Chuyên gia Nga: Ukraine cần 10 năm để tạo bom hạt nhân
Tờ nhật báo Izvestia ngày 17/9 dẫn lại ý kiến của các chuyên gia Nga rằng, Ukraine có thể chế tạo bom hạt nhân trong vòng 10 năm tới.
Đó là nhận định của các chuyên gia sau khi phía Kiev đưa ra tuyên bố rằng, họ sẽ phải khôi phục lại chương trình phát triển hạt nhân để đối phó với các thế lực bên ngoài.
Theo đó, các chuyên gia chia sẻ rằng, Ukraine – quốc gia sở hữu các mỏ uranium, các nhà máy năng lượng hạt nhân, các doanh nghiệp sản xuất tên lửa đạn đạo ở thời Liên Xô cũng như có khả năng làm giàu các nhiên liệu hat nhân – có thể chế tạo ra bom hạt nhân trong 10 năm tới.
Ảnh minh họa.
“Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valery Geletei rằng, họ có thể lấy lại vị thế của một cường quốc hạt nhân và chế tạo ra các vũ khi hủy diệt hàng loạt là một sự khiêu khích. Tuy nhiên, điều này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Chúng ta không thể quên rằng, nền khoa học của Ukraine khá phát triển. Vì thế, chẳng có bất kỳ vấn đề nào về việc họ chế tạo một quả bom hạt nhân cả”, tờ nhật báo trích dẫn phát biểu của Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga), ông Frants Klintsevich.
Ông Klintsevich nhắc lại rằng, nước láng giềng Ukraine có 17 nhà máy điện hạt nhân hoạt động vì mục đích hòa bình.
Video đang HOT
“Nếu họ quyết định thay đổi mục đích của một vài nhà máy này để phục vụ cho mục đích làm giàu các nhiên liệu hạt nhân. Quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, họ sẽ giải quyết nó trong vòng 10 năm. Đó là một điều rất lạ lùng khi mà châu Âu không đưa ra bất kì phản ứng nào đối với những tuyên bố kiểu này”, ông này cho hay.
Ngoài ra, tờ nhật báo cũng dẫn lại ý kiến của chuyên gia quân đội Andrei Klenov rằng: “Ukraine thừa hưởng một tiềm năng hạt nhân lớn từ thời Liên Xô. Đó bao gồm những công nghệ hạt nhân được sử dụng vì mục đích hòa bình và các nhà khoa học. Nếu bắt tay vào việc phát triển hạt nhân, họ không phải bắt đầu lại từ đầu. Trong khi đó, phía tây và một phần lớn phía đông Ukraine có các nhà máy sản xuất các tên lửa Sanata (hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ thứ 3 thời Liên Xô). Trước khi bắt đầu chiến sự ở Ukraine, các nhà máy này đều bị bỏ hoang. Tất cả tài liệu kỹ thuật, biểu đồ và công nghệ đều được bàn giao lại cho Kiev”.
Theo Kiến Thức
Vì sao Nhật không muốn nhắc đến thủ phạm ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki?
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, cả thế giới sững sờ trước việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, một thảm họa kinh khủng trước đó mà nhân loại chưa từng biết tới.
Người Nhật lặng im giải quyết hậu quả của 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống đất Nhật. Ảnh RIA Novosti/Yuriy Somov
Theo Tiếng nói nước Nga, cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn không hề xin lỗi Nhật Bản về hành động có thể sánh với những tội ác chiến tranh. Vào thời điểm hai vụ đánh bom nguyên tử, chính phủ Nhật Bản đang tìm cách thoát khỏi cuộc chiến, việc Hoa Kỳ sử dụng thứ vũ khí giết người mới ghê gớm là sự tàn ác vô nghĩa.
Bản thân người Nhật cũng không lên tiếng đòi Hoa Kỳ xin lỗi vì vụ đánh bom nguyên tử.
Ông Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện HLKH Nga, cho biết: "Thật là nghịch lý. Nếu đọc báo chí, các tài liệu của Nhật Bản về chủ đề này, sẽ không thấy họ đề cập đến những thủ phạm đã ném bom nguyên tử. Không bao giờ đọc được rằng các vụ đánh bom do Hoa Kỳ thực hiện".
