Chuyên gia: quy đổi điểm IELTS, VSTEP… đang thiếu khoa học, bao giờ thay thế?
Theo chuyên gia, việc quy đổi điểm của các kỳ thi như IELTS, VSTEP, CAMBRIDGE…đang thiếu khoa học và thiếu sự khách quan.
Ngày 24/1/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. Khung năng lực ngôn ngữ 6 bậc này gồm 6 bậc 1, 2, 3, 4, 5, 6 tham chiếu từ Khung tham chiếu châu Âu ( CEFR) với 6 cấp độ là A1, A2, B1, B2, C1, C2.
Bên cạnh đó, công văn 6089/BGDĐT-GDTX ngày 27/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị mức quy đổi: bậc 1 tương đương A1, bậc 2 tương đương A2, tương tự, bậc 6 tương đương C2.
Đây cũng là khung tham chiếu để các đơn vị quy đổi điểm thi của các kỳ thi như IELTS, VSTEP, CAMBRIDGE… Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc quy đổi điểm thi đang thực hiện theo Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 2/12/2008 đã hết hiệu lực và nó có sự “vênh” với quy định quốc tế.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia giáo dục độc lập Bùi Khánh Nguyên xung quanh vấn đề này.
Theo chuyên gia Bùi Khánh Nguyên, hiện nay, khi quy đổi điểm thi giữa các kỳ thi khác nhau như VSTEP, IELTS, Cambridge… rất nhiều đơn vị vẫn còn tiếp tục sử dụng hướng dẫn của Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 2/12/2008.
Chuyên gia cũng lấy ví dụ, tại mục 4 của Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT, điểm IELTS 6.0 được quy đổi tương đương với trình độ C1 và 7.0 tương đương trình độ C2.
Theo đánh giá của chuyên gia Bùi Khánh Nguyên, dù văn bản trên đã hết hiệu lực từ tháng 12/2021 nhưng cũng có những điểm thiếu chính xác trong hướng dẫn quy đổi. Đó là về việc tham chiếu quy đổi điểm thi từ bộ phận tuyển sinh của một trường đại học ở Anh quốc.
“Sở dĩ có sai sót trên là vì Quyết định này đã dùng nguồn tham chiếu không đáng tin cậy, là “Using English for Accademic Purposes-a Guide for International Students”, Andy Gillet, Department of Inter-faculty Studies, University of Hertfordshire. Hatfield. UK, tức là của bộ phận tuyển sinh một trường đại học ở Anh quốc.
Trong khi đó, trang chính thức của tổ chức IELTS (https://www.ielts.org/about-ielts/ielts-in-cefr-scale) đặt ra điểm ngưỡng tối thiểu cho trình độ C1 là IELTS 7.0 và cho trình độ C2 là 8.0, cao hơn 1 điểm so với Quyết định 66″, chuyên gia cho hay.
Trên hệ thống Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật có nêu thông tin Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT có hiệu lực là từ ngày 13/5/2009 và ngày hết hiệu lực là 5/12/2021. (Ảnh chụp màn hình)
Từ những thông tin trên, chuyên gia cho rằng, đây không thể là nguồn tham khảo về chuyên môn cho yếu tố học thuật.
Chuyên gia cũng chia sẻ, các tổ chức tin cậy đều khuyến cáo, về mỗi kỳ thi đều có những khác biệt do vậy quy đổi điểm thi chỉ mang tính chính xác tương đối.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều đáng nói là cách thức không khoa học trong việc xác định nguồn tham chiếu đã tồn tại ở Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT suốt một thời gian dài.
Ông Bùi Khánh Nguyên cho rằng: “Thật may, Quyết định 66 đã hết hiệu lực từ năm 2021.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có văn bản thay thế và vì vậy, rất nhiều trường học vẫn căn cứ vào văn bản thiếu chính xác về chuyên môn này để đưa ra hướng dẫn quy đổi điểm IELTS và VSTEP hay Khung ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Tức là chỉ 6.0 điểm IELTS đã đạt trình độ C1 (trình độ bắt buộc đầu ra của cử nhân ngoại ngữ) và IELTS 7.0 đã đạt trình độ C2 (tương đương người bản ngữ Anh). Điều này là hoàn toàn thiếu chính xác và cần được cập nhật trong các văn bản sắp tới”, ông Nguyên cho hay.
Liên quan đến chứng chỉ ngoại ngữ, hiện nay nước ta có 25 đơn vị tổ chức thi VSTEP, (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2) nhưng không được các trường ở Việt Nam ưu tiên lựa chọn, đây là một sự lãng phí với thí sinh hay không?
Trả lời câu hỏi trên, chuyên gia Bùi Khánh Nguyên cho hay, chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là một sự tiến bộ so với hệ thống chứng chỉ tiếng Anh A, B, C từng được áp dụng trước đây.
