Chuyên gia Trung Quốc: Covid-19 chỉ ngừng lây lan nếu tỷ lệ tiêm vaccine trên 60%
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc cho rằng, với căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh như Covid-19, nếu tỷ lệ tiêm phòng vaccine không đạt 60% trở lên sẽ không thể chặn đứng sự lây lan của SARS-CoV-2 trên toàn cầu.
Phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Bắc Kinh, ông Trương Văn Hồng, Trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Hoa Sơn thuộc Đại học Phúc Đán Thượng Hải cho biết, nhiều thông tin tốt lành đang lan truyền trên thế giới, như vaccine Covid-19 của Trung Quốc có hiệu quả bảo vệ tốt, hay vaccine của Mỹ đạt hiệu quả cao.
Ông Trương Văn Hồng phát biểu tại hội nghị ở Bắc Kinh. Ảnh: Caixin
Tuy nhiên, theo ông, dù với tốc độ nhanh nhất, vaccine có thể có mặt trên thị trường vào đầu năm sau hoặc cuối năm nay, song việc cung ứng, phổ cập và mức độ bảo vệ của vaccine đến nay vẫn chưa rõ ràng.
Theo chuyên gia này, vaccine có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan, nhưng nếu muốn để đại dịch Covid-19 giảm mạnh, thậm chí có thể bảo vệ cả một quốc qia, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt ở mức rất cao. SARS-CoV-2 là loại virus có khả năng lan truyền cực mạnh, do vậy, nếu tỷ lệ tiêm chủng không đạt trên 60%, thì trên thực tế sẽ không thể chặn đứng sự lây lan của loại virus này. Sự ra đời của vaccine chỉ có thể hỗ trợ bảo vệ nhóm người có nguy cơ rất cao, như người cao tuổi, giúp giảm mạnh tỷ lệ tử vong.
Video đang HOT
Do vậy, vẫn cần một khoảng thời gian tương đối dài, có thể là 1 hoặc 2 năm, để các nước trên thế giới đều được bảo vệ trước đại dịch. Điều đó đồng nghĩa với việc trong thời gian này con người vẫn phải đối diện với sự hoành hành của dịch bệnh trên toàn cầu, nhưng mức độ sẽ giảm dần do tỷ lệ tiêm phòng vaccine không ngừng tăng lên./.
Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN tăng giữa Covid-19
ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ba quý đầu năm, với đầu tư tăng mạnh bất chấp dịch bệnh bùng phát toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chiều nay đồng chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 23, sự kiện trong chuỗi các hội nghị cấp cao của ASEAN diễn ra tại Hà Nội ngày 12-15/11.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hội nghị nhằm xác định phương hướng hợp tác và phối hợp giữa ASEAN và Trung Quốc để cùng nhau vượt qua thử thách, đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh, giữ gìn môi trường ổn định chung để cùng khôi phục và phát triển. Trung Quốc đã là đối tác đầu tiên trao đổi và phối hợp với ASEAN về hợp tác ứng phó Covid-19, cùng ASEAN triển khai nhiều hoạt động về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế dự phòng trong phòng chống Covid-19.
Các hoạt động hợp tác ASEAN - Trung Quốc vẫn được tiến hành theo kế hoạch dưới hình thức linh hoạt dù gặp thách thức bởi đại dịch. Trao đổi thương mại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục được duy trì ổn định.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu mở đầu hội nghị ASEAN - Trung Quốc chiều 12/11. Ảnh: Vũ Anh .
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh trong ba quý đầu năm nay và đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN đã tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Về tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN, hướng tới phát triển hòa bình, nhằm đề cao hòa bình và ổn định trong khu vực", ông Lý nói.
Tính đến hết năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 9 năm liên tiếp, còn ASEAN đã lần đầu vượt Mỹ và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 1997, theo China Daily.
Hãng thông tấn Xinhua hôm 3/11 dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Đặng Tích Quân cho biết thương mại hai chiều đạt 481,8 tỷ USD trong ba quý đầu năm 2020, chiếm một phần bảy giá trị thương mại quốc tế của Trung Quốc. Ông cũng khẳng định ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh trong nửa đầu năm 2020.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết ASEAN là ưu tiên cao trong chính sách láng giềng của Trung Quốc, cam kết tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Trung Quốc cũng cam kết phối hợp chặt chẽ với ASEAN nâng cao năng lực dự phòng ứng phó dịch bệnh, giảm thiểu tác động về kinh tế xã hội của dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi và phát triển bền vững.
Trung Quốc khẳng định phối hợp chặt chẽ với ASEAN trong nỗ lực nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng ngừa, thuốc điều trị Covid-19, xem xét tích cực hỗ trợ người dân các nước ASEAN được tiếp cận rộng rãi với vaccine. Trung Quốc cũng tuyên bố hỗ trợ một triệu USD cho Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19.
Lãnh đạo các bên chia sẻ tầm quan trọng của xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác, khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN về đề cao thượng tôn pháp luật, tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị liên quan diễn là hội nghị cấp cao cuối cùng và quan trọng nhất trong năm Việt Nam làm chủ tịch. Ngoài Trung Quốc, ASEAN hôm nay cũng tổ chức các hội nghị cấp cao với những đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Hội nghị Cấp cao Mekong với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc cùng hội nghị hợp tác Campuchia - Lào - Việt Nam và Tam giác phát triển diễn ra trong ngày mai. Cấp cao Đông Á và hội nghị ASEAN với các đối tác Mỹ, Australia, New Zealand, Liên Hợp Quốc, Hội nghị Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra trong hai ngày cuối.
TQ cảnh báo Mỹ không được bắt nạt "người bạn thân" suốt 2.000 năm Trung Quốc lên tiếng kịch liệt phản đối và cáo buộc Mỹ đang "bắt nạt", "cưỡng ép" đảo quốc Ấn Độ Đương đã có mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh suốt 2.000 qua. Ngoại trưởng Mỹ công du nhiều nước, đối phó tầm ảnh hưởng của Trung Quốc (ảnh: Reuters) "Chúng tôi kiên quyết phản đối việc Mỹ lợi dụng chuyến...