Chuyên gia Nga: Phương Tây sẽ không trả lại tài sản đóng băng của Moscow
Một chuyên gia ngân hàng cấp cao ở Nga cho rằng, phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Moscow đang bị đóng băng.
Giám đốc điều hành Ngân hàng VTB của Nga Andrey Kostin (Ảnh: Reuters).
“Phương Tây sẽ không trả lại bất kỳ tài sản có chủ quyền nào của Nga, vốn đang bị đóng băng như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine”, Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng cho vay lớn của Nga VTB, Andrey Kostin, dự đoán.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc về Ngân hàng Trung ương Nga kể từ năm 2022 như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
Video đang HOT
Các khoản tiề.n gửi tại công ty thanh toán Euroclear có trụ sở tại Brussels (Bỉ) đã tạo ra hàng tỷ USD tiề.n lãi, mà Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định sử dụng để tài trợ cho Kiev.
“Ở phương Tây, họ nói rằng hãy dùng nguồn dự trữ này để trả tiề.n cho việc tái thiết Ukraine. Và họ sẽ lập một dự luật mà ngay cả nguồn dự trữ như vậy cũng không đủ”, ông Kostin nói khi trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters vốn được công bố hôm 2/12.
Trước đó, hôm 1/12, Chủ tịch mới của Hội đồng châu Âu (EC) Antonio Costa, cho biết EU sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Ukraine trong năm tới, bằng cách sử dụng tiề.n lãi tích lũy từ số tiề.n Nga bị đóng băng.
“Bắt đầu từ tháng tới, chúng tôi có kế hoạch cung cấp, trong 1 năm trọn vẹn, mỗi tháng, 1,5 tỷ euro tiề.n hỗ trợ. Số tiề.n này lấy từ nguồn các tài sản bị đóng băng của Nga và cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự”, ông Costa cho biết trong chuyến thăm Kiev vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ.
Đầu năm nay, EU đã quyết định cung cấp cho Ukraine một phần lãi suất từ số tài sản bị đóng băng của Nga tạo ra. Vào tháng 7, EC tuyên bố sẽ phân bổ 1,5 tỷ euro cho Kiev, chủ yếu là vũ khí, như đợt viện trợ đầu tiên. Đợt thứ hai, dự kiến lên tới 1,9 tỷ euro, có thể được giải ngân vào mùa xuân năm 2025.
Vào tháng 10, Nghị viện châu Âu cũng đã phê duyệt khoản vay lên tới 35 tỷ euro cho Ukraine để hoàn trả bằng doanh thu trong tương lai từ các tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản vay này là một phần của EU trong gói mà Nhóm G7 đã nhất trí cung cấp cho Kiev nhằm tăng hỗ trợ khoản vay lên tới 50 tỷ USD.
EU đang nắm giữ khoảng 210 tỷ euro tài sản thuộc về ngân hàng trung ương Nga. Trong khi đó, Mỹ vẫn chưa công khai số tài sản của Nga mà họ nắm giữ. Theo tính toán của Reuters, vào đầu năm 2022, Moscow có khoảng 67 tỷ USD tài sản bằng USD.
Moscow đã nhiều lần cáo buộc phương Tây “đánh cắp” tiề.n của mình. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov hồi tháng 10 đã cảnh báo Moscow sẽ đáp trả tương tự đối với việc phương Tây sử dụng nguồn thu nhập từ dự trữ ngân hàng trung ương bị đóng băng của mình.
Tháng trước, ông Siluanov cho biết Moscow sẽ sử dụng nguồn thu nhập từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây.
Cái giá phải trả nếu Ukraine gia nhập NATO
Cựu quan chức Ukraine cho rằng, Kiev nên 'dừng hạ thấp mình', và chấm dứt 'ảo tưởng' sẽ sớm được gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Theo hãng tin RT, đây là nhận định hôm 5/1 của ông Aleksey Arestovich, cựu trợ lý cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, liên quan tới quyết định vào giữa tháng 12/2023 của Hội đồng châu Âu về tiến trình đàm phán để Ukraine gia nhập EU.
"Dù chúng ta có muốn gia nhập NATO và EU đến chừng nào, chúng ta cũng không được chào đón ở đó", ông Arestovich nói.
Ông Aleksey Arestovich, cựu trợ lý cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: UNIAN
Cũng theo ông Arestovich, cái giá phải trả cho "khả năng" Ukraine gia nhập NATO là khởi đầu của "cuộc xung đột lớn với Nga", và kịch bản tương tự cũng sẽ xảy ra với các quốc gia phương Tây. Theo ông, phương Tây "hiện chưa sẵn sàng để trả cái giá này".
Cựu trợ lý cho Tổng thống Zelensky cảnh báo mục tiêu "gia nhập một liên minh lớn" của Ukraine là "không khả thi", và cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là "dừng hạ thấp mình" để các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại được xử lý ở Kiev, chứ "không phải ở Brussels, Washington hay Moscow".
Do đó, theo ông Arestovich, Ukraine nên "nhận ra thực tế", và bắt đầu phát triển theo hướng riêng của mình, thay vì theo đuổi "ảo tưởng" giành lại đường biên giới năm 1991, gia nhập EU và NATO. Ông cho biết Azerbaijan, Israel và Hàn Quốc là ví dụ về các quốc gia không phải là thành viên của các liên minh, nhưng đang "phát triển khá tốt".
Chia sẻ với hãng tin CNN vào tháng 7/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay xung đột Nga - Ukraine cần phải chấm dứt trước khi đơn xin gia nhập NATO của Kiev có thể được xem xét. Vào tháng 11 cùng năm, Tổng thống Zelensky cũng thừa nhận ông không biết liệu Ukraine có thể gia nhập NATO hay không.
Nga phản hồi đề xuất ngừng bắ.n tạm dừng xung đột Ukraine Nga cho rằng đề xuất ngừng bắ.n không phải con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine, song Moscow sẵn sàng xem xét các đề xuất giải quyết xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: Tass). "Chúng tôi ngày càng lo ngại hơn về những gì chúng tôi nghe được từ phương Tây gần đây. Phương Tây - Brussels, London, Paris, Washington...