Hệ thống đánh giá này dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương ứng với 6 bậc của Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu (CEFR).
Trong số đơn vị được cấp phép tổ chức thi VSTEP, có một số đơn vị là các trường đại học chuyên ngữ hoặc các khoa ngôn ngữ nước ngoài, nhìn chung họ có đủ nguồn lực và trình độ để đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh.
Phần còn lại là uy tín của từng đơn vị trong việc tuân thủ các quy định tổ chức kỳ thi, bao gồm liêm chính về học thuật.
Theo chuyên gia, sự không tin tưởng vào chứng chỉ nội và quá sùng bái chứng chỉ ngoại cũng cho thấy sự suy giảm niềm tin vào liêm chính học thuật tại các trường đại học trong nước.
Các chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C trước đây đã đi kèm với rất nhiều sự hoài nghi về độ tin cậy, do vậy để chứng chỉ VSTEP có thể được tin tưởng bởi trường học và nhà tuyển dụng, VSTEP phải tự khẳng định được tính liêm chính học thuật của mình trước xã hội.
Đại học VN mà không ưu tiên VSTEP lại chạy theo IELTS chi phí cao là vô lý
Các trường đại học nên vì quyền lợi của người học mà ưu tiên xét chứng chỉ VSTEP thay vì bắt buộc họ phải có IELTS với chi phí cao.
Vừa qua, khi một số đơn vị tổ chức thi chứng chỉ IELTS phải hoãn thi khiến nhiều gia đình đứng ngồi không yên. Nó cho thấy, IELTS nhu cầu thi chứng chỉ này ở Việt Nam rất lớn. Đáng nói, không chỉ riêng các trường hợp đi du học cần chứng chỉ nà mà vài năm qua, chứng chỉ này được nhiều trường đại học, học viện dùng để ưu tiên xét tuyển đầu vào hoặc làm tiêu chí đầu ra.
Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi chứng chỉ tiếng Anh VSTEP của Việt Nam (tương đương với trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2) tại sao không được các trường ở Việt Nam ưu tiên lựa chọn.
Nếu thi IELTS, thí sinh sẽ phải mất chi phí khoảng gần 5 triệu đồng, chưa kể tiền ôn thi không hề ít, trong khi với thi chứng chỉ VSTEP, người học chỉ mất khoảng gần 2 triệu đồng.
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: với kì thi, tuyển sinh trong nước, có nhất thiết chỉ lựa chọn hay ưu tiên IELTS ở vị trí hàng đầu?
Trao đổi về vấn đề trên, ông Bùi Khánh Nguyên (chuyên gia giáo dục độc lập), người từng có nhiều năm học tập, nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh có những chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Chuyên gia Bùi Khánh Nguyên. (Ảnh: NVCC)
Phóng viên: Ông có đánh giá như nào về ưu điểm, nhược điểm của việc liên kết, tổ chức cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam hiện nay?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Tôi nghĩ rất cần có sự hiện diện của các tổ chức phát triển giáo dục, văn hóa của nước ngoài tại Việt Nam để hỗ trợ cho công tác khảo thí và giảng dạy ngoại ngữ.
Trong những năm qua, các tổ chức đó, đặc biệt là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, trực thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ đã góp phần quan trọng trong việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước, tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực ngôn ngữ của nước họ, cũng như hỗ trợ cho học sinh, sinh viên Việt Nam có nhu cầu du học.
Nhược điểm của các kỳ thi quốc tế có thể là chi phí khá lớn, do vậy người học tùy vào mục đích của mình mà lựa chọn kỳ thi quốc tế, hay kỳ thi trong nước để tiết kiệm chi phí.
Phóng viên: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 25 đơn vị đào tạo chứng chỉ tiếng Anh VSTEP, ông có đánh giá sao về chất lượng của các đơn vị này?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Tôi nghĩ chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là một sự tiến bộ so với hệ thống chứng chỉ tiếng Anh A, B, C từng được áp dụng trước đây. Hệ thống đánh giá này dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam, tương ứng với 6 bậc của Khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu (CEFR).
Trong số đơn vị được cấp phép tổ chức thi VSTEP, có một số đơn vị là các trường đại học chuyên ngữ hoặc các khoa ngôn ngữ nước ngoài, nhìn chung họ có đủ nguồn lực và trình độ để đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh.
Phần còn lại là uy tín của từng đơn vị trong việc tuân thủ các quy định tổ chức kỳ thi, bao gồm liêm chính về học thuật.
