Chuyên gia Trung Quốc nói “không cần phải sợ” Omicron
Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc cho rằng nước này “không cần phải sợ” biến chủng Omicron mới nhờ chiến lược “Không Covid” được triển khai nghiêm ngặt.
Xét nghiệm Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: China Daily).
“Chúng tôi (Trung Quốc) không cần phải sợ biến chủng Omicron nhờ áp dụng chiến lược “Không Covid” (Zero Covid) và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa cũng như kiểm soát dịch đã được đặt ra”, Global Times ngày 5/12 dẫn lời chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc Zhong Nanshan cho biết.
Trả lời câu hỏi về tỷ lệ bảo vệ của các loại vaccine hiện thời trong việc chống lại biến chủng mới, ông Zhong cho biết các nghiên cứu đang được thực hiện và kết quả cần được theo dõi.
Video đang HOT
Một chuyên gia y tế giấu tên tại Bắc Kinh cũng cho rằng không cần phải quá lo ngại về biến chủng Omicron. Chuyên gia này lưu ý các biện pháp phòng ngừa cơ bản như cách ly, đeo khẩu trang và khử trùng vẫn có hiệu quả đối với tất cả các chủng virus.
Chuyên gia Trung Quốc nói rằng mặc dù nhiều quốc gia đang đánh giá nghiêm túc mối đe dọa do biến chủng Omicron gây ra, nhưng hiện có rất ít thông tin về biến chủng này và đây cũng là thách thức lớn nhất trong việc ngăn ngừa và kiểm soát biến chủng Omicron.
“Chúng ta chưa biết đủ thông tin về khả năng lây nhiễm, tỷ lệ bệnh nặng hoặc tỷ lệ tử vong của biến chủng, ngoại trừ vị trí của sự biến đổi trên chuỗi gen”, chuyên gia Trung Quốc cho biết.
Tại cuộc họp báo hôm 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết biến chủng Omicron chắc chắn sẽ “dẫn đến những thách thức về phòng ngừa và kiểm soát” trong việc tổ chức Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2 năm sau tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Triệu khẳng định Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm ứng phó với Covid-19 và Thế vận hội sẽ diễn ra suôn sẻ.
Xu Wenbo, người đứng đầu Viện Quốc gia Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh do virus của Trung Quốc, cho rằng biến chủng Omicron nhiều khả năng sẽ xâm nhập vào Trung Quốc, tuy nhiên các biện pháp và công cụ xét nghiệm hiện tại của Trung Quốc có thể giúp nước này xác định bất kỳ ca nhiễm biến chủng Omicron nào. Giới chức Trung Quốc tin rằng các loại vaccine Covid-19 do nước này phát triển vẫn có hiệu quả trong việc phòng ngừa biến chủng mới.
Ông Xu cho biết Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược “Không Covid” để cắt đứt chuỗi lây nhiễm virus. Chiến lược này bao gồm hàng loạt biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như hạn chế đi lại, phong tỏa, xét nghiệm hàng loạt, cách ly…
Nhà sản xuất vaccine Trung Quốc Sinovac cho biết họ có thể nhanh chóng sản xuất hàng loạt phiên bản vaccine chống lại biến chủng Omicron. Tuy nhiên, Sinovac cho biết sẽ chỉ sản xuất sau khi có được sự chấp thuận của cơ quan quản lý, cùng với bằng chứng cho thấy cần phải có vaccine cập nhật để ngăn ngừa biến chủng mới.
Hong Kong là khu vực đầu tiên tại Trung Quốc và châu Á ghi nhận 3 ca nhiễm biến chủng Omicron. Các nước khác ở châu Á gồm Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc sau đó cũng phát hiện các ca nghi nhiễm biến chủng mới. Chính quyền Hong Kong đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát sự lây lan của biến chủng mới, bao gồm áp lệnh cấm nhập cảnh đối với những người từ khu vực có ghi nhận ca nhiễm Omicron.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...