Chuyên gia Nga: Ấn Độ không cần thiết chạy đua tàu sân bay với Trung Quốc
Phương hướng đầu tư sáng suốt hơn của Ấn Độ là phát triển tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường, tiếp tục hoàn thiện tên lửa hành trình, thuỷ lôi…
Mạng tin tức Sputnik Nga ngày 28 tháng 7 đăng bài viết của chuyên gia Nga Vasilii Cashin cho rằng, Hải quân Ấn Độ đề nghị triển khai hợp tác trên phương diện chế tạo tàu sân bay cỡ lớn IAC-2 với 4 công ty nước ngoài trong đó có Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga.
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ hạ thủy (ảnh tư liệu)
Trả lời phỏng vấn, chuyên gia Vasilii Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược va công nghệ Nga đã tiến hành phân tích triển vọng chế tạo tàu sân bay mới.
So với lô tàu sân bay nội IAC-1, IAC-2 đang chế tạo của Ấn Độ hiện nay, lượng giãn nước của tàu sân bay mới còn phải lớn hơn 20.000 tấn, sẽ đạt 65.000 tấn. Sẽ lắp máy phóng cho nó, nó có thể mang theo 35 máy bay chiến đấu va 20 máy bay trực thăng.
Tờ “Jane’s Defense Weekly” Anh dẫn lời cán bộ Cục thiết kế Hải quân Ấn Độ cho biết, chỉ thiết kế tàu sân bay và xây dựng lại nhà máy đóng tàu Ấn Độ để chế tạo nó đã mất thời gian 6 – 7 năm.
Hiện nay, Ấn Độ không có nhà máy đóng tàu nào có thể đảm đương nhiệm vụ chế tạo tàu chiến khổng lồ như vậy. Do đó, có thể thấy, thời gian bắt đầu chế tạo tàu sân bay sẽ không sớm hơn năm 2012 đến 2020.
Tàu sân bay INS Vikrant Ấn Độ hạ thủy (ảnh tư liệu)
Trong khi đó, do khó khăn có thể gặp phải trong quá trình chế tạo, công nghiệp Ấn Độ thiếu kinh nghiệm chế tạo và có thể điều chỉnh trong tương lai, rất có thể phải đến năm 2030 thì tàu sân bay mới hạ thủy. Hơn nữa, để nó có sức chiến đấu thực tế thì cũng cần có thời gian dài hơn.
Xem ra, Ấn Độ đang có kế hoạch thực hiện một chương trình rất đắt đỏ, hơn nữa, trong 15 năm tới, bất kể thế nào, nó cũng không thể đóng góp cho tăng cường an ninh của Ấn Độ, thậm chí giá trị của nó trong tương lai cũng bị nghi ngờ.
Ấn Độ và Pakistan một khi nổ ra xung đột quân sự, tàu sân bay khổng lồ như vậy chưa chắc có thể phát huy tác dụng. Các tàu sân bay hiện có của Ấn Độ, trong đó có tàu IAC-1 đang chế tạo đủ để bảo đảm ưu thế của họ, tiến hành tấn công có hiệu quả đối với Pakistan từ trên biển.
Nếu chế tạo tàu sân bay cỡ lớn để ứng phó Trung Quốc thì điều này sẽ có nghĩa là Ấn Độ đã bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang trên biển, hơn nữa, trong cuộc chạy đua này, bản thân Ấn Độ căn bản không có khả năng giành chiến thắng.
2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ
Video đang HOT
Mọi người đều biết, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân cỡ lớn, trang bị máy phóng điện từ cho nó. Công tác chế tạo thân chính và kết cấu bên trong của tàu sân bay có tiến triển thuận lợi, có thể thấy, chương trình sẽ hoàn thành.
Tàu sân bay cỡ lớn của Trung Quốc se xuất hiện. Khác với tàu sân bay Ấn Độ, tất cả thiết bị của tàu sân bay Trung Quốc đều tự sản xuất.
Do có công nghiệp mạnh và bảo đảm tài chính được tổ chức lại, Trung Quốc có thể chế tạo được tàu chiến lớn hơn. Nghe nói, sẽ chế tạo 3 tàu sân bay cỡ lớn, hơn nữa chúng phải hạ thủy sớm hơn chiếc tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ.
Bài học “chạy đua tàu Dreadnaught” do các nước lớn phương Tây triển khai vào đầu thế kỷ trước cũng cho thấy, tiến hành chạy đua với nước có công nghiệp mạnh hơn trên phương diện chế tạo tàu ngầm cỡ lớn hoàn toàn không có tiền đồ.
2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ
Để nâng cao thực lực hải quân của mình, Ấn Độ cần chú trọng lĩnh vực có ưu thế hơn Trung Quốc và thành tựu của công nghiệp nước mình, nắm bắt được cơ hội hợp tác quốc tế có lợi hơn.
Phương hướng đầu tư sáng suốt hơn phải là phát triển tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường cùng với tiếp tục hoàn thiện tên lửa hành trình, thuỷ lôi va ngư lôi hiện có của hải quân.
Như vậy, Ấn Độ mới có khả năng nâng cao ưu thế của họ ở Ấn Độ Dương, bao gồm năng lực ứng phó với hải quân nước lớn trên thế giới.
Việt Dũng (nguồn mạng Sputnik)
Theo giaoduc
Ấn Độ đề nghị 4 nước thiết kế tàu sân bay, phương án Pháp công bố
Ấn Độ yêu cầu tàu sân bay có lượng giãn nước 65.000 tấn, lắp hệ thống phóng điện từ tiên tiến, có 4 công ty đã được mời dự thầu.
