Chuyên gia pháp y: Nghề của chúng tôi không hấp dẫn như phim
Một chuyên gia phân tích DNA của Cục Điều tra Liên bang Mỹ khẳng định những cảnh tượng hấp dẫn về công việc pháp y trên phim hoàn toàn khác xa thực tế.
Những chuyên gia pháp y tập trung trong một phòng thí nghiệm sáng loáng. Họ trao đổi nghiệp vụ với nhau, lắc mấy ống nghiệm, nhấn vài nút rồi quan sát kết quả phân tích DNA trên máy tính. Sau đó kết quả phân tích DNA của họ giúp cảnh sát xác định danh tính hung thủ gây ra vụ án.
Đó là cảnh tượng đặc trưng trong những bộ phim về hoạt động phân tích DNA của các chuyên gia pháp y. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, Livescience khẳng định.
Tina Delgado, một chuyên gia thuộc bộ phận phân tích DNA của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (DNA), nói rằng những bộ phim hình sự khiến phần lớn công chúng tin rằng các nhà điều tra có thể tìm thấy vô số mẫu DNA tại hiện trường vụ án.
“Song bạn sẽ không thể thấy bất kỳ mẫu DNA nào trong một vụ xả súng trên phố”, cô nói.
Một cảnh tượng về công việc của chuyên gia phân tích DNA trên phim. Ảnh: Livescience.
Một quan niệm sai lầm khác, theo Tina, là quá trình phân tích DNA sẽ diễn ra cực nhanh. Trên thực tế, trong những vụ án cần phá gấp, quá trình phân tích DNA có thể diễn ra trong 48 giờ. Song trong đa số trường hợp, các nhà điều tra phải đợi vài tuần để biết kết quả.
Video đang HOT
Công việc tẻ nhạt
Tìm mẫu DNA phù hợp là bước đầu tiên trong quá trình xét nghiệm DNA để phá án, theo Tina. Các chuyên gia phải tìm mẫu DNA trên quần, áo và những thứ mà các nhà điều tra đưa tới phòng thí nghiệm. Vật chứng tại hiện trường rất đa dạng.
“Đương nhiên bạn sẽ muốn biết ai đã mặc chiếc áo sơ mi tại hiện trường, hoặc máu của ai đã thấm trên đó”, cô nói.
Ngay sau khi chuyên gia tìm ra mẫu DNA phù hợp, họ sẽ tách nó ra khỏi vật chứng rồi đo khối lượng. Mọi phòng thí nghiệm cần 1 tới 2 nanogram DNA để phân tích.
Trong công đoạn tiếp theo, chuyên gia đưa mẫu DNA vào máy sao chép phân tử. Máy sẽ đánh dấu DNA trong quá trình sao chép. Sau đó họ đưa kết quả vào máy phân tích gene. Nếu may mắn, họ sẽ có kết quả.
Một số người có thể để lại nhiều DNA hơn so với người khác. “Lượng DNA mà con người để lại phụ thuộc vào hàm lượng dầu trên da, thời gian họ rửa tay lần cuối, hay họ dùng son môi hay không”, cô giải thích.
Máy phân tích gene tập trung vào 13 vị trí trên DNA. Đó là những vị trí không liên quan tới đặc điểm thể chất, mà thể hiện nét đặc trưng của từng cá nhân. Những mẫu DNA thiếu 13 vị trí đó sẽ không thể trở thành công cụ để xác định danh tính con người, nhưng vẫn có thể giúp các nhà điều tra loại trừ kẻ khả nghi.
Trong vài trường hợp, chuyên gia chỉ có thể kết luận DNA thuộc về một nam giới hay nữ giới. Một manh mối như thế vẫn có thể có giá trị.
“Nếu mẫu DNA còn nguyên vẹn, chúng sẽ có đủ 13 vị trí cần thiết”, Tina khẳng định.
FBI đưa mọi mẫu DNA của các hung thủ vào cơ sở dữ liệu của họ. Hiện tại tổng số mẫu trong cơ sở dữ liệu đã lên tới khoảng 5 triệu.
“Chúng tôi không đưa DNA của những người vô tội vào cơ sở dữ liệu”, cô nói.
Theo Zing News
Mỹ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam - lời thức tỉnh cho Nga?
Một số chuyên gia cho rằng, việc Mỹ vừa mới đây dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài nhiều thập kỷ đối với Việt Nam được xem như "lời thức tỉnh" dành cho Nga nước đang là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất sang Việt Nam. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại cho rằng, động thái của Washington không làm thay đổi hoạt động giao dịch vũ khí giữa Nga và Việt Nam do hai nước này vốn có mối quan hệ sâu sắc, bền chặt.
Ảnh minh hoạ
Ông Anton Tsvetov một nhà nghiên cứu thuộc Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC), hôm qua (25/5) đã nhận định rằng, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là một lời thức tỉnh đối với Nga. "Moscow sẽ phải nỗ lực hơn nữa để duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Việt Nam", vị chuyên gia về chính sách đối ngoại đã nói như vậy.
Quan điểm của ông Tsvetov được chia sẻ bởi một chuyên gia khác. Đó là ông Alexander Gabuev Giám đốc Chương trình Nga-Châu Á-Thái Bình Dương của Trung tâm Carnegie Moscow. Ông Gabuev cho rằng, "môi trường thị trường giờ đây sẽ trở nên cạnh tranh hơn. Nhưng, Nga đã xây dựng được một vị thế mạnh trong hệ thống, trong mối quan hệ lâu đời giữa quân đội Việt Nam với các nhà sản xuất của Nga cũng như sự cần thiết phải đào tạo nhân sự".
"Rất nhiều thứ phụ thuộc vào việc liệu chính phủ Mỹ có ủng hộ việc bán các hệ thống vũ khí của Mỹ hay không và lập trường của chính phủ tiếp theo của Mỹ là gì", ông Gabuev cho biết.
Tuy nhiên, Đại sứ Chas W. Freeman một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Quốc tế và Các vấn đề công của trường Đại học Brown, cựu trở lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Ả-rập Xê-út và quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Châu Phi, Đại biện lâm thời Mỹ ở cả Bangkok và Bắc Kinh, lại có quan điểm khác nhau về vấn đề trên.
Theo ông Freeman, Việt Nam dựa hầu như hoàn toàn vào vũ khí của Nga và việc đưa thêm các hệ thống vũ khí khác của Mỹ vào sẽ gây thêm sự phức tạp cũng như khó khăn cho các lực lượng quân sự Việt Nam.
Ông Anatoly Punchuk Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga cũng đồng ý với quan điểm của ông Freeman. "Mối quan hệ giữa chúng tôi với Việt Nam mang đặc điểm chiến lược và việc phát triển hơn nữa mối quan hệ này phụ thuộc vào giới lãnh đạo Việt Nam. Tôi cho rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu vũ khí của Nga".
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Mỹ đốt bao nhiêu tiền cho lá chắn tên lửa Romania Theo chuyên gia quân sự người Đức, HansJoachim Spanger, Mỹ quyết định chi khoảng 1,6 tỷ USD để triển khai lá chắn ở Romania và sắp tới tại Ba Lan. Mỹ đốt tiền Theo vị chuyên gia người Đức, số tiền Mỹ chi cho 2 căn cứ quân sự này sẽ tiếp tục tăng lên. Trong đó, các khoản phí tiêu tốn hàng...