Chuyên gia nhận định: Tại sao thị trường NFT sẽ sụp đổ
Hai giáo sư này đã ví thị trường NFT hiện tại như lâu đài được xây trên cát và sẽ sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Tháng Ba năm ngoái, một file JPG do nghệ sĩ Beeple tạo ra đã bán được nhà đấu giá Christie bán với giá 69,3 triệu USD, một con số kỷ lục dành cho một tác phẩm kỹ thuật số. Số tiền này để đổi lấy quyền sở hữu của file JPEG gốc – tác phẩm có tựa đề “Everydays – The First 5,000 Days” – khi nó được đảm bảo bằng NFT.
Thương vụ này đã tạo nên sự bùng nổ cho thị trường NFT. Các nhà đầu tư đã rót đến 27 tỷ USD vào thị trường này trong năm ngoái và hãng Meta ( Facebook đổi tên) cũng thông báo kế hoạch cho phép người dùng tạo ra và bán file NFT.
Nhưng theo hai chuyên gia kinh tế, giáo sư về chiến lược Patrick Reinmoeller và giáo sư tài chính Karl Schmedders của Viện Phát triển Quản lý tại Lausanne, Thụy Sĩ, thị trường NFT đang tồn tại nhiều vấn đề có thể cuối cùng sẽ làm nó sụp đổ, mà không liên quan gì đến môi trường.
Thị trường NFT đang giống như cơn điên Hoa Tuylip của thế kỷ 17
Về cơ bản, một NFT là một đoạn code có thể giao dịch được gắn vào file dữ liệu, ví dụ như một hình ảnh. Một mạng lưới máy tính bảo mật sẽ ghi lại các giao dịch với file NFT vào sổ cái kỹ thuật số – hay blockchain, giúp người mua có được bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu đối với file dữ liệu đó.
Thông thường, các NFT được thanh toán bằng ETH và lưu trữ trên blockchain Ethereum. Bằng việc kết hợp giữa mong muốn được sở hữu nghệ thuật với công nghệ hiện đại, các NFT là những tài sản hoàn hảo dành cho lớp nhà giàu mới nổi ở Thung lũng Silicon và cộng đồng đầu tư trong lĩnh vực tài chính.
Nhưng cũng giống như các thị trường khác được thúc đẩy bởi sự hào nhoáng, các giao dịch bốc đồng, được ngợi ca quá đà và đầy tính đầu cơ của thị trường NFT có thể thiêu cháy nhiều nhà đầu tư. Những lời mời gọi điên cuồng này có thể so sánh với cơn điên hoa tuylip của Hà Lan năm 1634-1637, khi một vài bông hoa bị đẩy đến mức giá cao ngất ngưởng trước khi bong bóng xì hơi và tan vỡ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó nhiều người còn chỉ trích thị trường NFT vì một lý do khác – các lo ngại về môi trường. Cũng giống như tiền mã hóa, việc tiêu thụ NFT tiêu tốn một lượng đáng kể năng lượng và kéo theo đó là các vấn đề về phát thải carbon.
Nhưng vấn đề thực sự của cơn sốt NFT nằm ở chỗ nó như một lâu đài được xây trên cát.
NFT – một tài sản với nguồn cung gần như vô tận
Đầu tiên là việc nguồn cung gần như vô tận của NFT. NFT mang lại quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số cho người mua, nhưng không ngăn được người khác sử dụng các bản sao của nó. Một phần lý do những người giàu đang bỏ ra hàng chục triệu USD hoặc hơn để sở hữu các tác phẩm nghệ thuật truyền thống như tranh của Rembrandt, Van Gogh hay Monet bởi vì số lượng các tuyệt tác này là có giới hạn.
Hơn nữa, giống như mọi hàng hóa kỹ thuật số khác, không có sự khác biệt về hình ảnh giữa một file JPG gốc được đính NFT có giá 69 triệu USD với một file sao chép miễn phí có thể tải xuống. Về lý thuyết, nguồn cung các bản sao file NFT có thể sử dụng hợp pháp là vô tận, có thể vượt quá nhu cầu và làm giá của nó sụp đổ.
Đó là vì dù bảo mật cao, chuỗi blockchain không thể lưu trữ tài sản kỹ thuật số thực sự, thay vào đó, khi một người bỏ tiền ra mua file NFT, họ chỉ mua một đường link đến tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số – không phải bản thân tác phẩm đó.
Cho dù người mua sở hữu bản quyền đường link đó, chi phí giao dịch liên quan đến giám sát vô số các địa điểm trực tuyến để hiển thị NFT, xác định việc sử dụng bất hợp pháp và truy tố việc vi phạm khiến việc thực thi bản quyền và ngăn chặn vi phạm gần như bất khả thi. Điều này hạn chế mạnh mẽ khả năng kiếm tiền từ tài sản NFT.