Ông cho biết: Giải đáp ở đây rất đơn giản. Sau chiến tranh, một thời gian dài Nhật Bản bị Hoa Kỳ chiếm đóng và lệ thuộc về kinh tế. Một chương trình tương tự Kế hoạch Marshall khôi phục Tây Âu sau chiến tranh được Hoa Kỳ phát triển đối ở Nhật Bản. Phần nhiều nhờ đó mà diễn ra phép lạ kinh tế Nhật Bản.
Từ phía Washington, tất nhiên đây không phải là việc làm vô tư. Mỹ cần nhanh chóng kéo Nhật Bản ra khỏi đống đổ nát sau Thế chiến thứ hai và biến thành "một con đê chống cộng sản" ở phía Đông.
Có thể coi những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến là hoạt động đầu tiên của Mỹ trong "cuộc chiến tranh lạnh". Hoa Kỳ đã biến Nhật Bản từ kẻ thù cũ thành đối tác chiến lược chính ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc chỉ mặt kẻ thả bom xuống Nhật Bản không có lợi cho giới chính trị Nhật Bản. Trong ý thức của người Nhật dần dần lu mờ ký ức về các thủ phạm của hai vụ đánh bom nguyên tử.
Sự "lãng quên" lịch sử ở Nhật Bản thật tương phản trên nền những ký ức khắc sâu ở các nước Đông Á khác. Trung Quốc và Hàn Quốc luôn nhớ tới quá khứ dưới ách quân phiệt Nhật, ông Valery Kistanov tiếp tục phân tích.
"Tokyo đang vấp phải một mặt trận thống nhất, đó là các nước láng giềng đồng tâm lên án việc Nhật Bản minh oan những hành động xâm lược trong lục địa, điều chỉnh bất kỳ đánh giá về những sự kiện quá khứ", ông Kistanov nói.
Việc xây dựng quan hệ với Hàn Quốc, bất chấp sự trung gian tích cực của Hoa Kỳ, đến nay vẫn bị cản trở bởi chính quá khứ thuộc địa. Bản thân người Nhật ngày nay có quan điểm rằng, trong những năm áp đặt chế độ thực dân, giống như người Mỹ, họ đã làm nhiều điều có ích cho Hàn Quốc về mặt kinh tế-xã hội: xây dựng đường sắt, tạo các doanh nghiệp, lập hệ thống giáo dục.
Nhưng đằng sau những điều này là lợi ích của bản thân Nhật Bản. Họ phát triển thuộc địa để dễ khai thác hơn nguồn nguyên liệu. Nền giáo dục nhằm vào mục tiêu Nhật hóa người địa phương. Sự thay đổi các thế hệ không làm Hàn Quốc quên đi ký ức về quá khứ dưới ách Đế quốc Nhật.
Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, dư luận theo dõi chặt chẽ những nỗ lực của Nhật Bản nhằm minh oan sự xâm lược. Gần đây, Hàn Quốc và Trung Quốc còn có những động thái chung chống lại Nhật Bản. Họ lên tiếng phản đối Tokyo lập kế hoạch tái vũ trang và tìm cách sửa lại kết quả Chiến tranh thế giới II."
Nhưng nếu Nhật Bản có thực hiện một số nỗ lực xin lỗi các nước láng giềng về nhiều năm thuộc địa thì đại diện chính thức của Hoa Kỳ vào năm 2010 mới xuất hiện lần đầu tại lễ mặc niệm các nạn nhân của thảm họa Hiroshima. Thế mà động thái này đã bị một số người Mỹ phê phán như một "lời xin lỗi im lặng."
Một cuộc khảo sát dư luận do Đại học Quinnipiac (Mỹ) tiến hành cách đây năm năm cho thấy, 61% số người Mỹ được hỏi đã ủng hộ việc ném bom nguyên tử xuống các thành phố Nhật Bản. Trong khi đó, chỉ 22% ý kiến là cảm thấy quyết định này hoàn toàn vô nghĩa...
Theo Biz Live
Chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt cả Trái Đất Vì sự tồn tại của bản thân mình, tất cả mọi quốc gia, có hay không có vũ khí hạt nhân, cũng phải có tiếng nói thống nhất cho một Trái Đất sớm sạch bom nguyên tử, bom hạt nhân. Các cuộc chiến hạt nhân giả định Một đầu đạn hạt nhân, dù bom nguyên tử hay khinh khí, khác với các bom...