Chuyên gia Nga khuyên EU “dựng bia mộ” cho OSCE
Các học giả và chính khách Nga vừa lên tiếng khuyên Liên minh châu Âu nên “giải tán OSCE cũ, đón chào OSCE mới”.
Vì sao nên “khai tử” OSCE?
Chuyên viên phân tích chính trị Nga Vitaly Tretyakov vừa đưa ra bình luận rằng, chút ít tốt đẹp mà Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang làm, chỉ là lặp lại công việc của những cấu trúc khác, mà như vậy có nghĩa là đã đến lúc xây dựng một tổ chức mới cho toàn châu Âu trên bình diện này.
Trong bối cảnh chính trị thế giới hiện nay chúng ta có cần OSCE hay chăng? – Có! Nhưng Tổ chức OSCE hiện tại có đảm bảo an ninh và hợp tác hiệu quả ở châu Âu hay chăng? – Không. Hơn nữa là đã lâu lắm rồi nó không có khả năng đảm đương nổi chức năng cơ bản đó – ông Tretyakov đặt vấn đề.
Vị chuyên gia đưa ra một lời khuyên đối với Liên minh châu Âu là “nên mai táng OSCE trong danh dự và tạo lập một tổ chức mới đáp ứng được những mục tiêu trước đó đã đề ra. Chẳng có gì đáng sợ trong việc này, bởi mọi thứ đều có sinh có diệt, theo qui luật tự nhiên”.
Trong lĩnh vực kinh tế, vai trò của OSCE là con số 0 tròn trĩnh. Trong lĩnh vực quân sự-chính trị, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu cũng đang hứng vô số khiếu kiện phiền toái và chỉ là tổ chức làm nhiệm vụ kiểm soát hành vi của các bên trong thời gian xung đột.
Trong lĩnh vực nhân đạo, các cơ cấu tương ứng và các quan sát viên OSCE đang tạo ra nhiều xung đột giữa các quốc gia hơn là giúp đỡ các bên tháo gỡ giải quyết khúc mắc.
Vậy công việc thường xuyên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu là gì? Hiện OSCE đơn giản là một cơ cấu được tạo ra để ràng buộc một vài quốc gia phải tuân theo những tiêu chí chính trị và chuẩn mực văn minh của những nước khác.
Video đang HOT
Lực lượng quan sát viên của OSCE trong vùng do quân đội Ukraine kiểm soát
Nhưng những “thành tích” như vậy thì cả các “tổ chức châu Âu” khác cũng có thể làm được, từ Hội đồng châu Âu và các cơ cấu trực thuộc cho đến Liên minh châu Âu. Vậy thì còn OSCE để làm gì?
Nói cách khác, chút ít “việc tốt” mà OSCE làm, chỉ là cóp nhặt công việc của những cơ cấu khác mỗi thứ một tí. Còn những nội dung quan trọng và thực sự nghiêm túc, ví dụ như an ninh quân sự và hợp tác kinh tế thì chẳng ai cho tổ chức này tiếp cận.
Nga đưa tiêu chí mới cho “tân OSCE”
Vậy thì, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mới, tạo lập từ đầu, cần phải như thế nào?
Điểm đầu tiên và chính yếu nhất là tổ chức này nên chỉ bao gồm các nước châu Âu. Trong OSCE mới, không giống như hiện tại, không cần có Hoa Kỳ và Canada, cũng như những quốc gia độc lập nguyên là từ các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á.
Điểm thứ hai: Các thành viên của tổ chức mới cần bao gồm cả những quốc gia chưa được công nhận, hiển nhiên như là Abkhazia và Nam Ossetia (mà Nga đã công nhận), cũng như Cộng hòa Pridnestrovia Moldova và Cộng hòa Nagorno-Karabakh, Cộng hòa Nhân dân Donetsk, Lugansk và cả Cộng hòa Kosovo.
