Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1%
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên như vốn phục vụ nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Vậy việc giảm lãi suất này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu
PV: Thưa ông, ông nhận định như thế nào về việc giảm lãi suất của NHNN?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Việc NHNN giảm lãi suất những tháng cuối năm là động thái tích cực và hợp lý tại thời điểm này. Vì các doanh nghiệp vẫn kêu ca lãi suất cho vay cao. Vì vậy để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp thì việc giảm lãi suất như vậy là hợp lý.
Theo tôi vấn đề đặt ra ở đây là liệu việc giảm lãi suất này tác động thế nào đến lạm phát? Đúng là bất cứ trường hợp nào mà Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất thì thể hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên tại thời điểm này, Việt Nam đang kiểm soát lạm phát một cách rất hiệu quả, và hy vọng năm nay tỷ lệ lạm phát là dưới 4%, như Quốc hội đề ra. Nếu NHNN đang kiểm soát lạm phát tốt thì việc giảm lãi suất có thể vẫn ở trong mức độ NHNN kiểm soát được để không bùng phát lạm phát.
Vấn đề thứ hai là giảm lãi suất tác động đến tỷ giá. Khi giảm lãi suất có nghĩa giá trị của tiền đồng so với đô la có thể giảm, có nghĩa là tỷ giá tiền đồng so với đô la sẽ đẩy lên. Điều này có lợi cho xuất khẩu. Việt Nam cũng như tất cả quốc gia trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nền kinh tế thế giới đang suy giảm và đang tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Do đó, để hỗ trợ cho xuất khẩu thì tăng tỷ giá là điều cần thiết. Và để tăng tỷ giá, việc hạ lãi suất là điều đóng góp cho vấn đề này.
Video đang HOT
Nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp, ít nhất phải giảm lãi suất cho vay 1%
PV: Theo ông, việc hạ lãi suất liệu có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Có thể có mà cũng có thể không. Trước hết giảm lãi suất sẽ giảm doanh thu từ lãi cho các ngân hàng. Thế nhưng nếu chi phí vốn của các ngân hàng cũng giảm thì biên độ lợi nhuận của các ngân hàng vẫn được duy trì khoảng 3%. Thành ra doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của họ có thể được duy trì nếu họ giảm lãi suất và giảm cả chi phí vốn.
PV: Đối với thị trường chứng khoán, ông có cho rằng việc giảm lãi suất sẽ tác động mạnh?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Bao giờ cũng vậy, việc giảm lãi suất sẽ đẩy giá chứng khoán lên. Bởi giá chứng khoán, giá cổ phiếu và lãi suất luôn luôn ngược chiều với nhau. Trên nguyên tắc nếu giảm lãi suất lần này, ví dụ là 0,5% thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố khác, ngoài vấn đề lãi suất. Chẳng hạn thị trường chứng khoán Việt Nam dựa rất nhiều vào khối ngoại (FDI). Nếu khối ngoại chuyển động mạnh thì nhà đầu tư sẽ rút tiền ra. Rút tiền ra như thế, họ sẽ bán cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu xuống. Ở đây dựa vào rất nhiều điều kiện. Tuy nhiên nếu những điều kiện khác không thay đổi, mà chỉ vấn đề lãi suất không thì hạ lãi suất xuống sẽ đẩy giá cổ phiếu lên.
PV: Theo ông với mức giảm lãi suất 0,5% có đủ hỗ trợ cho doanh nghiệp?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Chắc chắn là có tác động, nhưng có hai yếu tố. Thứ nhất là cần độ trễ, bởi giảm lãi suất không có nghĩa tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng. Có những doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi suất hiện tại cho đến thời điểm lãi suất được điều chỉnh. Thành ra cho đến thời điểm đó, nếu những doanh nghiệp đang chịu lãi suất hiện tại và vẫn còn đang có giá trị thì không có tác động. Thứ hai, lãi suất cho vay cũng đã rất cao (9-11%), bây giờ giảm 0,5% cũng có tác động nhưng có lẽ không nhiều. Nếu muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thì ít nhất phải giảm 1%.