Ấn Độ có kế hoạch 12 năm tới sở hữu 200 tàu chiến, gồm 3 tàu sân bayMỹ đưa ra 5 kiến nghị giúp Ấn Độ chế tạo tàu sân bayTàu sân bay Vikramaditya giúp Ấn Độ xoay chuyển trời đất, dẫn trước TQ
Phương án tàu sân bay DEAC do Công ty DCNS Pháp công bố
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 22 tháng 7 đưa tin, Bô Quôc phong Ấn Độ (MOD) gần đây đã công bố thư yêu cầu (LOR) của tàu sân bay nội địa thứ hai (IAC-2), các công ty của 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Nga sẽ tham gia tranh thầu.
Tàu sân bay này được xác định có lượng giãn nước là 65.000 tấn, lắp hệ thống phóng điện từ. Trước đó, Pháp đã công bố phương án thiết kế tàu sân bay của họ.
Được biết, những đối tác nhận được thư yêu cầu tàu sân bay của Bộ Quốc phòng Ấn Độ gồm có Công ty BAE Systems Anh, Công ty DCNS Pháp, Công ty Lockheed Martin Mỹ va Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport).
Thời hạn chót để tranh thầu tàu sân bay IAC-2 là ngày 22 tháng 7, các công ty dự thầu cần nhanh chóng cung cấp dự toán chi phí và phương án công nghệ chi tiết.
Tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo
Căn cứ vào quy định của thư yêu cầu, lượng giãn nước tàu sân bay IAC-2 là 65.000 tấn, dài 300 m, trang bị hệ thống phóng điện từ (EMALS), có năng lực chở 35 máy bay cánh cố định và 20 máy bay trực thăng.
Trong đó, hệ thống phóng điện từ sẽ thay thế máy phóng hơi nước được sử dụng ở tàu sân bay hiện nay. Tàu sân bay động cơ hạt nhân Gerald R. Ford Mỹ sẽ lần đầu tiên ứng dụng hệ thống phóng điện từ EMALS.
Ưu thế của hệ thống phóng điện từ gồm có giảm lượng công việc của con người, giảm cường độ bức xạ nhiệt, tăng lớn trọng lượng phóng, giảm trọng lượng kết cấu, giảm lượng làm việc lắp đặt, có năng lực phóng máy bay không người lái.
Tóm lại, hệ thống phóng điện từ se cung cấp năng lực chở máy bay hải quân mạnh hơn cho IAC-2, có thể triển khai máy bay chiến đấu nặng hơn so với MiG-29K và Harrier hiện có của Hải quân Ấn Độ và máy bay cảnh báo sớm trên không (như E-2C/D Hawkeye Mỹ).
Tàu sân bay Vikrant do Ấn Độ tự chế tạo
Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế tổ chức ở Ấn Độ vào năm 2014, Công ty DCNS Pháp đã công bố phương án thiết kế tàu sân bay DEAC. Tàu sân bay DEAC có thể cung cấp chức năng điều động lực lượng, quản lý và kiểm soát trên biển, phòng không.
Tàu sân bay này được thiết kế dựa trên kinh nghiệm chiến đấu thực tế của tàu sân bay động cơ hạt nhân Charles de Gaulle, có thể tương thích với tất cả máy bay chiến đấu cất hạ cánh thông thường (bao gồm máy bay cảnh báo sớm trên không cánh cố định),
đồng thời áp dụng công nghệ mới nhất, bao gồm hệ thống tác chiến tiên tiến (SETIS), tích hợp hệ thống máy bay không người lái, hệ thống đẩy động cơ thông thường, hệ thống quản lý chiến đấu và hệ thống tự điều khiển, tự giữ ổn định (SATRAP/COGITE).
2 biên đội tàu sân bay Hải quân Ấn Độ
Ngoài ra, Công ty DCNS Pháp còn có thể cung cấp chuyển nhượng công nghệ tùy chỉnh cho khách hàng, bao gồm công nghệ vật liệu "bao bì", công nghệ phát triển hạ tầng chuyên dụng (tức xây dựng và bảo trì căn cứ hải quân và nhà máy đóng tàu), phương án giải quyết sinh hoạt nhân viên trên tàu sân bay đồng bộ.
Có bài báo cho biết, tại Triển lãm quốc phòng năm 2014, Công ty General Atomics Mỹ va Công ty DCNS Pháp đã thảo luận tính khả thi của việc lắp hệ thống phóng điện từ trên đường băng tàu sân bay DEAC.
Ý tưởng thiết kế tàu sân bay DEAC có nguồn gốc từ tư tưởng tác chiến của Hải quân Pháp và tàu sân bay Charles De Gaulle R91, bao gồm:
2 máy phóng hơi nước dài 90 m;
Nồi hơi do DCNS thiết kế;
Sàn tàu (đường băng) có một đảo tàu ở giữa các thang máy a/c để giảm luồng khí ở đuôi (cải thiện khu vực rung chấn khi tiến lên);
Nhà chứa máy bay và khu sửa chữa máy bay tương đối lớn.
Thông số của tàu sân bay DEAC (những chỉ tiêu này có thể tiến hành điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng) là:
Kích thước ngoại hình: dài 272 m, rộng 67,5 m
Lượng giãn nước: 52.000 tấn - 55.000 tấn
Quy mô máy bay chiến đấu trên tàu sân bay: nhiều nhất 40 chiếc
Tầm hoạt động: 9.000 hải lý
Thủy thủ đoàn: 900 người
Việt Dũng (nguồn Tin tức Trung Quốc)
Theo giaoduc