Chuyên gia nêu lý do Canada sống chung với Covid-19

Theo dõi VGT trên

Sự trỗi dậy của chủng Delta khiến miễn dịch cộng đồng trở nên khó khăn, buộc Canada học cách sống chung với Covid-19, theo chuyên gia Nguyễn Đăng Anh Thi.

Với nhiều quốc gia phương Tây, phong tỏa lâu dài không còn được xem là giải pháp hữu hiệu chống Covid-19, bởi cách làm này có thể gây ra thiệt hại kinh tế lớn. Thay vào đó, không ít nước chọn mở cửa và đặt cược vào chiến dịch tiêm chủng, với hy vọng đạt miễn dịch cộng đồng khi 70-80% dân số tiêm vaccine.

Tuy nhiên, theo tính toán của ông Nguyễn Đăng Anh Thi, chuyên gia năng lượng và môi trường tại vùng đô thị Vancouver, Canada, sự xuất hiện và khả năng lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta đã làm thay đổi tính toán của nhiều nước về mức độ đạt miễn dịch cộng đồng.

Chuyên gia nêu lý do Canada sống chung với Covid-19 - Hình 1

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) tiêm vaccine AstraZenecaOttawa hôm 23/4. Ảnh: AP .

Ông Thi cho hay miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào ba yếu tố, gồm hệ số lây nhiễm cơ bản (R0), tỷ lệ phần trăm dân số tiêm đủ vaccine (T) và hiệu quả vaccine (Ve). Hệ số lây nhiễm thực (Rt) trong cộng đồng được tính bằng công thức: Rt = R0 x (1 – T x Ve).

“Miễn dịch cộng đồng đạt được khi hệ số lây nhiễm thực (Rt) nhỏ hơn hoặc bằng 1, nghĩa là một người bị nhiễm virus sẽ lây cho tối đa là một người khác”, ông Thi chia sẻ với VnExpress .

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chủng nCoV gốc có hệ số R0 trung bình là 2,5. Với vaccine có hiệu quả trung bình là 85%, khi áp dụng công thức trên, tỷ lệ phần trăm dân số tiêm đủ vaccine phải đạt khoảng 71% để hệ số Rt giảm xuống dưới 1, giúp đạt miễn dịch cộng đồng.

Nhưng cách ước tính trên không còn giá trị với chủng Delta, ông Thi cho hay, khi CDC cho biết hệ số R0 của chủng này trung bình là 7,5. Khi các nước sử dụng loại vaccine có hiệu quả 95% tiêm đầy đủ cho 70% dân số, hệ số Rt vẫn là 2,5. “Điều này đồng nghĩa một người nhiễm vẫn có thể lây cho 2,5 người khác”, ông Thi nhận định.

Video đang HOT

Theo ông, điều này có thể thấy rõ ở Canada, nơi đã tiêm chủng đầy đủ cho 69,9% dân số tính đến ngày 24/9 nhưng chưa thể đạt miễn dịch cộng đồng.

Chuyên gia nêu lý do Canada sống chung với Covid-19 - Hình 2

Người dân đeo khẩu trang trên phố ở Montreal, Quebec hồi tháng 8. Ảnh: Canadian Press .

Canada chủ yếu sử dụng những loại vaccine được đánh giá có hiệu quả cao, như Pfizer (chiếm 67%), Moderna (chiếm 28%) và AstraZeneca (chiếm 5%). Tuy nhiên, tỷ lệ ca nhiễm mới trung bình hai tuần hiện là 160/100.000 dân. Mỗi ngày, Canada ghi nhận trung bình hơn 4.100 ca nCoV mới.

Chuyên gia người Việt nhận định do mức độ lây lan của chủng Delta quá cao khiến hệ số Rt không thể xuống dưới 1, nên việc sống chung với Covid-19 là xu hướng tất yếu. “Miễn dịch cộng đồng là một mục tiêu khá xa vời, dù vaccine được chứng minh là giải pháp quan trọng để giảm số ca nhiễm, nhập viện và tử vong”, ông nói.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cách tiếp cận “sống chung với Covid” này phải kết hợp với nhiều biện pháp y tế cộng đồng như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, khử khuẩn… ngay cả khi đã tiêm vaccine.

