Chuyên gia nêu 5 giải pháp phát triển học liệu mở
Phát triển tài nguyên giáo dục mở một cách bền vững chính là cơ sở để thúc đẩy cho học liệu mở phát triển đáp ứng nhu cầu giáo dục trong hội nhập mới.
Phát triển hệ thống học liệu theo hướng mở, khai thác tài nguyên giáo dục mở là một trong những giải pháp cần thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW để giáo dục đại học Việt Nam theo kịp các nước trên thế giới.
Qua nghiên cứu, Tiến sĩ Đậu Mạnh Hoàn – trường Đại học Quảng Bình nhận định: “Phát triển tài nguyên giáo dục mở một cách bền vững chính là cơ sở để thúc đẩy cho học liệu mở phát triển đáp ứng nhu cầu giáo dục trong hội nhập mới”.
Được biết, tài nguyên giáo dục mở (tiếng Anh là: Open Educational Resources, viết tắt là OER) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2002 với mục đích là cung cấp và chia sẻ tài nguyên thông tin trong giáo dục, sử dụng và sử dụng lại kiến thức phục vụ trong giáo dục.
OER đã áp dụng các nguyên tắc công khai – đặc biệt là quyền tự do sử dụng kho dữ liệu số đã được tích lũy và qua đó người dùng có thể nghiên cứu và điều chỉnh để mang lại lợi ích mới mà không hạn chế khả năng người khác sử dụng chúng
Hàng triệu tài liệu khoa học sẽ được tìm thấy ở Điểm truy cập mở thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. (Ảnh minh họa: Vietnam )
Có thể nói tài nguyên giáo dục mở đã mở ra một trang mới cho giáo dục, phá vỡ giáo dục truyền thống, kích thích nhiều phương pháp dạy học khác phát triển, thông qua OER để tiếp cận nhanh nhất, tốt nhất những tri thức của nhân loại.
OER đã trở thành một công nghệ dạy học mở sáng tạo và khai thác một cách hiệu quả về tài nguyên thông tin giáo dục sẳn có để nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực đó.
Theo đó, Tiến sĩ Đậu Mạnh Hoàn tập hợp đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển học liệu mở thông qua tài nguyên giáo dục mở.
Thứ nhất, khai thác nguồn học liệu mở bằng kỹ thuật khai phá dữ liệu
Tài nguyên giáo dục mở phát triển qua hệ thống các học liệu mở, đặc biệt là các dịch vụ số trên môi trường internet.
Do đó, việc sử dụng công nghệ luôn là phương pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả công việc.
Video đang HOT
Thứ hai, đào tạo giáo viên sử dụng và sản xuất tài nguyên giáo dục mở bằng phương pháp đào tạo trực tuyến
Có thể nói đào tạo giáo viên sử dụng và sản xuất OER bằng con đường đào tạo trực tuyến được xem là một cách tiếp cận nhanh nhất để đào tạo giáo viên tiếp thu được công nghệ từ đó tiếp tục sản xuất ra OER và chính điều này sẽ là giải pháp khắc phục việc thiếu chuyên gia đào tạo về OER trong thời điểm hiện nay ở nước ta.
Thứ ba, nâng cao vai trò của giáo viên trong sử dụng và sản xuất tài nguyên giáo dục mở
Trong nghiên cứu của Hylén (2009), đã chỉ ra rằng nhiều trường đại học đã sử dụng giảng viên của mình để sản xuất tài liệu của họ và qua đó phát triển người dùng.
Nghiên cứu đã chỉ ra giáo viên là người khai thác và sử dụng chính của bất kỳ nội dung hoặc tài nguyên giáo dục nào, giáo viên là nhân tố quan trọng, cốt lõi để thúc đẩy và tạo điều kiện cho quá trình thích ứng và khai thác sử dụng tài nguyên giáo dục mở.
