Chuyên gia nêu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó sau Covid-19
Để tái cấu trúc hoạt động, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đến nay vẫn đang là vấn đề khó của nhiều doanh nghiệp.
Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tái cấu trúc hoạt động, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đến nay vẫn đang là vấn đề khó của nhiều doanh nghiệp.
Theo điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), có tới 35% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là tiếp cận nguồn vốn. Đồng thời, vẫn còn tỷ lệ lớn doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn vay chính thống và chỉ có thể tiếp cận được những khoản vay ngắn hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được khoản vay trung và dài hạn rất hạn chế. Các doanh nghiệp nhỏ hay siêu nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các doanh nghiệp vừa và lớn.
Đáng lưu ý, doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp. Cũng theo điều tra PCI trong nhiều năm qua, gần 90% doanh nghiệp đồng tình với nhận định “không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp”. Điều này có nghĩa là, ý tưởng, kế hoạch kinh doanh tốt, bài bản cũng không thể đảm bảo cho họ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thậm chí, ngay cả khi có tài sản thế chấp, nguồn vay của họ cũng rất “ngắn hạn”, chỉ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cao. Với cách thức tiếp cận nguồn vốn như vậy, rất khó để doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn.
Việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đến nay vẫn đang là vấn đề khó của nhiều doanh nghiệp. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, khi dịch Covid-19 bùng phát và tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp, ngành ngân hàng ngay lập tức đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bằng lãi suất, cơ chế, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay… Đã có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ này. Hiện nay, để đồng hành cùng các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các ngân hàng đang có hàng loạt chương trình, gói vay tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất thấp.
Tuy vậy, ông Minh cũng thừa nhận, có một vấn đề ngành ngân hàng đã nhận được rất nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp, các hội ngành nghề nhưng không thể thực hiện, đó là nới lỏng điều kiện cho vay. Bởi lẽ, nếu nới lỏng không khéo thì nợ xấu sẽ có nguy cơ phát sinh. Điều này còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến nền kinh tế.
Để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, doanh nghiệp buộc phải đảm bảo các điều kiện như có phương án sản xuất khả thi, minh bạch tài chính và có tài sản đảm bảo. Đối với các doanh nghiệp vừa và lớn, tài sản đảm bảo có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như bất động sản, dây chuyền sản xuất, các khoản phải thu trong tương lai thông qua nghiệp vụ bao thanh toán, tài sản hình thành trong tương lai…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại không có những tài sản này. “Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra cơ chế yêu cầu các doanh nghiệp cho ngân hàng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Chỉ cần doanh nghiệp công khai, minh bạch dòng tiền thì ngân hàng mới có cơ sở cho vay, đảm bảo phương án thu hồi nợ cho ngân hàng. Trường hợp ngân hàng không làm đúng quy định này sẽ bị Ngân hàng Nhà nước xử phạt thông qua các cuộc thanh tra, giám sát của ngành”, ông Minh cho biết.
Để giải quyết nút thắt hiện nay, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng đưa ra đề xuất thành lập tổ hợp tín dụng với quy mô 3-3,5% tổng dư nợ cho vay hiện nay, tức khoảng 300.000 tỷ đồng để cho các doanh nghiệp đang khó khăn vì dịch bệnh tiếp cận. Đây là khoản vay tín chấp, tức doanh nghiệp không cần phải có tài sản đảm bảo, với lãi suất 3-5%/năm, năm đầu ân hạn nợ gốc và chỉ trả lãi. Khoản vay có kỳ hạn khoảng 5 năm.
Tuy nhiên, điều kiện vay phải là những doanh nghiệp còn có khả năng “sống sót” chứ không phải toàn bộ. Nghĩa là doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu còn thực dương. Doanh nghiệp có thể vay tối đa số tiền không vượt quá 3 lần giá trị thực dương của vốn điều lệ, hay vốn chủ sở hữu hoặc tùy điều kiện khác do “tổ hợp tín dụng” quy định.
