Chuyên gia người Úc tìm lối cho GDĐH Việt Nam “ra biển”

Theo dõi VGT trên

Cấu trúc giáo dục đại học Việt Nam thiếu tính hội nhập, hệ thống quản lý rời rạc, tính tự chủ trường học còn kém và tài trợ cho nghiên cứu thiếu cạnh tranh…

Đó là một trong những nội dung nổi bật của “ Kế hoạch 9 điểm” mà GS Martin Hayden, Trưởng khoa Giáo dục và Phó Hiệu trưởng Đại học Southern Cross (SCU), Úc đặt ra nhằm xây dựng hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) hội nhập toàn cầu cho Việt Nam.

GDĐH Việt Nam mở rộng nhanh nhưng vẫn khó hội nhập

GS Martin Hayden đánh giá, hệ thống GDĐH Việt Nam đang mở rộng rất nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2011, trung bình mỗi năm có 8 trường ĐH và 12 trường CĐ được thành lập, số lượng sinh viên (SV) hàng năm tăng 9%, một con số rất cao. Tỷ lệ SV trên 100.000 dân tăng từ 162 vào năm 2001 lên 251 vào năm 2011. Với mức tăng trưởng này, dự đoán đạt 400 SV/100.000 dân trước năm 2020.

Chuyên gia người Úc tìm lối cho GDĐH Việt Nam ra biển - Hình 1

Giáo dục đại học ở Việt Nam mở rộng nhanh nhưng khả năng hội nhập kém.

Một trong những bước ngoặt quan trọng là việc thành lập hai ĐH Quốc gia và ba ĐH vùng là những cơ sở GD lớn, đa ngành và gắn kết hơn với nghiên cứu. Việc áp dụng một khung văn bằng chứng chỉ quốc gia mới cũng như chấp thuận sự tồn tại của khu vực GDĐH tư là một bước đi nổi bật của GDĐH Việt Nam.

Tiếp đó, GDĐH Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ. Đặc biệt từ năm 2005 nhiều cải cách được thực hiện như cấu trúc chương trình mới, nhiều chương trình liên quan đến hợp tác quốc tế, sự vận dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ, đã có trường ĐH “kiểu mới” được thành lập trên cở sở hợp tác với đối tác quốc tế…

Tuy vậy, ông Martin Hayden cho rằng những cải cách chưa đáp ứng được tham vọng. Và nếu không có cải cách lớn hơnGDĐH Việt Nam khó lòng hội nhập toàn cầu trước năm 2020.

Kế hoạch 9 điểm cho GDĐH Việt Nam

GSHayden đưa ra “Một kế hoạch chín điểm” nhằm xây dựng hệ thốngGDĐH hội nhập toàn cầu cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chọn lọc một số nội dung cơ bản.

Video đang HOT

Xây dựng một cấu trúc hội nhập hơn

Hệ thống GDĐH Việt Nam rất phức tạp bao gồm các ĐH Quốc gia, ĐH vùng, viện nghiên cứu, học viện, trường ĐH đa ngành, chuyên ngành, CĐ sư phạm, CĐ kỹ thuật nghề… Hệ thống này với tư cách một tổng thể không hề tuân thủ một cách nhất quán với bất kỳ một cấu trúc bằng được công nhận nào trên toàn cầu.

Chuyên gia người Úc tìm lối cho GDĐH Việt Nam ra biển - Hình 2

GS Martin Hayden cho rằng Việt Nam cần cấu trúc hệ thống giáo dục đại học hội nhập tốt hơn.

Trong đó có các vấn đề nổi cộm như vai trò nghiên cứu của các trường ĐH không được nhấn mạnh, chủ yếu tập trung giảng dạy; các trường CĐ chật vật cạnh tranh với các trường ĐH và tìm mọi cách để trở thành trường ĐH; chỉ 14,4% giảng viên ở Việt Nam có bằng TS…

GS Martin Hayden đề xuất cấu trúc hệ thốngGDĐH Việt Nam hội nhập tốt hơn với 4 phân tầng: Các trường ĐH tập trung mạnh cho nghiên cứu, chiếm khoảng 5% tổng số SV, đào tạo cấp bằng cử nhân, ThS và TS; các trường ĐH giảng dạy và định hướng nghiên cứu chiếm khoảng 20% tổng số SV; các trường ĐH tập trung giảng dạy chiếm khoảng 25% tổng số SV chỉ cung cấp chương trình đào tạo nghề nghiệp ứng dụng bậc ĐH và ThS và 50% SV học ở các trường CĐ đào tạo các ngành cấp bằng CĐ 2 hoặc 3 năm.

Có vậy mỗi loại trường mới có vai trò và trách nhiệm cụ thể xây dựng theo hướng đi và mục đích nhất quán.

Xây dựng một tổ chức điều phối duy nhất

Theo vị GS này, thẩm quyền ra quyết định trong hệ thống GDĐH Việt Nam đang phân tán khá rộng từ Chính phủ, Bộ GD-ĐT, các bộ ngành và chính quyền địa phương dẫn đến việc quản lý rời rạc. Sự phân tán thẩm quyền này hạn chế nghiêm trọng năng lực tạo ra sự tiến bộ theo cách thức dựa trên sự điều phối chung.