Chính vì vậy cần nâng cao vai trò của giáo viên trong việc sử dụng và sản xuất OER.
Để giải pháp này thành công thì cần rất nhiều nỗ lực của các cấp thuộc ngành giáo dục với các mức độ khác nhau nhằm kích thích, động viên đội ngũ giáo viên phát huy hết vai trò của mình trong sử dụng và sản xuất OER.
Thứ tư, giải quyết vấn đề bản quyền
Một trong những khó khăn lớn nhất của việc quá trình sản xuất tài nguyên giáo dục mở đó là vấn đề pháp lý trong quyền sở hữu trí tuệ.
Vấn đề này trên thế giới đã có nhiều giải pháp nhưng đối với nước ta đang còn là một thách thức lớn và trở thành rào cản phát triển phong trào sản xuất tài nguyên giáo dục mở.
Đối với tài nguyên giáo dục mở nguồn tài liệu trước khi xuất bản đều phải tuân thủ theo các quy định pháp lý được ghi rõ ràng trong giấy phép xuất bản Creative Commons.
Trong thời gian qua đã có nhiều bài viết trong các hội thảo đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề này, tuy nhiên trên cơ sở văn bản hành chính thì đến nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào của Nhà nước ban hành theo hướng giấy phép bản quyền mở.
Chính vì vậy các tổ chức giáo dục cần có kiến nghị, đề xuất lên các cấp cao hơn để có được một văn bản pháp lý chính quy tạo nền tảng và hành lang pháp lý cho tài nguyên giáo dục mở phát triển một cách bền vững.
Thứ năm, đề xuất mô hình tạo lập và khai thác học liệu mở tại các trường đại học Việt Nam
Cần sớm xây dựng mô hình tổ chức và khai thác OER trên hệ thống các trường đại học một cách thống nhất. Triển khai đại trà và nhân rộng mô hình khắp cả nước.
Có như vậy OER mới phát triển và theo kịp thế giới đồng thời đảm bảo tính bền vững, qua đó OER thực sự nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy để từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta hiện nay.
Và chính những sản phẩm cuối của giáo dục sẽ mang lại tối đa lợi ích của xã hội, làm thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.
Theo giaoduc.net.vn
Loay hoay ngăn chặn thực phẩm chức năng giả
Nhiều năm nay, vấn nạn buôn bán thực phẩm chức năng (TPCN) giả luôn làm đau đầu các nhà quản lý. Giải pháp nào hạn chế, giải quyết dứt điểm tình trạng đó vẫn đang là "bài toán" khó đối với các cơ quan chức năng.
Đã có rất nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm được các nhà quản lý tổ chức, nhưng dường như vẫn chưa tìm ra được biện pháp nào ngăn chặn hữu hiệu.
Diễn biến ngày càng phức tạp
Thời gian qua các cơ quan chức năng đã phanh phui hàng loạt vụ sản xuất, kinh doanh TPCN giả. Chúng ta chỉ nhìn qua một vài vụ nổi cộm mà các cơ quan chức năng xử lý đã triệt phá gần đây có thể thấy các thủ đoạn làm giả các sản phẩm này ngày càng tinh vi ra sao.
Cụ thể, các công ty thông qua nhập khẩu các sản phẩm của mình đã được công bố, rồi thành lập nhiều công ty vệ tinh để sản xuất hàng giả đưa ra thị trường.
Thủ đoạn của các đối tượng là "lập lờ đánh lận con đen" bán sản phẩm giả lẫn các sản phẩm nhập khẩu để đối phó với cơ quan chức năng và qua mắt người tiêu dùng.
Điển hình các như vụ: Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA sản xuất và kinh doanh TPCN Arginin B.Complex Extra, Anphavit calci nano, Pediasure không đúng tiêu chuẩn công bố.
Công ty CP Dược Viko 8 (Pháp) sản xuất TPCN Trinh nữ hoàng cung giả, không có giá trị sử dụng, công dụng rồi đem bán với các hàng được nhập khẩu để qua mặt các cơ quan chức năng.
