Chuyên gia Nga: Thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam
Báo điện tử Infox.ru vừa đăng bài viết “Việt Nam và vòng cung Đại Á-Âu” của tác giả Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ “Ý tưởng Á-Âu” cho rằng, thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam.
Chuyên gia Nga: Thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam.
Theo bài viết, vai trò cũng như tiềm năng to lớn của Việt Nam vẫn chưa được đánh giá và khai thác đầy đủ. Việt Nam có diện tích và quy mô dân số không nhỏ, lại đang nằm ở trung tâm của nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam – một trong những nước đi đầu trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đang củng cố vị thế của mình không phải bằng các tuyên bố mà bằng các chỉ số kinh tế cụ thể.
Chuyên gia Trofimchuc khẳng định: “Ngay trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2020 vẫn là 2,91%. Và sang năm 2021, theo dự báo của United Oversea Bank, tăng trưởng GDP của đất nước Đông Nam Á này có thể đạt 7,1%, nghĩa là cao hơn mức 6% đã được thiết lập”.
“Như vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhanh nhất”.
Bài viết cũng trích dẫn các nguồn tin uy tín cho biết Việt Nam sẽ nằm trong số 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư trong khối ASEAN. Việt Nam cũng nằm trong số 10 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới và trong nhóm 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới.
Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ “Ý tưởng Á-Âu” khẳng định, Việt Nam đã chứng minh cho toàn thế giới thấy thương mại tự do sẽ vượt qua mọi rào cản và hạn chế.
Ông nhấn mạnh “môi trường đầu tư ổn định và an toàn được Chính phủ Việt Nam đảm bảo chính là một trong những nền tảng chính trị đáng tin cậy nhất để thực hiện các hoạt động kinh tế quy mô lớn và dài hạn”.
Bài viết cho rằng thập niên tới sẽ là thời kỳ tăng trưởng về chất đối với Việt Nam. Những thành công trong hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) đang khuyến khích các nước ASEAN khác tham gia tích cực hơn vào các quá trình hội nhập trong không gian Á-Âu.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Canada đạt kỷ lục
Sau 2 năm triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada-Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và 37% trong 2 năm khi hiệp định đi vào hiệu lực, bất chấp tác động từ đại dịch COVID-19.
Hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)- Hướng tới tương lai bền vững hậu COVID-19 - Ảnh: VGP
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - Hướng tới tương lai bền vững hậu COVID-19 do Đại sứ quán Canada tại Hà Nội phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 23/3.
Bà Deborah Paul, Đại sứ Canada tại Việt Nam đánh giá, Hiệp định CPTPP đã cải thiện khả năng tiếp cận cho hoạt động thương mại và dịch vụ giữa Canada và Việt Nam, củng cố bộ quy tắc chung, giảm chi phí đối với thương mại và giúp cho hoạt động đầu tư dễ dự đoán hơn. Điều này giúp cải thiện lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm tại 2 thị trường Canada và Việt Nam.
Hiệp định CPTPP thiết lập khả năng tiếp cận miễn thuế cho thương mại hàng hóa giữa Canada và Việt Nam, đồng thời, làm cho những sản phẩm chất lượng cao của Canada có giá phải chăng hơn đối với người tiêu dùng tại Việt Nam.
"Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam là đích đến lớn thứ hai ở ASEAN trong năm 2020 đối với nông phẩm và hải sản xuất khẩu từ Canada", Đại sứ Canada tại Việt Nam cho biết.
Những mặt hàng nông nghiệp và nông phẩm hàng đầu của Canada sang Việt Nam bao gồm: Ngũ cốc, hạt có dầu, cá và động vật giáp xác, trái cây, thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm tư sữa. Ở chiều ngược lại, những sản phẩm chủ lực của Việt Nam sang Canada gồm: Dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra con số: Năm 2019, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Canada đạt tốc độ tăng trưởng cao xấp xỉ 30%, gần gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng thương mại song phương trung bình giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP.
Năm 2020, dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, tỉ lệ tăng trưởng thương mại giữa hai bên có chậm lại nhưng vẫn cao gần gấp đôi so với trung bình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Tỉ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP cho hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam ghi nhận với Canada dù còn khiêm tốn nhưng vẫn vượt trội so với các đối tác còn lại trong CPTPP. Năm 2019, trong khi tỉ lệ tận dụng ưu đãi CPTPP chung của xuất khẩu, Việt Nam chỉ đạt 1,67%, tỉ lệ này với Canada vẫn đạt 8%.
"Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực vượt bậc của Chính phủ và doanh nghiệp hai bên trong thiết lập cơ chế, khai phá thị trường trong kết nối hợp tác kinh doanh giữa hai bên trong suốt hai năm qua", TS.Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.
Trước đó, ngày 21/1/2021, tại Hội thảo trực tuyến về "Phát triển quan hệ đối tác kinh doanh Việt Nam-Canada", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định, hiện nay Canada đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại khu vực châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN.
Tuy nhiên, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa 2 nước lại mới chỉ chiếm khoảng 0,7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada. Vì thế, với cơ cấu hàng hóa bổ sung cho nhau và các điều kiện sẵn có như hiện nay, dư địa cho phát triển thương mại của doanh nghiệp hai nước vẫn còn rất lớn.
"Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP năm 2019 đạt 197,4%, có quan hệ thương mại với trên 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế. Với việc ký kết một loạt các FTA lớn, quan trọng gần đây như CPTPP, EVFTA và RCEP..., Việt Nam hy vọng là cầu nối kinh doanh hiệu quả của khu vực và thế giới, đặc biệt là trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương với Canada, trên nền tảng vững chắc là quan hệ Đối tác toàn diện và lần đầu tiên 2 nước có quan hệ FTA với nhau khi đều là thành viên của Hiệp định CPTPP", Thứ trưởng Bộ Công Thương chia sẻ.
Ngoại trưởng Singapore chuẩn bị công du 3 nước Đông Nam Á, sẽ bàn về Myanmar? Bộ Ngoại giao Singapore thông báo, Ngoại trưởng nước này Vivian Balakrishnan sẽ sang thăm Brunei trong ngày 22/3. Sau đó, ông sẽ công du tới Malaysia và Indonesia. Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan sẽ sang thăm Brunei trong ngày 22/3. Sau đó, ông sẽ công du tới Malaysia và Indonesia. (Nguồn: MCI) Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Singapore, chuyến thăm...