Việc xây dựng và thực hiện chính sách ở tầm hệ thống cũng có rắc rối như Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm ban hành các quy định và văn bản pháp lý cho hệ thống GDĐH nói chung. Các Bộ chủ quản cũng lặp lại vai trò này nhưng lại ít có sự trao đổi thảo luận giữa các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền về những vận hành ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống.

Ông Hayden nhấn mạnh, Việt Nam đã có nghị quyết đề xuất xóa bỏ bộ chủ quản đối với các trường ĐH công lập nhưng đến nay vẫn không có cơ chế nào được thiết lập để điều phối hệ thống từ khi đề xuất này được nêu ra. Vấn đề cấp bánh là cần có một cơ quan điều phối duy nhất có thẩm quyền đối với cả hệ thống.

Vấn đề tự chủ ĐH công lập và tài trợ nghiên cứu cần cạnh tranh hơn

Theo hiệp hội ĐH Châu Âu, mức độ tự chủ ĐH cấp quốc gia ở các trường dựa trên 4 tiêu chí: tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật thì các trường ở Việt Nam đang hạn chế cả 4, chủ yếu do các bộ ngành quyết định phần lớn. Thế nên các trường ĐH công lập đang được đặt ở tình trạng không có hệ thống điều phối hiệu quả và không được quyền tự chủ.

GS Hayden cho rằng, các trường ĐH Việt Nam còn tập trung nhiều cho giảng dạy, còn nghiên cứu được xem là trách nhiệm của các viện nghiên cứu nằm ngoài nhà trường. Mối gắn kết không mạnh mẽ giữa trường học và các viện nghiên cứu dẫn đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) nghèo nàn của Việt Nam so với các nước trong vùng.

Việc tài trợ cho NCKH còn rất ít cơ hội để các trường cạnh tranh hay phối hợp với các viện nghiên cứu nên các trường ĐH được coi là “trọng điểm” yếu đi nhiều do thiếu phát triển năng lực nghiên cứu.

Cơ chế quan liêu trong việc phẩn bổ kinh phí nghiên cứu cần được bãi bỏ và thay bằng những phương pháp cạnh tranh. Các quỹ tài trợ nghiên cứu nên mở rộng cho các trường ĐH và các viện nghiên cứu trên cơ sở cạnh tranh với quy trình minh bạch và dựa vào bình duyện của các chuyên gia độc lập.

Theonhà nghiên cứu giáo dục người Úc, phần lớn ngân sách nghiên cứu nên được thông qua Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia và Quỹ Sáng kiến Công nghệ Quốc gia, tiêu chí có thể khuyến khích hợp tác giữa các trường ĐH và viện nghiên cứu cũng như giữa các trường ĐH với nhau.

Hoài Nam

Theo dân trí

Bệnh vô tâm của "gà công nghiệp"

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ con ngày nay ích kỷ, chỉ thích sống hưởng thụ. Quan niệm trên tuy chưa hoàn toàn đúng nhưng cho thấy xu hướng ít quan tâm đến người khác ở một số trẻ hiện nay. Vậy cha mẹ phải làm gì để con mình bớt vô tâm?

Hai ví dụ buồn

Đã nhiều lần, chị Bắc hàng xóm than phiền con chị ích kỷ, sống chỉ biết mình. Qua những chuyện chị Bắc kể về hai đứa con của mình, có thể nhận thấy các cháu có lối sống hưởng thụ, hay đòi bố mẹ tiền để mua những thứ chúng thích. Trước đây, chị thường chuẩn bị đồ ăn sáng cho con ở nhà nhưng các cháu cứ đòi mẹ cho tiền để ăn tại trường với lý do "bạn con đứa nào cũng ăn sáng ở lớp". Mặc dù chị rất sợ ăn ở ngoài không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập của con nhưng chị đành bó tay khi con "biểu tình" không ăn sáng ở nhà do chị nấu. Thấy vậy, chị đành chiều lòng con, cho tiền để các cháu ăn sáng ở trường.

Nhưng làm chị Bắc buồn lòng hơn chính là việc các cháu thiếu quan tâm đến người xung quanh. Chưa bao giờ chị thấy các cháu chủ động gọi điện hỏi thăm ông bà nội, ngoại cũng như anh em ở quê mặc dù vợ chồng chị vẫn đều đặn chu cấp tiền điện thoại hàng tháng cho con. Tháng trước, chị bị cảm không đi chợ, lo cơm nước được trong khi chồng chị thì bận việc suốt ngày ở cơ quan nên bữa ăn trong nhà bữa được, bữa mất, vậy mà các cháu không hỏi han mẹ lấy một câu. Đứa con gái lớn năm nay học lớp 9 cũng không biết phụ mẹ rửa chén bát. Mọi việc to nhỏ trong nhà, vợ chồng anh chị đều phải "tự bơi" mà không nhận được sự giúp đỡ nào của con cái.