Phóng viên: Nếu so sánh về việc đánh giá năng lực thí sinh của VSTEP với IELTS, ông có nhận xét sao?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Chắc chắn là IELTS được công nhận rộng rãi hơn trên thế giới, còn VSTEP được công nhận chủ yếu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu sử dụng cho các khóa học ở trong nước, thì việc thi VSTEP cũng có nhiều lợi thế về chi phí và số lượng các điểm thi cho thí sinh. Cả IELTS và VSTEP đều có thể quy đổi ra khung ngoại ngữ 6 bậc hay khung tham chiếu ngôn ngữ, nên không khó để đánh giá năng lực ngôn ngữ của thí sinh.
Ví dụ, thí sinh đạt trình độ B2 trong kỳ thi IELTS cũng sẽ tương đương với B2 trong kỳ thi VSTEP.
Phóng viên: Về vấn đề trên, ông có đề xuất gì để tạo sự thuận lợi cho người học đang học tập, công tác tại Việt Nam?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Tất cả các tổ chức khảo thí, kỳ thi, chứng chỉ đã được cấp phép tại Việt Nam đều cần được tôn trọng bởi cơ quan quản lý. Việc các chứng chỉ được công nhận tới đâu phụ thuộc vào uy tín của tổ chức cấp chứng chỉ.
Một tổ chức kém uy tín thì chứng chỉ được cấp ra được rất ít đơn vị công nhận và ngược lại. Do vậy, cơ quản quản lý chỉ nên đặt ra quy trình cấp phép và thẩm định. Khi các tổ chức khảo thí đã tuân thủ các quy định thì việc khẳng định chất lượng của các tổ chức này nằm ngoài thẩm quyền và không phụ thuộc vào ý chí của cơ quan quản lý.
Các trường đại học của Việt Nam nên vì quyền lợi của người học mà công nhận chứng chỉ VSTEP thay vì bắt buộc học sinh chỉ có thể sử dụng các chứng chỉ quốc tế có chi phí cao.
Ví dụ, để chứng minh năng lực tiếng Anh của sinh viên đạt trình độ B1 tiếng Anh ở một trường đại học có 10.000 sinh viên mà bắt buộc 10.000 sinh viên đó phải thi IELTS hoặc TOEFL có thể là một chính sách gây phiền toái cho nhiều sinh viên, vì có những giải pháp tối ưu hơn.
Sự không tin tưởng vào chứng chỉ nội và quá sùng bái chứng chỉ ngoại cũng cho thấy sự suy giảm niềm tin vào liêm chính học thuật tại các trường đại học trong nước.
Các chứng chỉ tiếng Anh trình độ A, B, C trước đây đã đi kèm với rất nhiều sự hoài nghi về độ tin cậy, do vậy để chứng chỉ VSTEP có thể được tin tưởng bởi trường học và nhà tuyển dụng, VSTEP phải tự khẳng định được tính liêm chính học thuật của mình trước xã hội.
Phóng viên: Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, chứng chỉ IELTS chỉ nên áp dụng cho đối tượng du học, ông đánh giá sao về điều này?
Ông Bùi Khánh Nguyên: Không có một giới hạn hay quy định nào về việc sử dụng chứng chỉ IELTS như thế nào, tất cả phụ thuộc vào mức độ chấp nhận của các tổ chức như trường đại học đang tuyển sinh. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí không cần thiết, thì với các chương trình, khóa học trong nước do các trường đại học Việt Nam tổ chức, nên sử dụng cả VSTEP bên cạnh IELTS.
Sẽ là bất hợp lý khi một trường đại học có tổ chức kỳ thi VSTEP ngay trong trường, nhưng lại buộc sinh viên phải có chứng chỉ IELTS mà không áp dụng chứng chỉ VSTEP.
Ví dụ, trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội) cho phép sinh viên sử dụng chứng chỉ VSTEP cho chương trình liên kết quốc tế của trường, trong khi Học viện báo chí và tuyên truyền cũng là đơn vị tổ chức kỳ thi VSTEP nhưng yêu cầu chứng chỉ IELTS cho chương trình liên kết quốc tế của trường mà chưa chấp nhận chứng chỉ VSTEP.
Gần đây nhất, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chính thức áp dụng VSTEP cho toàn bộ các chương trình, khóa học cần đánh giá năng lực tiếng Anh, áp dụng tại 9 trường đại học thành viên. Theo tôi đây là một động thái đáng hoan nghênh.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi.
Tuyển sinh đại học năm 2023: Chứng chỉ ngoại ngữ lên ngôi Việc sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, ngoài việc giúp thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngoại ngữ, còn được dùng để tuyển sinh đại học trong nhiều năm trở lại đây. Đáng lưu ý, hiện nay nhiều trường ĐH đã quyết định sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP (trong nước) để tuyển sinh,...