Chuyên gia nói gì về ‘khoai lang giúp tăng khả năng miễn dịch’?
Việc ăn khoai lang thường xuyên là tăng cường khả năng miễn dịch do khai lang giàu beta carotene.
Khoai lang. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khi ăn khoai tây thường xuyên (vì chúng là một trong những loại tinh bột tốt nhất để ăn), nhưng nhiều người thích ăn khoai lang vì họ tin rằng loại khoai màu cam phổ biến này còn “lành mạnh” hơn so với khoai tây.
Hầu như không có sự khác biệt về lượng carbohydrate và chất xơ giữa hai loại khoai này, nhưng khoai lang có lượng đường cao hơn một chút (do đó nó được gọi là “ngọt” – sweet potatoes) và nó chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể có lợi cho sức khỏe của cơ thể bạn.
Trong tất cả những lợi ích, Megan Byrd, chuyên gia dinh dưỡng từ Oregon (Mỹ), chỉ ra rằng một tác dụng chính của việc ăn khoai lang thường xuyên là tăng cường khả năng miễn dịch do giàu beta carotene, theo Eat This, Not That!
Món khoai lang nướng. Ảnh SHUTTERTOCK
Chuyên gia Byrd cho biết: “Khoai lang có hàm lượng beta carotene cực cao, đây là chất dinh dưỡng tương tự trong cà rốt giúp chúng có màu cam”.
“Beta carotene được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể chúng ta, và được sử dụng cho thị lực, đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta! Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với một số mầm bệnh, giúp chúng ta khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng”, chuyên gia Byrd giải thích, theo Eat This, Not That!
Theo một nghiên cứu được Tạp chí Y học Lâm sàng công bố, vitamin A có thể thúc đẩy và điều chỉnh chức năng miễn dịch trong cơ thể và cung cấp khả năng bảo vệ chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm.
Chuyên gia Byrd cho biết: “Vitamin A được tìm thấy trong khoai lang cũng được chứng minh là có đặc tính chống viêm và thậm chí còn được chứng minh là giúp ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch”.
Giữa các đặc tính tăng cường miễn dịch, có vẻ như đã đến lúc bắt đầu bổ sung khoai lang vào chế độ ăn uống của bạn, theo Eat This, Not That!
13 thực phẩm giúp giải đáp thắc mắc bà bầu nên ăn gì?
Bà bầu nên ăn gì? Phụ nữ mang thai cần đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bạn cũng cần đảm bảo cơ thể đủ khỏe mạnh để sẵn sàng cho những thay đổi xảy ra trong cơ thể.
Để có thai kỳ khỏe mạnh, chế độ ăn uống của người mẹ cần phải cân bằng và giàu dinh dưỡng. Điều này cần sự cân bằng phù hợp giữa protein, carbohydrate và chất béo đồng thời ăn nhiều rau củ quả.
Trong bài viết dưới đây, LEEP.APP sẽ gợi ý những thực phẩm tốt cho bà bầu để các mẹ tham khảo nhé.
Một số thông tin nhanh về việc bà bầu nên ăn gì
Lượng calorie của bà bầu tăng lên trong suốt thời kỳ mang thai. Các mẹ bầu không ăn cho 2 người. Với hầu hết phụ nữ mang thai, mức tiêu thụ calo chỉ tăng thêm vài trăm calo mỗi ngày.
Cân nặng thay đổi đáng kể dựa trên cân nặng trước khi mang thai và các yếu tố khác. Các mẹ nhẹ cân được khuyến khích tăng nhiều nhất trong khi những phụ nữ thừa cân được khuyến khích tăng ít nhất.
Cơ thể của bà bầu hấp thụ sắt hiệu quả hơn và lượng máu tăng lên khi mang thai. Vì vậy, cô ấy phải tiêu thụ nhiều sắt hơn để đảm bảo cả 2 mẹ con đều được cung cấp oxy đầy đủ.
Những thực phẩm tốt cho bà bầu
1. Sản phẩm từ bơ sữa
Bà bầu nên ăn gì? Trong thời kỳ mang thai, bạn cần tiêu thụ thêm protein và canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển của em bé. Các sản phẩm từ bơ sữa như sữa tươi, pho mát và sữa chua nên được bổ sung.
Video đang HOT
Các sản phẩm từ sữa chứa 2 loại protein chất lượng: casein và whey. Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất đồng thời bổ sung một lượng lớn phốt pho, vitamin B, magie và kẽm.
Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp, chứa nhiều canxi hơn hầu hết các sản phẩm từ sữa khác và đặc biệt có lợi. Một số loại cũng chứa vi khuẩn probiotic hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa.
Nếu bạn không thể nạp lactose, bạn cũng có thể ăn sữa chua, đặc biệt là sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic.
2. Các cây họ đậu
Nhóm thực phẩm này gồm đậu lăng, đậu Hà Lan, hạt đậu, đậu nành và đậu phộng, ...
Các loại đậu là nguồn thực vật cung cấp nhiều chất xơ, protein, sắt, folate và canxi - tất cả những thứ mà cơ thể cần nhiều hơn trong thời kỳ mang thai.
Folate là một trong những vitamin B thiết yếu nhất. Điều này rất quan trọng với cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng mang thai đầu tiên và thậm chí cả trước đó.
Các loại đậu nói chung giàu chất xơ. Một số loại chứa nhiều sắt, magie và kali.
3. Khoai lang
Khoai lang không chỉ ngon mà còn giàu beta carotene - một hợp chất thực vật được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chỉ cần chú ý quá nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật, ví dụ như nội tạng, có thể gây độc.
Khoai lang là một trong những thực phẩm tốt cho bà bầu vì nó dồi dào beta carotene và chất xơ. Chất cơ giúp bạn no lâu hơn, giảm khả năng lượng đường huyết tăng đột ngột và cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa (Điều này thực sự có thể hữu ích nếu tình trạng táo bón khi mang thai xảy ra).
4. Cá hồi
Cá hồi là một thực phẩm đáng được bổ sung vào danh sách này. Cá hồi rất giàu axit béo omega-3 có lợi.
Những chất này có nhiều trong hải sản và đóng góp vào quá trình hình thành não và mắt của thai nhi, thậm chí có thể giúp tăng thời hạn của thai kỳ.
Bạn cần chú ý hạn chế ăn hải sản do thủy ngân và các chất gây ô nhiễm khác. Bạn có thể ăn các loại cá béo.
Dưới đây là một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà các mẹ bầu cần tránh:
Cá kiếm
Cá mập
Cá thu vua
Cá cờ xanh
Cá ngừ mắt to
Cá nàng đào từ vịnh Mexico
Bên cạnh đó, cá hồi là một trong những nguồn vitamin D tự nhiên nhất - một chất mà hầu như ai cũng thiếu. Nó rất quan trọng với sức khỏe xương và chức năng miễn dịch.
5. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm tốt cho bà bầu vì chúng chứa hầu hết các loại dinh dưỡng bạn cần với hàm lượng nhỏ. Một quả trứng to tương đương với 80 calo, chứa protein chất lượng, chất béo cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Trứng cũng là một nguồn giàu choline - một chất dinh dưỡng quan trọng trong suốt thai kỳ. Nó rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của thai nhi và giúp ngăn ngừa những bất thường của não bộ và cột sống.
Một quả trứng chứa khoảng 147mg choline. Điều này giúp bạn dễ dàng đạt được mức choline khuyến cáo mỗi ngày là 450mg khi mang thai (Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để xác định xem mức này có đủ không).
6. Súp lơ xanh và rau lá xanh đậm
Súp lơ xanh và các loại rau có lá sẫm màu, ví dụ như cải xoăn và rau chân vịt, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bạn cần. Nó chứa chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali.
Thêm rau xanh vào chế độ ăn giúp cung cấp vitamin và chống táo bón. Rau cũng liên quan đến việc sinh con thiếu cân.
7. Thịt nạc
Thịt bò nạc, thịt lợn và thịt gà là những nguồn cung cấp protein chất lượng. Thịt bò và thịt lợn cũng rất giàu sắt, choline và các vitamin B khác. Đây đều là những chất các bà bầu cần với hàm lượng cao trong khi mang thai.
Sắt là một khoáng chất cần thiết được các tế bào hồng cầu sử dụng như một phần của hemoglobin. Bạn sẽ cần thêm sắt vì lượng máu tăng lên. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn thứ 3.
Lượng sắt thấp trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Điều này làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân và các biến chứng khác.
Ăn thịt nạc đỏ thường xuyên có thể giúp bổ sung sắt.
Kết hợp các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam hoặc ớt chuông cùng với thực phẩm giàu chất sắt cũng có thể giúp khả năng tăng hấp thụ.