Bệnh vô tâm của gà công nghiệp - Hình 1

Cũng như chị Bắc, chị Loan cũng thường than phiền về hai "con gà công nghiệp" của chị. Theo chị thì các cháu chẳng biết làm gì, chẳng quan tâm đến ai, "đi học về chỉ cắm đầu vào mấy cuốn Đôrêmon, máy tính" chờ bố mẹ "hầu". Thậm chí, ngày sinh nhật của ba mẹ các cháu cũng không nhớ!

Có lẽ, trường hợp của chị Bắc, chị Loan không phải là những trường hợp cá biệt trong xã hội hiện đại.

Con hư tại cha mẹ?

Các nhà xã hội học cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ vô tâm, ích kỷ như môi trường xã hội, áp lực học tập, quá được nuông chiều, cha mẹ bận rộn không có thời gian uốn nắn...

Tuy nhiên, quan sát thực tế cho thấy, cái "gốc" của hiện tượng trẻ thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh nằm ngay ở trong gia đình. Dấu hiệu để nhận thấy đầu tiên là cha mẹ quá nuông chiều, sẵn sàng đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất cho con nên trong các cháu xuất hiện tư tưởng thoải mái hưởng thụ. Và mặc nhiên, các cháu không cần quan tâm, suy nghĩ đến người khác. Chính vì vậy, con trẻ ngày càng mất dần tính chủ động, lười lao động, vụng về làm "hư bột, hư đường" mỗi khi phải đụng tay vào việc gì. Bên cạnh đó, việc cha mẹ bận bịu với công việc nên thiếu quan tâm, uốn nắn con mình hướng về người khác cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Không ít bậc cha mẹ phó mặc hết việc dạy dỗ con cho nhà trường hoặc cho rằng cứ mặc kệ, lớn lên tự con mình sẽ hiểu.

Tiên học lễ...

Các nhà tâm lý học, xã hội học khuyên rằng: không nên nuông chiều con quá mà phải hướng các cháu làm quen với công việc để hình thành các kỹ năng lao động, kỹ năng xử lý công việc cũng như kỹ năng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tuy vẫn phải ưu tiên dành thời gian cho các cháu học tập nhưng không có nghĩa là cha mẹ làm mọi việc cho con, mà phải tập cho các cháu thói quen làm việc. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ, những kỹ năng đơn giản tiến tới hình thành tính tự lập cho con. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm giáo dục, định hướng cho con về ý nghĩa của việc quan tâm đến người xung quanh, đặc biệt là người thân, giúp các cháu hiểu làm được điều đó không những đem lại niềm vui cho người thân mà còn cho chính bản thân. Đồng thời, cha mẹ luôn giáo dục, nhắc nhở các cháu hướng về nguồn cội, người thân nhằm giúp các cháu ngày càng sâu sắc hơn trong suy nghĩ và hành động.

Tóm lại, trong xã hội hiện đại, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình giao lưu, hội nhập, của sự giao thoa giữa các nền văn hoá và khi người lớn luôn tất bật với chuyện cơm áo gạo tiền, chỉ chú tâm xây dựng, đầu tư vào việc học hành cho con mà ít quan tâm, giáo dục các cháu chữ "lễ" thì việc một bộ phận giới trẻ có biểu hiện sống ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm, giáo dục, xây dựng cho con mình các kỹ năng sống một cách sâu sắc, biết quan tâm đến mọi người trong cả suy nghĩ và hành động.

ThS Nguyễn Quế Diệu
(Hội Tâm lý giáo dục tỉnh Đồng Nai, giảng viên ĐH Nguyễn Huệ)

Theo SGTT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổiĐỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi
23:27:08 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện chấn động: 'Đường hầm vũ trụ' kết nối hệ Mặt Trời với các vì sao

Phát hiện chấn động: 'Đường hầm vũ trụ' kết nối hệ Mặt Trời với các vì sao

Lạ vui

00:48:48 26/12/2024
Các nhà thiên văn học vừa công bố phát hiện gây chấn động giới khoa học về sự tồn tại của một đường hầm vũ trụ bí ẩn, có khả năng kết nối hệ Mặt Trời của chúng ta với các ngôi sao xa xôi.
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Hậu trường phim

23:17:07 25/12/2024
Chính thức ra rạp từ tối 23/12, Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn lại không đạt doanh thu cao như kỳ vọng.
Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim châu á

23:08:01 25/12/2024
Bộ phim hài Thái Lan 404 Chạy Ngay Đi ngày 24/12 vừa qua đã chính thức ra mắt rạp Việt sau khi nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả bởi những khen ngợi từ buổi họp báo ra mắt.
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Sao châu á

23:01:36 25/12/2024
Theo Sohu, công chúng nghi ngờ Lưu Diệc Phi và Lý Hiện phim giả tình thật bởi trước đó, cả hai từng bị bắt gặp dùng chung xe.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2

"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2

Sao việt

22:42:29 25/12/2024
Dù hiện tại đã bước vào tuổi U50, nhưng khi nhắc đến Kiều Trinh, khán giả vẫn nhớ đến biểu tượng gợi cảm của màn ảnh Việt một thời.
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.