuyên gia giáo dục, người đồng sáng lập hệ thống giáo dục Vietshool.

PV: Để lựa chọn được những bộ SGK mới có chất lượng tốt nhất cho học sinh, theo ông, cần những điều kiện gì?

TS Giáp Văn Dương: Trước khi nói về việc chọn sách, tôi muốn lật lại một vài vấn đề trong hoạt động dạy và học.

Thực tế cho thấy, điều kiện đầu tiên, và quan trọng nhất, là người dạy phải biết dạy để làm gì, và người học phải biết học để làm gì. Nếu người dạy và người học vì lý do nào đó, ví dụ như chưa đủ chín chắn, để trả lời các câu hỏi này, thì người chọn sách, phải hiểu rõ và hình dung rõ câu trả lời cho các câu hỏi cơ bản này.

Nếu dạy mà không biết dạy để làm gì thì sách nào mà chẳng được, học mà không biết học để làm gì thì sách nào mà chẳng xong.

Chỉ tiếc là hiện giờ, mục đích của việc học chủ yếu là học để thi. Việc dạy cũng tập trung vào việc giúp học sinh thi sao cho được điểm cao. Vì thế, những bộ sách hay nhưng không giúp học sinh thi được điểm cao thì chưa chắc đã được chọn.

PV: Từ năm 1981 đến nay, Việt Nam đã trải qua hai lần đổi mới SGK, và hiện đang bước vào lần đổi mới thứ 3, dự kiến sẽ áp dụng đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021.

Ông có cho rằng, đổi mới chương trình, SGK lần này sẽ tạo đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục không?

TS Giáp Văn Dương: Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó SGK chỉ là một phần. Tuy quan trọng, nhưng không phải là quan trọng nhất.

Có nhiều yếu tố quan trọng hơn cả SGK, như tinh thần giáo dục chủ đạo, thể hiện trong triết lý và hệ giá trị, và đặc biệt là chất lượng của người thầy. Những điều này quan trọng hơn một bộ SGK cụ thể rất nhiều. Nếu có thầy giỏi, thì chỉ cần một viên phấn, cũng vẫn có được những tiết học có chất lượng.

Còn nếu thầy kém, thì dù có những bộ sách hay nhất bày ra trước mắt, vẫn chỉ thu được những giờ kém chất lượng. Vì lẽ đó, tôi không thể kết luận ngay rằng, chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ đi lên với bộ SGK mới.

Tuy nhiên, nhìn vào chương trình giáo dục phổ thông mới, thấy rất nhiều điểm tiến bộ so với chương trình cũ. Nếu SGK hiện thực hóa được những điểm tiến bộ này, cộng với việc nâng cao chất lượng giáo viên thông qua đào tạo, thì chất lượng giáo dục nhiều khả năng sẽ được cải thiện.

PV: Theo kinh nghiệm của ông, việc đổi mới chương trình SGK tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến thường được thực hiện theo quy luật nào, phụ thuộc vào các điều kiện nào?

Chúng ta cần phải làm gì để việc đổi mới chương trình SGK có kết quả thực sự và không bị chệch hướng, gây lãng phí?

TS Giáp Văn Dương: Ở những nước tôi có điều kiện trải nghiệm và quan sát trực tiếp, thì việc đổi mới chương trình giáo dục bao giờ cũng gắn liền với tầm nhìn và chiến lược phát triển của quốc gia, chiến lược phát triển con người trong trung và dài hạn.

Muốn làm được điều đó, chính phủ các nước phải có những nghiên cứu sâu sắc về sự phát triển khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội, phẩm tính con người... để nhận biết và dự báo các trào lưu phát triển trong tương lai, nhất là ở những khúc quanh quan trọng, những bước chuyển mình của thời đại.

Khi đó, giáo dục mới vào cuộc, để tạo ra những con người nắm bắt và làm chủ được các trào lưu phát triển đó, làm chủ được những khúc quanh hay bước chuyển mình đó, mà vẫn bảo tồn được những giá trị tốt đẹp của nhân tính và văn hóa, tức không đánh mất mình và bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Giáo dục, suy cho cùng, chỉ là một bộ phận của quốc gia, của xã hội. Nếu không gắn với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển quốc gia, phát triển con người, thì giáo dục sẽ luôn chuệch choạc.

Khi đó, cải cách hay đổi mới giáo dục nhiều khả năng sẽ chệch hướng và không mang lại kết quả như mong đợi. Vì lẽ đó, trước khi đổi mới chương trình giáo dục, ngoài các vấn đề về chuyên môn giáo dục cần phải xử lý sao cho thấu đáo, thì vấn đề quan trọng hơn, là triết lý phát triển của quốc gia, hệ giá trị cốt lõi mà quốc gia muốn xây dựng, tầm nhìn về vị thế quốc gia trên thế giới, chiến lược phát triển quốc gia và phát triển con người trong trung và dài hạn... cần phải được xử lý trước. Tiếc rằng, những nội dung này hầu như không được thảo luận trong đợt đổi mới chương trình giáo dục lần này.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Huyền Thanh (thực hiện)

Theo CAND

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
22:17:19 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024
Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
22:38:07 19/11/2024
Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ
20:55:12 19/11/2024
Cặp đôi Đảo thiên đường có hành động khó hiểu, lộ diện thân thiết giữa nghi vấn qua mặt khán giả
20:14:29 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc

Sao việt

06:07:23 20/11/2024
Tôi khổ quá, đâu có ai biết tôi thương con tôi lắm, không lo được cho con tôi cũng đau lòng lắm nhưng tôi có nỗi khổ riêng của tôi - mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long nói.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

Góc tâm tình

06:00:06 20/11/2024
Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu

Sao châu á

05:48:36 20/11/2024
Chỉ trong một thời gian ngắn, hình ảnh của Châu Vũ Đồng đã hoàn toàn thay đổi sau khi tham gia chương trình Hoa Thiếu Niên.

Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

Người đẹp

05:48:13 20/11/2024
Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.

Phim Việt chưa chiếu đã leo top 1 phòng vé, nữ chính là Hoa hậu gây sốc vì xấu khó tin

Phim việt

22:32:14 19/11/2024
19h tối nay ngày 19/11, Linh Miêu: Quỷ Nhập Tràng sẽ khởi chiếu trên toàn quốc, hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn những tín đồ điện ảnh nói chung và phim kinh dị nói riêng.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.