Chuyên gia Mỹ: Triều Tiên có thể đã thử tên lửa liên lục địa KN-08
Chuyên gia Mỹ cho rằng hai vụ thử tên lửa thất bại mới nhất của Triều Tiên có thể không phải là tên lửa tầm trung Musudan mà là tên lửa liên lục địa KN-08.
Hình ảnh được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 trong buổi duyệt binh năm 2015Đài truyền hình trung ương Triều Tiên
Yonhap ngày 27.10 dẫn lời chuyên gia Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân ở Đông Á, thuộc Trung tâm nghiên cứu về Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin của Mỹ (MIIS) nhận định Triều Tiên mới đây có thể đã thử tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08.
Ông Lewis đưa ra nhận định trên sau khi phân tích hình ảnh vệ tinh chụp nơi phóng tên lửa trong hai vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên vào ngày 15.10 và 20.10. Hai vụ thử này đều thất bại, và quân đội Mỹ cũng như Hàn Quốc đều cho rằng đó là các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan.
Theo The Washington Post, trong hai vụ thử mới nhất, Triều Tiên đều phóng tên lửa từ một căn cứ không quân ở Kusong, thành phố biển phía tây bắc Triều Tiên. Trong khi đó, địa điểm thường tiến hành các vụ thử tên lửa tầm trung Musudan là bãi phóng gần thành phố Wonsan ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
Video đang HOT
Sau khi phân tích hình ảnh vệ tinh có vùng sáng hồng ngoại gần khu vực bãi phóng, ông Lewis cùng các chuyên gia tại trung tâm MIIS cho rằng Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ đã quá vội vàng đi đến kết luận đó là tên lửa Musudan. Hình ảnh vệ tinh cho thấy vụ thử đầu tiên tạo ra một vùng cháy lớn, có thể đã phá hủy cả bệ phóng. Trong khi đó, vụ thử thứ hai có vùng cháy nhỏ hơn như thể tên lửa đã bay được một đoạn trước khi nổ. Ông Lewis cho biết các vùng cháy này lớn hơn rất nhiều so với những vụ thử tên lửa Musudan trước đó.
John Schilling, kỹ sư hàng không vũ trụ thường viết về tên lửa Triều Tiên cũng khẳng định ông không loại trừ khả năng Triều Tiên đã thử tên lửa KN-08 trong hai lần mới nhất này.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa KN-08 là loại tên lửa tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân. Với tầm bắn 10.000 km, loại tên lửa này có khả năng nhắm trúng những mục tiêu trên đất Mỹ. Trong buổi duyệt binh tại quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 10.10.2015, Triều Tiên được cho là lần đầu ra mắt KN-08. Mặc dù vậy, Triều Tiên chưa bao giờ thông báo phóng thử loại tên lửa này. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cho rằng chưa có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ sớm thử KN-08, nhưng nước này đang tìm cách thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để trang bị cho tên lửa này.
Hôm 25.10, giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, ông James R. Clapper cảnh báo Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân với tầm bắn đạt tới bờ tây của nước Mỹ, bao gồm Alaska và Hawaii.
Theo Thanh Niên
Nga sắp phóng thử tên lửa mạnh nhất đến gần Hawaii
Nga đã bắt đầu quá trình chuẩn bị quy mô lớn cho các cuộc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng Sarmat dự kiến được biên chế vào năm 2018. Theo kế hoạch, tên lửa sẽ được phóng đi từ khu vực phía bắc Nga đến vị trí gần Hawaii vào mùa thu này.
Ảnh minh họa: Tass
Cựu Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Viktor Esin nói rằng, tên lửa này sẽ thay thế tên lửa mạnh nhất của Nga hiện nay là tổ hợp tên lửa đạn đạo RS-20V Voevoda.
Tổ hợp tên lửa này đã được biên chế hơn 25 năm, mỗi tên lửa có thể phóng được các đầu đạn hạt nhân với tổng trọng lượng 10 tấn đi một chặng đường dài hơn 11.000km, trang tin Izvestia dẫn lời ông Esin cho biết.
Tuy nhiên, Nga vẫn cần thay thế tổ hợp tên lửa Voevoda. Những yêu cầu hàng đầu cho thế hệ tên lửa mới đó chính là khả năng tối ưu hóa nhiên liệu và vượt qua được các hệ thống tên lửa phòng không của Mỹ, ông Estin cho biết.
Chuyên gia này cho rằng, tên lửa liên lục địa mới của Nga sẽ có khả năng tấn công mục tiêu bằng cách phóng qua cả cực Bắc và cực Nam của Trái Đất, do đó tầm bắn cũng phải tăng đáng kể so với tên lửa đời trước. Ngoài ra, một tên lửa này cũng cần được trang bị khả năng để có thể vượt qua bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov nói rằng, tên lửa mới sẽ có tầm bắn vượt 11.000km. Giới chuyên gia cho rằng, điều này là hoàn toàn có thể nhờ Sarmat có thiết kế và công thức nhiên liệu cải tiến.
Thông thường, các tên lửa của Nga sẽ được phóng từ khu thử nghiệm Plesetsk và đi tới vùng Kura ở miền nam nước này. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với tên lửa có tầm bắn không quá 7.000km, trong khi đó nhiều tên lửa chiến thuật của Nga có tầm bắn hơn 12.000km. Trong trường hợp này, quân đội Nga phải phóng tên lửa từ phía bắc đến vị trí gần quần đảo Hawaii của Mỹ. "Một cuộc thử nghiệm như vậy là rất khó, nhưng cần thiết", ông Esin nói. Thực tế bài thử nghiệm "vận tốc tối đa" luôn là một trong những phần thử nghiệm khó nhất đối với hầu hết các tên lửa trước đây của Nga.
Năm 2008, Nga từng phóng thử tên lửa R-29RMU2 Sineva và đạt kỷ lục thế giới về tầm bắn của tên lửa loại này là 11.500km. Tên lửa này được phóng đi từ biển Barents và bay tới khu vực phía tây Hawaii.
Bộ Quốc phòng Nga khẳng định việc trang bị Sarmat là sự đáp trả lại chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ và đảm bảo sự cân bằng chiến lược hạt nhân giữa hai cường quốc này. Đánh giá về khả năng chiến đấu của Sarmat, ông Borisov cho biết, việc sử dụng các quỹ đạo phóng qua hai cực của Trái đất buộc Mỹ phải tái triển khai lại hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp không chỉ ở các hướng tiếp giáp với Nga, mà là bao quanh lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, tất cả hiện vẫn chỉ là trên lý thuyết trước khi Nga có thể biên chế Sarmat theo kế hoạch vào năm 2018.
Minh Phương
Theo Dantri/Sputnik, Pravda
Vì sao Nga khôi phục đoàn tàu lửa phóng tên lửa liên lục địa? Trước môi đe doạ từ cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Romania mà NATO vừa triên khai, những đoàn tàu phóng tên lửa chiên lược của Nga sẽ là vũ khí đáp trả hữu hiêu. Đoan tau lửa Barguzin phong tên lưa liên luc đia thời Liên Xô. SPUTNIK TASS gần đây dẫn nguồn tin cho biết Nga đang thiết...