PV: Thông thường cuối năm, các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, vậy việc giảm lãi suất có làm cho việc thanh khoản của các doanh nghiệp căng thẳng không, thưa ông?
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Hiện tại thanh khoản của các ngân hàng rất tốt. Có lẽ do những vấn đề như nền kinh tế của thế giới cũng suy giảm và tác động tới Việt Nam nên nhu cầu vay của các doanh nghiệp xem ra cũng không căng. Đặc biệt các ngân hàng có thanh khoản tốt thì họ sẵn sàng giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay. Nhưng tại thời điểm này, NHHN vừa yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất, nên chúng ta phải xem các động thái của các ngân hàng sẽ phản ứng như thế nào. Có thể những ngân hàng đầu tàu, trong đó những ngân hàng có vốn Nhà nước và ngân hàng lớn có thể họ giảm lãi suất ngay. Nhưng các ngân hàng bậc trung, đặc biệt những ngân hàng nhỏ có lẽ phải chờ xem.
Nói về mức độ giảm 0,5% có ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp không thì theo tôi nếu chỉ giảm ở 0,5% không tác động gì. Vì các doanh nghiệp dựa rất nhiều vào vốn vay của các ngân hàng, nên chi phí về vốn của các doanh nghiệp rất lớn. Trung bình một doanh nghiệp vay phải trả trung bình từ 9-11%. Nếu bây giờ giảm 0,5% thì giảm chi phí ở mức độ rất thấp. Như vậy, muốn giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp thì cần phải giảm ở mức khoảng 1% như đã nói.
PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Tú Anh
Theo Petrotimes.vn
Lãi suất cho vay bất ngờ giảm
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố giảm đồng loạt lãi suất cho vay dịp cuối năm.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên công bố giảm lãi suất cho vay dịp cuối năm. Ảnh: L.Giang
Chiều 18-11, Vietcombank quyết định giảm đồng loạt 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu bằng VNĐ của doanh nghiệp trong 2 tháng cuối năm 2019.
Cụ thể, đối với các khoản vay thuộc lĩnh vực ưu tiên của doanh nghiệp giảm xuống mức tối đa là 5%/năm đối với cho vay ngắn hạn hiện hữu, đưa lãi suất về mức thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây là lần giảm thứ 3 trong năm 2019 của Vietcombank đối với các khoản vay thuộc lĩnh vực ưu tiên.
Các doanh nghiệp lĩnh vực ưu tiên được giảm lãi suất gồm phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hiện trần lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên đang được Ngân hàng Nhà nước quy định là 6,5%/năm.
Đối với các khoản vay thông thường, Vietcombank cũng giảm 0,5%/năm lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019.
Đại diện Vietcombank cho biết động thái này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong các tháng cuối năm, bám sát chủ trương của Chính phủ và định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đối với doanh nghiệp...
Trước đó, xu hướng hạ lãi suất huy động cũng đã xuất hiện ở một số ngân hàng bên cạnh động thái tăng lãi suất đầu vào nhằm tăng cường huy động vốn dịp cuối năm của nhiều ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng tham gia giảm lãi suất đầu vào gần đây như Nam A Bank, VPBank, Techcombank, Eximbank...
Đại diện một ngân hàng thương mại cho rằng việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động nhằm góp phần vào công tác điều tiết, ổn định lãi suất trên thị trường trong những tháng cuối năm của Ngân hàng Nhà nước, từ đó hỗ trợ, tạo tiền đề góp phần kéo giảm lãi suất cho vay trong thời gian sắp tới.
T.Phương
Theo NLD.com.vn
NHNN giảm lãi suất cho vay: Không có tác động lớn Từ hôm nay, hàng loạt lãi suất điều hành chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm 0,25% so với trước đó. Ở góc độ thực tế, động thái này được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ không có tác động quá lớn tới mặt bằng lãi suất hiện tại. Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay thêm 0,25% từ...