“Nói cách khác, đó là cách chúng ta sống chung với virus ngay cả khi được tiêm đủ vaccine”, ông cho hay. “Đây cũng chính là một trong các biện pháp được Canada áp dụng để vận hành cuộc sống theo cách bình thường mới ngay cả trước khi chiến dịch tiêm chủng bắt đầu”.

Từ năm ngoái, giới chức tỉnh bang Bristish Columbia đã ban hành hướng dẫn an toàn Covid-19 cho khối bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng hay cơ sở lưu trú để đảm bảo vận hành theo cách bình thường mới. Các hướng dẫn này dựa trên nguyên tắc 3C cần tránh, gồm Close contact (tiếp xúc gần), Crowded (nơi đông đúc) và Closed spaces (không gian kín).

“Đó là cách Canada sống chung với virus”, ông Thi chia sẻ, thêm rằng Canada đã mở cửa khi gần 70% dân số được tiêm chủng đầy đủ, nhưng nước này không thả cửa với Covid-19 vì mối nguy từ chủng Delta vẫn hiện hữu.

Bên cạnh duy trì các biện pháp y tế cộng đồng để sống chung an toàn với Covid-19, giới chức Canada cũng tìm cách giải bài toán an sinh xã hội giữa đại dịch với mô hình ngân hàng thực phẩm.

“Ngân hàng thực phẩm là tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò trung gian, nhận thực phẩm từ các nhà hảo tâm để phân phối cho những người cần giúp đỡ”, ông Thi cho hay.

Ngân hàng thực phẩm là mô hình xuất hiện ở nhiều quốc gia trên khắp toàn cầu, từ châu Mỹ cho tới châu Á. Mọi người có thể quyên góp qua các thùng gom thực phẩm đặt ở siêu thị, khu mua sắm hoặc mang trực tiếp đến địa điểm tiếp nhận. Sau đó, bất kỳ ai có nhu cầu có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng thực phẩm để lấy đồ mang về.

“Tại Canada, chính quyền liên bang và tỉnh bang cũng thường xuyên đóng góp ngân sách cho ngân hàng thực phẩm”, ông nói. “Được tiếp cận nguồn thực phẩm hỗ trợ thường xuyên, những người nghèo, thất nghiệp không còn phải bất chấp mọi thứ để ra đường giữa lúc dịch bệnh dù chưa được tiêm vaccine”.

Những nỗi lo sau chiến thắng

Trong cuộc tổng tuyển cử tốn kém nhất lịch sử Canada (có chi phí ước tính khoảng 470 triệu USD), người dân Canada cuối cùng đã lựa chọn tiếp tục cùng đảng Tự do của Thủ tướng Justin Trudeau "tiến lên phía trước, vì lợi ích của tất cả mọi người".

Những nỗi lo sau chiến thắng - Hình 1
Thủ tướng Justin Trudeau phát biểu tại Montreal, Quebec, Canada, ngày 21/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Như một cơn giông mùa hè, chiến dịch bầu cử liên bang đã ào đến và đi. Đó là một chiến dịch diễn ra với thời lượng ngắn nhất được luật pháp Canada cho phép (vỏn vẹn 36 ngày), được khởi động trong một mùa hè u ám và bị chi phối bởi một loạt nhân tố như cuộc khủng hoảng ở Afghanistan, số ca mắc COVID-19 gia tăng và sự chia rẽ trong dân chúng. Cuộc bầu cử đã đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ đối với Cơ quan Bầu cử Canada (Elections Canada - chuyên tổ chức các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân tại Canada), khi làn sóng lây nhiễm thứ tư của đại dịch COVID-19 ồ ạt đổ bộ vào nhiều tỉnh của nước này.