Theo chuyên gia này, Ngân hàng Nhà nước sẽ là đầu mối thiết lập tổ hợp nhưng phải có một ngân hàng thương mại đứng ra quản lý tổ hợp. Tổ hợp cũng phải có hội đồng tín dụng duyệt xét hồ sơ vay của các doanh nghiệp. Khi hội đồng tín dụng thuận duyệt một tín dụng thì các ngân hàng sẽ cam kết giải ngân theo tỷ lệ tham gia vào tổ hợp tín dụng. Đây sẽ là chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong bối cảnh ngành ngân hàng vẫn còn dư địa về thanh khoản song Chính phủ không còn dư địa chính sách tiền tệ và tài khoá.
Chứng khoán tuần tới 2 6/11: Rủi ro tiềm ẩn, VN-Index khó tăng
Các chuyên gia cho rằng tuần tới VN-Index tiếp tục chịu lực cản gần mốc 935 điểm và có thể cần thêm thời gian để kiểm tra lại tín hiệu hỗ trợ.
Theo nhóm phân tích của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tuần từ 2 - 6/11, VN-Index tiếp tục chịu áp lực cản gần 935 điểm. Tuy HNX-Index có động thái phục hồi trong phiên cuối tuần song các chỉ báo kỹ thuật vẫn đang trong xu hưởng giảm, cùng thanh khoản thấp cho thấy diễn biến vẫn thận trọng và rủi ro đang tiềm ẩn.
VN-Index tuần tới để ngỏ cơ hội tiếp tục hồi phục.
VDSC cho rằng thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực cản trong thời gian gần tới và có thể cần thêm thời gian để kiểm tra lại tín hiệu hỗ trợ. Do đó nhà đầu tư vẫn nên thận trọng, có thể nương theo nhịp hồi phục hiện tại để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn và chờ tín hiệu hỗ trợ tốt.
Trong khi đó, theo nhận định của nhóm phân tích từ công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index vẫn sẽ nhận đươc sư hô trơ tư vùng 895-910 điêm trong tuân tơi. Chi sô đươc kỳ vọng sẽ có diễn biên khơi sắc trong những phiên đâu tuân.
"Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, nhip hồi phục nêu có của thi trường có thê chi mang tính kỹ thuật và qua trinh điêu chinh của thi trường dư kiên sẽ còn diễn ra trong khoang môt đên hai tuân đê giúp các nhóm cổ phiêu trên thi trường hình thành măt bằng giá mơi", báo cáo của BVSC cho hay.
Cũng theo BVSC, kỳ công bô kêt qua kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yêt đa đi đên giai đoan thoái trào và không còn tao ra anh hương đôi vơi diễn biên thi trường chung. Trong thời gian tơi, nha đâu tư sẽ hương sư chu ý đên các thông tin vê kêt qua kinh doanh quý 4 và ca năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yêt.
Với góc nhìn thận trọng hơn, nhóm chuyên gia của công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) cho rằng VN-Index có thể tiếp tục giảm điểm về ngưỡng hỗ trợ quanh 910 điểm. "Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm về ngưỡng hỗ trợ quanh 910 điểm trước khi cho phản ứng hồi phục từ đây", nhóm chuyên gia SHS dự báo.
Thị trường chứng khoán tuần này chứng kiến chi sô VN-Index giam 35,79 điêm, tương đương mất 3,72%, đong cưa ơ mưc 925,47 điêm. Mã BID của BIDV, VCB của Vietcombank va VHM của vinhomes la 3 ma co tac đông tiêu cưc nhât lên chi sô, lây đi lân lươt 4,92, 4,75 va 3,34 điêm. Gia tri giao dich trung binh 5 phiên đat 8.054 ty đồng/phiên trên san HSX, giam 2,85% so vơi tuân trươc.
Trong khi đó trên san HNX, chi sô HNX-Index đong cưa ơ mưc 135,34 điêm, giam 6,36 điêm, tương đương 4,49% tư mưc đong cưa tuân trươc. Gia tri giao dich trung binh 5 phiên trên san HNX đat 751,91 ty đồng/phiên, tăng 4,06% so vơi tuân trươc.
Trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng nhiệt ở thị trường thứ cấp Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp hạ nhiệt mạnh vì quy định pháp lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, nhu cầu với trái phiếu vẫn tăng cao trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm sẽ khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp tiếp tục tăng nhiệt trong quý IV/2020. Anh minh hoa Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hạ...