Khả năng sao chép nguyên bản của file kỹ thuật số còn khó biến NFT thành một món hàng xa xỉ. Với những người nhiều tiền, việc sở hữu các món hàng xa xỉ còn là một cách thể hiện sự giàu sang của mình, nhưng việc sở hữu tài sản NFT lại không ngăn được người khác hiển thị cùng một tài sản đó khiến sức mạnh sở hữu cũng như sức mạnh chi tiêu cho tài sản duy nhất trở nên kém mạnh mẽ.
Các rủi ro từ công nghệ non trẻ và kinh tế vĩ mô
Một rủi ro khác với NFT là chúng được tạo ra và bán bằng các công nghệ non trẻ – công nghệ blockchain và tiền mã hóa. Có nhiều tiêu chuẩn cạnh tranh nhau về cách tạo ra, bảo vệ, phân phối cũng như chứng nhận NFT. Điều này làm cho việc chứng nhận quyền sở hữu trở nên không đảm bảo và có thể gây nguy hiểm cho giá trị của tài sản cũng như quyền sở hữu.
Bên cạnh đó, giá trị của NFT có thể bốc hơi khi thế hệ công nghệ tiếp theo có thể vượt mặt blockchain hoặc tiền mã hóa nhưng lại không tương thích với việc bảo vệ quyền sở hữu NFT. Ngoài ra, do được xây dựng bên trên các đồng tiền mã hóa – với mức giá thường xuyên biến động mạnh mẽ – lại càng làm giá trị của các NFT trở nên khó đoán hơn.
Các điều kiện kinh tế vĩ mô là yếu tố không thể không kể đến khi nói về giá của những tài sản thay thế như NFT hay tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Trong khoảng 20 năm qua, số lượng tỷ phú toàn cầu đã tăng gấp 5 lần, điều này khiến lượng tiền chảy vào các tài sản thay thế như NFT và tác phẩm nghệ thuật cũng gia tăng mạnh mẽ.
Đại dịch Covid-19 càng củng cố hơn nữa xu hướng này. Hàng loạt quốc gia trên thế giới đều thực hiện bơm tiền vào thị trường tài chính như một phần trong chính sách kích thích kinh tế, càng làm gia tăng tài sản ròng cho giới siêu giàu.
Nhưng lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại khi sự chú ý của giới đầu tư thường thoảng qua rất nhanh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, doanh số tác phẩm nghệ thuật giảm đến 40%. Khi các ngân hàng trung ương đang bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, các loại tài sản mới nổi như NFT có thể hứng chịu sự trừng phạt nặng nề hơn so với các tài sản khác đáng tin cậy hơn.
Với một thị trường NFT thường biến động mạnh và dựa trên tiền mã hóa, không gì đảm bảo chúng có thể là nơi trú ẩn an toàn trước thay đổi này về kinh tế vĩ mô. Cuối cùng những điều này sẽ làm giá NFT sụt giảm nặng nề và có thể vĩnh viễn. Điều đó có thể chưa xảy ra vào ngày mai hay tháng tới, nhưng sự sụp đổ sẽ đến.
Khoa học chứng minh: Hầu hết các NFT chẳng có giá trị gì
Kết luận này được nghiên cứu đưa ra sau khi phân tích gần 5 triệu giao dịch NFT khác nhau trên thị trường.
Vào tháng Ba năm nay, một tác phẩm của nghệ sĩ Beeple được nhà đấu giá Christie bán với giá 69 triệu USD. Một năm trước đó, các tác phẩm in trên giấy của anh còn chưa từng được bán với giá trên 100 USD. Nhưng lần này tác phẩm của anh bán được giá cao như vậy lại không được in giấy, thay vào đó nó được đính dưới dạng NFT.
Điều đó nghĩa là cho dù bất cứ ai cũng có thể sao chép file JPG từ tác phẩm của Beeple, chỉ duy nhất người mua file NFT sở hữu nó. Chính sự khác biệt giữa khả năng sao chép và quyền sở hữu đã mang lại giá trị to lớn cho sản phẩm đó, biến Beeple trở thành một trong các nhà sáng tạo giàu có nhất thế giới chỉ sau một đêm. Đồng thời khởi đầu cho cơn sốt NFT trên toàn thế giới.
Thế nhưng theo một nghiên cứu của trường Đại học London khi phân tích giao dịch mua bán 4,7 triệu file NFT của hơn 500.000 người mua bán, với tổng giá trị lên đến gần 1 tỷ USD, cho thấy thành công như của Beeple chỉ là một ngoại lệ xuất chúng. Ý tưởng chung là, cho dù bạn nghĩ các NFT sẽ thành một mảng kinh doanh tăng trưởng vũ bão cho các nhà sưu tập và các nhà sáng tạo, đại đa số các file NFT không giúp bạn mua nổi một suất McDonald.