Ở thời điểm chính phủ của Thủ tướng Trudeau nắm quyền chưa đầy 2 năm, không có lý do cấp bách nào liên quan đến lợi ích quốc gia hoặc chính sách công đòi hỏi phải có một cuộc bầu cử. Theo giới quan sát, lý do thực sự duy nhất để đảng Tự do kích hoạt một cuộc bầu cử vào thời điểm này là đảng Tự do dẫn đầu trong các cuộc thăm dò. Và Thủ tướng Trudeau đã đặt cược vào khả năng đây là thời điểm tốt nhất để chính phủ đảng Tự do chuyển từ thế thiểu số ở quốc hội thành thế đa số. Nhưng kết quả cuối cùng là "hình hài" của hạ viện sau cuộc kiểm phiếu đêm 20/9 không có quá nhiều khác biệt so với "phiên bản" bị giải tán hồi tháng 8 vừa qua, và tiếp tục làm dấy lên câu hỏi về tính cấp thiết của cuộc tổng tuyển cử lần thứ 44.

Nhà lãnh đạo đảng Tự do chỉ giành đủ số ghế để tiếp tục thành lập một chính phủ thiểu số - một chiến thắng có thể không được như ý đối với Thủ tướng Trudeau. Trong 6 năm cầm quyền vừa qua, đảng Tự do đã làm được nhiều việc quan trọng, như tiến hành cải cách thượng viện, đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Mỹ, triển khai một trong những chiến dịch tiêm chủng thành công nhất thế giới... Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Trudeau trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, trong bối cảnh nền kinh tế sa sút vì đại dịch, nợ nần chồng chất và lạm phát cao kéo dài.

Vấn đề cấp bách nhất vẫn là phục hồi kinh tế sau đại dịch. Tỷ lệ tiêm chủng cao ở Canada đã cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại trong mùa Hè, với nhiều nhân viên chuẩn bị trở lại văn phòng vào mùa thu này. Nhưng biến thể Delta đang tạo ấn tượng về một kịch bản phục hồi nhiều chông gai. Một minh chứng điển hình là tình hình dịch bệnh ở tỉnh Alberta. Sau khi vội vã dỡ bỏ các hạn chế về y tế công cộng hồi đầu năm nay, Alberta đã chứng kiến số ca mắc COVID-19 tăng vọt, đe dọa hệ thống chăm sóc sức khỏe của tỉnh. Thủ hiến tỉnh Alberta, Jason Kenney ngày 15/9 đã lên tiếng xin lỗi về cách xử lý đại dịch và cho biết ông sẽ triển khai hộ chiếu vaccine. Alberta cũng đang áp dụng trở lại các hạn chế về giãn cách nơi công cộng; ra lệnh cho mọi người làm việc tại nhà...

Nền kinh tế Canada đang dần phục hồi sau đợt đóng cửa đầu tiên hồi mùa xuân năm 2020 và giá dầu lao dốc đã khiến nền kinh tế đi xuống với tốc độ mạnh nhất trong lịch sử. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá vận chuyển lên cao, gây khó khăn cho nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và đè nặng lên xuất khẩu.

Những quyết định quan trọng nhất về y tế công cộng sẽ tiếp tục được thực hiện ở cấp tỉnh. Nhưng chính phủ liên bang trong thời gian tới cũng phải đối mặt với những lựa chọn quan trọng liên quan đến việc áp dụng các hạn chế ở biên giới và những yêu cầu tiêm chủng, nhất là đối với lĩnh vực giao thông vận tải. Chính phủ cũng có nhiệm vụ "nhạy cảm" là cắt giảm hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp và cá nhân, chuyển từ cứu trợ trên diện rộng sang hỗ trợ có mục tiêu cho các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất mà không gây ra làn sóng phá sản và sa thải.

Thị trường lao động của Canada đang ở trong một tình huống kỳ lạ. Mặc dù vẫn còn một chặng đường dài để thị trường khôi phục hoàn toàn, nhưng các công ty thông báo đang gặp khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí việc làm. Các nhà tuyển dụng đang đối mặt với một vấn đề dai dẳng: thiếu nhân lực có kỹ năng. Canada cần các chính sách táo bạo để đảm bảo có đủ người làm đúng việc.