Hay như vụ hàng loạt sản phẩm TPCN giả của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam và đặc biệt là lô hàng TPCN, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trị giá gần 11 tỉ đồng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TS Việt Nam...
Những sản phẩm TPCN, dược phẩm làm giả như vậy vì sao lại có thể lưu thông ngoài thị trường? Theo Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), do sử dụng nhiều thủ đoạn mới, tinh vi trong sản xuất, kinh doanh nên dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN giả mới "có đất" và có "cơ hội" để ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, lợi dụng xu hướng thương mại điện tử, các doanh nghiệp (DN) chỉ bán qua mạng, bán cho người đặt hàng, không bán công khai để "lọt lưới".
Tinh vi hơn, một số người nước ngoài đưa hàng hóa nhập lậu, hàng giả vào Việt Nam tiêu thụ nhưng do người Việt Nam đứng tên pháp lý kinh doanh với hình thức thành lập công ty, đăng ký kinh doanh có tên DN trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ...
Đối với hàng kém chất lượng, thủ đoạn các đối tượng hay sử dụng là quảng cáo phóng đại hoặc mua các sản phẩm rời mang về Việt Nam đóng hộp, đóng lọ không qua kiểm tra chất lượng rồi mang ra bán; kinh doanh hàng tẩy xoá hạn sử dụng...
Cần có chế tài mạnh
Mặc dù là hàng giả, kém chất lượng lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe nhưng khi bị phát hiện hầu hết đều xử lý theo hình thức xử phạt hành chính, không đủ sức để răn đe, phòng ngừa. Chẳng hạn như việc xử phạt Công ty CP Dược phẩm quốc tế USA nêu trên chỉ với số tiền ít ỏi (84 triệu đồng).
Số tiền này, nếu so với tội ác mà họ gây ra (có thể chết người nếu dùng sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả) chẳng là gì và đối với một DN kinh doanh TPCN, dược phẩm cũng chỉ như "móng tay".
Bởi đây là mặt hàng kinh doanh "một vốn bốn lời", chưa kể nếu trót lọt thì các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần. Bởi vậy, nếu cứ duy trì hình thức xử lý này là chính thì "vụ sau luôn lớn hơn vụ trước" là điều chúng ta có thể hiểu.
Theo đại diện Ban Chỉ đạo 389, hiện nay chưa có quy định cụ thể về quản lý, kinh doanh, quảng cáo, buôn bán mỹ phẩm, TPCN trên mạng xã hội làm cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh qua mạng rất khó khăn.
Rồi cả hệ thống thông tin của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế cũng chưa công khai danh mục và đơn vị được cấp số lưu hành cho các loại mỹ phẩm; không có quy định phải ghi số đăng ký lên sản phẩm, vì vậy việc phát hiện hàng có phép hay không được phép lưu hành trên thị trường là một nan giải đối với các cơ quan quản lý.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong hơn 2 năm qua đã có tới gần 13.000 vụ việc vi phạm liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm lên tới hàng trăm tỷ đồng; nộp ngân sách cho Nhà nước gần 80 tỷ đồng; khởi tố hàng chục vụ án hình sự... Đây thực sự là con số đáng báo động về tình trạng hàng giả liên quan đến sức khỏe của mọi người...
Nam Khánh
Theo giaoducthoidai.vn
"Hứa mà không thực hiện là đại biểu tự hạ thấp uy tín của mình" Đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị "Sơ kết Quy chế phối hợp công tác giữa 3 thường trực: HĐND - UBND và UBMTTQ Việt Nam TP.HCM" được tổ chức chiều 6.3. Báo cáo tại lễ sơ kết, bà Trương Thị Ánh - Phó chủ tịch HĐND TP.HCM nhấn mạnh: "Cơ chế phối hợp giữa...