8. Quả mọng không thể thiếu trong thực phẩm tốt cho bà bầu
Các loại quả mọng chứa rất nhiều chất tốt như nước, carb tốt, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Qủa mọng có chỉ số đường huyết tương đối thấp nên chúng không gây biến đổi lớn về lượng đường huyết.
Đây cũng là một món ăn nhẹ tuyệt vời vì chúng cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng tương đối ít calo.
Một số loại quả mọng mà các mẹ bầu nên ăn là quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây.
9. Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật. Hãy thử yến mạch, gạo lứt, hạt quinoa và lúa mạch thay cho bánh mì trắng và gạo trắng.
Chúng chứa một lượng protein tương đối và bổ sung thêm vitamin B, chất xơ và magie cho các bà bầu.
10. Bơ là một ẩn số giải đáp thắc mắc bà bầu ăn gì
Bơ là một loại trái cây đặc biệt vì chúng chứa rất nhiều axit béo không bão hòa đơn. Điều này làm cho chúng có vị béo ngậy và đậm đà. Bơ giàu chất xơ, vitamin B (đặc biệt là B9), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C.
Do chứa nhiều chất béo lành mạnh, folate và kali nên nó trở thành một trong những thực phẩm tốt cho bà bầu.
Chất béo tốt giúp hình thành da, não bộ và các mô của em bé. Folate giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh, các bất thường về sự phát triển của não bộ và cột sống như tật nứt đốt sống. Kali có thể giúp giảm chứng chuột rút ở chân (một tác dụng phụ của thai kỳ).
11. Hoa quả sấy khô
Trái cây sấy khô thường chứa nhiều calo, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất. Một phần trái cây khô có thể cung cấp một tỷ lệ lớn lượng vitamin và khoáng chất được khuyến nghị như folate, sắt và kali.
Mận khô rất giàu chất xơ, kali và vitamin K. Chúng là thuốc nhuận tràng tự nhiên và có thể rất hữu ích trong việc giảm táo bón. Quả chà là cũng giàu chất xơ, kali, sắt và các hợp chất thực vật.
Tuy nhiên, trái cây sấy khô cũng có lượng đường cao. Nó có thể giúp tăng lượng calo và chất dinh dưỡng nhưng không nên tiêu thụ nhiều cùng một lúc. Hãy thử chia nhỏ và kết hợp với các loại hạt và quả hạch để có một bữa ăn nhẹ bổ sung protein và chất xơ nhé.
12. Dầu gan cá là một thực phẩm tốt cho bà bầu
Dầu gan cá được làm từ gan của cá, thường là cá tuyết. Nó rất giàu axit béo omega-3 EPA và DHA - Những chất cần thiết cho sự phát triển não và mắt của thai nhi.
Bổ sung dầu cá có thể giúp tránh sinh non và có lợi cho sự phát triển mắt của em bé.
Dầu gan cá cũng rất giàu vitamin D. Nó có thể có lợi cho những người không thường xuyên ăn hải sản hoặc bổ sung omega-3 hoặc vitamin D.
Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ nhiều mỗi ngày vì quá nhiều vitamin A được tạo sẵn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Hàm lượng omega-3 cao cũng có thể làm loãng máu.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá mòi, cá ngừ hoặc cá minh thái có thể bổ sung đủ lượng omega-3 mong muốn.
13. Nước
Phụ nữ mang thai phải giữ đủ nước. Khi mang thai, lượng máu tăng khoảng 45%. Cơ thể của mẹ sẽ cung cấp nước cho em bé nhưng nếu bạn không theo dõi lượng nước của mình, bạn có thể bị mất nước.
Các triệu chứng mất nước nhẹ bao gồm đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng xấu và giảm trí nhớ.
Tăng lượng nước uống cũng có thể giảm tình trạng táo bón và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, thường gặp khi mang thai.
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo uống khoảng 2.3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung nước từ rau củ quả và trà.
3 dấu hiệu "bất thường" khi đi tiểu chứng tỏ lượng đường trong máu đang tăng cao, bệnh tiểu đường đang gần kề Nếu bạn thường xuyên nhận thấy có 3 dấu hiệu này khi đi tiểu thì điều đó có nghĩa rằng đường huyết của bạn tương đối cao. Bên cạnh ung thư và tim mạch thì tiểu đường cũng là một căn bệnh phổ biến bậc nhất, căn bệnh này ảnh hưởng đến cuộc sống, thậm chí gây tử vong nhanh. Vì vậy chúng...