Sự hỗ trợ của chính phủ dành cho các cá nhân và doanh nghiệp trong thời kỳ đại dịch đã khiến nợ công tăng cao chưa từng thấy. Thâm hụt ngân sách trong tài khóa vừa qua lên tới 335 tỷ CAD (tương đương 262 tỷ USD) và dự kiến năm nay là 138 tỷ CAD. Nợ liên bang dự kiến xấp xỉ 1.200 tỷ CAD trong năm nay, tương đương khoảng 48% GDP, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội.

Với lãi suất ở mức thấp kỷ lục, chi phí trả lãi cho gánh nặng nợ vẫn có thể kiểm soát được. Nhưng tình hình sẽ khó khăn khi lãi suất chắc chắn sẽ tăng trong những năm tới, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đẩy lùi lạm phát và rút lại các biện pháp kích thích.

Hơn nữa, tất cả đang dựa vào những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế để giảm tỷ lệ nợ công/quy mô nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế mạnh sẽ không được đảm bảo, đặc biệt là khi dân số già đi và Canada tiếp tục vật lộn với tốc độ tăng năng suất thấp. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Montreal Douglas Porter lưu ý nếu không thực hiện những biện pháp điều chỉnh về tài chính ngay bây giờ, trong giai đoạn phục hồi kinh tế, thì nền kinh tế có nguy cơ bị tổn thương mạnh trước các thách thức lớn trong tương lai.

Lạm phát của Canada trong tháng 8/2021 đã vọt lên mức cao nhất trong 18 năm (4,1%), trong bối cảnh các doanh nghiệp mở cửa kinh doanh trở lại, chuỗi cung ứng bị gián đoạn và giá cả tăng so với năm ngoái. Ngân hàng Trung ương Canada cho biết sẽ không tăng lãi suất cho đến khi thị trường lao động "lành lặn" và sản lượng kinh tế quay lại bình thường - một kịch bản khó có thể xảy ra trước nửa cuối năm 2022. Nhưng sau 5 tháng lạm phát vượt quá phạm vi mục tiêu 1 - 3%, Ngân hàng Trung ương Canada có thể đang cân nhắc lại lộ trình dỡ bỏ các biện pháp kích thích và tăng lãi suất.

Khả năng chi trả của người dân trong bối cảnh thị trường nhà đất không ngừng tăng nhiệt đã trở thành một chủ đề "nóng" trong chiến dịch tranh cử vừa qua. Nhưng vấn đề này đã tồn tại trong nhiều năm. Vấn đề quan trọng là nguồn cung: không có đủ nhà được xây dựng để theo kịp tốc độ tăng dân số, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Toronto và Vancouver. Theo chuyên gia kinh tế hàng đầu của Bank of Nova Scotia, ông Jean-Franois Perrault, Canada có số lượng đơn vị nhà ở tính trên 1.000 dân thấp nhất trong Nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới (G7).

Còn vô vàn những nỗi lo khác đang chờ chính phủ của Thủ tướng Trudeau ở phía trước, khi Ottawa phải đưa ra những quyết sách liên quan đến biến đổi khí hậu, tương lai năng lượng, hoạt động giao thương và nền kinh tế số,... trong bối cảnh chiến thắng của đảng Tự do trong cuộc bầu cử ngày 20/9 không phải ở thế đa số, thậm chí có thể cũng không phải ở thế thiểu số mạnh hơn cách đây 2 năm. Nhưng đây vẫn là một chiến thắng mà Thủ tướng Trudeau cần "để đưa Canada vượt qua đại dịch và đến những ngày tươi sáng hơn ở phía trước" như ông cam kết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Đoan Trang từng hủy hôn với tình cũ vào phút chót, trước khi lấy chồng Tây
12:53:15 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024
Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc
11:08:39 05/11/2024
Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh
10:20:57 05/11/2024
Trường Giang giảm 11kg: Ngoại hình khác lạ, chỉ ăn khoai lang và trứng
13:04:44 05/11/2024
Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội
11:16:04 05/11/2024
Bỏ vợ, chồng lao vào mưa để chạy đi giúp nữ đồng nghiệp, nhưng vừa đến nơi đã thấy cảnh tượng kinh hoàng
10:02:58 05/11/2024

Tin mới nhất

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Chuyên gia: Iran có thể tấn công khu vực gần các cơ sở hạt nhân của Israel

14:39:07 05/11/2024
"Kiểu tấn công này nhằm gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi của Israel, không chỉ làm leo thang xung đột mà còn khuếch đại tác động về mặt tâm lý và chiến lược", ông giải thích.

Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ - Ấn?

14:37:00 05/11/2024
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc bà Harris thẳng thắn về vấn đề nhân quyền có thể gây căng thẳng với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.

Đức, Australia tăng cường viện trợ cho Ukraine

14:32:11 05/11/2024
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Ukraine và Nga, Australia đã cung cấp hơn 1,3 tỷ AUD hỗ trợ quân sự và hơn 1,5 tỷ AUD hỗ trợ tổng thể cho Chính phủ Ukraine.

Mỹ hối thúc Israel đảm bảo duy trì hoạt động viện trợ nhân đạo tại Gaza

14:23:36 05/11/2024
Ông Miller cho biết Mỹ đã nêu rõ những lo ngại này với Chính phủ Israel và cho rằng nước này phải có trách nhiệm phải làm mọi cách có thể để giảm leo thang và buộc tất cả những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm.

Giải chạy marathon ở thành phố New York lập kỷ lục về số người tham gia

14:20:40 05/11/2024
Ban tổ chức cho biết con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập tại Marathon Berlin (Đức) vào tháng 9, với 54.280 người hoàn thành giải chạy marathon hàng đầu thế giới này.

Đảng Cộng hòa 'rộng đường' giành lại quyền kiểm soát Thượng viện

14:17:11 05/11/2024
Báo The Hills nhận định đảng Cộng hòa đang rộng đường để giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ khóa tới, đồng thời dự đoán đảng này sẽ nắm giữ 52 ghế và đảng Dân chủ có 48 ghế.

Cuộc chiến pháp lý bầu cử Mỹ 2024 đã 'nóng' trước khi cử tri đi bỏ phiếu

14:14:30 05/11/2024
Khi RNC công bố chương trình bảo vệ tính toàn vẹn của cuộc bầu cử vào tháng 4, họ cho biết sẽ triển khai hơn 100.000 tình nguyện viên và luật sư trên khắp các tiểu bang chiến trường.

Có thể bạn quan tâm

Phương Ly đi xem pickleball cùng bạn trai nhưng soi outfit toàn thấy hình bóng crush!

Phong cách sao

15:03:06 05/11/2024
Điểm sơ qua bộ cánh tuy tối giản của Phương Ly có thể thấy sương sương ít nhất 4 món đồ có liên quan đến G-Dragon từ trực tiếp đến gián tiếp, chính là biểu tượng hoa cúc và thương hiệu Chanel:

Con nuôi Ngọc Sơn: "Tôi nhìn 10 tỷ cầm về, tự hỏi đây là tiền thật à"

Sao việt

15:01:57 05/11/2024
Đó là số tiền lớn nhất tôi kiếm được khi ấy, vì sau bao nhiêu năm đi hát, tôi không để ra được đồng nào cho đến khi nhận được 10 tỷ đó - Quách Tuấn Du chia sẻ.

Bữa tiệc sinh nhật khốn khổ của ông trùm Diddy bên trong trại giam

Sao âu mỹ

14:23:36 05/11/2024
Là ông trùm thao túng showbiz nhiều thập kỷ, có lẽ Diddy cũng chẳng thể ngờ có ngày bản thân phải đón sinh nhật phía sau song sắt.

Mỹ và các đồng minh thảo luận sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên

14:04:36 05/11/2024
Các hành động của Triều Tiên đã làm dấy lên lo ngại về khả năng tiếp tục leo thang vũ khí hạt nhân và tên lửa, cũng như những mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.