Điểm thứ ba: Cơ cấu của tổ chức mới cần thừa nhận cả hiện thực khách quan nữa, đó chính là tính phân chia của châu lục già. Hiện thời mọi cố gắng xây dựng một ngôi nhà chung châu Âu đều không thành. Không có cơ sở nào để cho rằng sẽ làm được trong tương lai.
Nga cho rằng, OSCE không làm được việc gì mới mẻ
Thực tế là trên lục địa hiện hữu hai khối quân sự là NATO và Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể CSTO đồng thời cũng có hai hiệp hội kinh tế (thậm chí rộng hơn) là Liên minh châu Âu (EU) và Cộng đồng kinh tế Á-Âu (Eurasian Economic Community – EAEC hoặc EurAsEC).
Bốn tổ chức này cần phải được làm việc cùng nhau để tạo ra cơ cấu đặc biệt bên trong thực thể mới. Và tương ứng là hoạch định các biện pháp để đảm bảo an ninh quân sự tập thể và hợp tác kinh tế.
Điểm thứ tư: Cần ấn định nguyên tắc bất di bất dịch của tổ chức mới là không can thiệp vào công việc của châu Âu và các quốc gia ngoài châu Âu, cũng như các thành viên cùng tổ chức không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Điểm thứ năm: Trong tổ chức mới, đương nhiên tất cả các thành viên cần có quyền bình đẳng ngang nhau (nguyên tắc thống nhất), xác định điểm xuất phát cho công việc trong nửa thế kỷ tiếp theo là con đường chiến lược của châu Âu dựa trên cơ sở nhận thức đúng và tiếp nhận hiện thực một cách trung thực.
Theo_Báo Đất Việt
OSCE: Gặp thời, yếu thế
Cách đây đúng 40 năm, những văn kiện về an ninh và hợp tác ở châu Âu được 35 quốc gia, trong đó có cả Mỹ, ký kết ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, kết thúc thành công Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu, viết tắt là CSCE.
OSCE không gặp thời sau Chiến tranh lạnh, như trường hợp cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay - Ảnh: AFP
Thời ấy là thời Chiến tranh lạnh và xung đột Đông - Tây thịnh trị trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu. CSCE được tiến hành nhằm giảm căng thẳng Đông - Tây, giải quyết những bất đồng và xung đột bằng biện pháp hòa bình cũng như thực hiện và bảo vệ nhân quyền. Qua đó đủ để thấy thời kỳ Chiến tranh lạnh và xung đột Đông - Tây chính là thời đã sản sinh ra CSCE và là thời hoàng kim nhất của nó.
Sẽ bất công nếu cho rằng CSCE chỉ hữu danh mà vô thực và là sản phẩm đặc thù của một thời đã qua. Nó đã giúp các nước phương Tây rất đắc lực trong cuộc đối đầu về ý thức hệ với Liên Xô và các nước thành viên khối Hiệp ước Varsaw trước đây. Nhưng đồng thời cũng lại không thể không thấy rằng nó thật sự hết thời ở thời hậu Chiến tranh lạnh.
Chính những gì xảy ra ở Ukraine trong những năm gần đây lại giúp CSCE, về sau đổi tên thành Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), gặp thời mới, khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi. Có thể nói OSCE lại có được dịp, lý do và địa danh cụ thể để dụng võ. Vậy mà đến nay, tổ chức này chưa làm nên nổi trò trống gì. Nó có vai trò nhất định trong việc 2 lần đạt thỏa thuận ở thủ đô Minsk của Belarus, nhưng cả hai đều không được thực thi. OSCE gặp lại thời, nhưng vẫn yếu thế. Vì vậy, sinh nhật lần thứ 40 vui ít, buồn nhiều.
La Phù
Theo Thanhnien
8 sự thật về những vụ xả súng ở Mỹ Xả súng ở Mỹ đã xảy ra như cơm bữa, trong đó đa số nạn nhân của những kẻ xả súng lại là thành viên trong gia đình. Xả súng ở Mỹ đã xảy ra như cơm bữa, trong đó đa số nạn nhân của những kẻ xả súng lại là thành viên trong gia đình. Vấn đề bạo lực liên quan đến...