Chỉ có 1% file NFT được bán có giá trên 1.500 USD, còn 75% còn lại được bán với giá 15 USD hoặc thấp hơn. Tồi tệ hơn, " phần lớn các file NFT này còn không bán được, vì vậy chúng không được đưa vào trong phân tích của chúng tôi." Mauro Martino, người đứng đầu phòng Thí nghiệm Visual AI Lab của IBM, cho biết. " Mọi người chỉ bỏ tiền vào để tạo ra một NFT và thế là hết. Thật khó đề nghị một người bạn nghệ sĩ tham gia vào sân chơi này và giàu có nhờ NFT, bởi vì rất ít người kiếm được lợi nhuận từ thị trường này."
NFT cũng là chủ đề ông Martino đã quen thuộc khi ông đã dành gần 1 năm nay để hình dung xem làm thế nào nghiên cứu này theo dõi được mạng lưới các giao dịch - có thể xem như một bức ảnh chụp nhanh về thị trường NFT - một nhiệm vụ mà ông xem như phức tạp nhất trong sự nghiệp của mình. Với mỗi khung hình chứa khoảng 7 triệu đường dẫn mạng lưới, chỉ một thay đổi đơn lẻ cũng mất nhiều phút render trước khi ông Martino có thể thấy được kết quả.
Bạn có thể thấy công trình của ông Martino trong đoạn video dưới đây. Việc trình diễn dữ liệu sẽ được chia làm 2 phần. Phần đầu, bắt đầu từ 1 phút 48 giây, trình diễn tăng trưởng của NFT từ năm 2017 đến 2021. Các hình tròn là những người giao dịch NFT. Đường dẫn giữa họ là các giao dịch NFT thật. Hình tròn càng lớn càng cho thấy người đó giao dịch càng nhiều.
Đó thực sự là một vũ trụ đang sống. Đầu tiên một nhóm tương đối nhỏ các nhà giao dịch gắn kết chặt chẽ với nhau. Nhưng sau đó các điểm nút bắt đầu mở rộng mọi hướng với mọi mầu sắc khác nhau. Các ngôi sao trắng đại diện cho những dự án NFT đơn lẻ. Ngôi sao xanh lam đại diện cho những vật phẩm NFT trong tựa game online Axie Infinity. Ngôi sao xanh lục đang mở rộng dần dần đại diện cho các giao dịch thẻ bài Sorare - từ một trò chơi bóng đá NFT vốn tồn tại trong một không gian riêng biệt.
Khi đợt tiến hóa này hoàn tất, giai đoạn hai cũng bắt đầu, với những hình ảnh về hoạt động giao dịch NFT trong năm 2021. Đoạn video này sẽ cho phép bạn nhìn thấy phạm vi hoang dã và hình ảnh huy hoàng của thị trường này. Những gì bạn đang thấy thực sự là hình dạng của thị trường NFT, được cấu trúc bởi các giao dịch của tất cả các loại NFT khác nhau.
Trên thực tế, không phải mọi dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu đều được đưa vào đoạn clip này. Hơn thế nữa, bộ dữ liệu của nghiên cứu cũng chỉ là một lát cắt trên thị trường NFT trị giá 10 tỷ USD. Cho dù vậy, những gì được Martino trình diễn vẫn cho thấy các cộng đồng NFT cũng được cấu trúc hợp lý thay vì hoàn toàn lộn xộn.
Trong khi Martino thừa nhận rằng NFT khó có thể làm bạn giàu có, nghiên cứu này cũng khiến ông thực sự tôn trọng thị trường đó.
" Có những người nghĩ rằng nó sẽ chỉ tồn tại một vài năm nữa - một xu hướng tạm thời. Chúng tôi thực sự cho rằng thị trường này đang phát triển và đang bắt đầu có cấu trúc, quy tắc và hành vi mà chúng tôi có thể dõi theo được. Vì vậy chúng tôi cảm thấy NFT sẽ ở lại một thời gian dài nữa. (Việc sưu tầm các vật thể kỹ thuật số) không phải là một hành vi được mong đợi từ loài người. (Nhưng) nó đã nổi lên và chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ còn tiếp tục phát triển." Ông Martino cho biết.
Cầu nối blockchain bị tấn công, thiệt hại hơn 326 triệu USD Wormhole, một cầu nối chuỗi khối phổ biến vừa bị tấn công. Đội ngũ phát triển đang khắc phục sự cố. Wormhole, cầu nối giữa blockchain Ethereum với Solana bị tin tặc tấn công, đánh cắp 326 triệu USD vào rạng sáng ngày 3/2. Ngay sau đó, quản trị viên kênh Twitter chính thức của Wormhole đăng bài xác nhận rằng cầu nối...