Chuyên gia máy bay không người lái của Đức, Pháp đã tới Ukraine
Máy bay không người lái (UAV) của Đức sẽ hoạt động như một phần trong sứ mệnh giám sát lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine của OSCE. Bộ Quốc phòng Đức đã gửi một đội hỗ trợ đến Ukraine trong khi Pháp cũng đang cân nhắc hành động này.
Bộ Quốc phòng Đức đã tuyên bố sẵn sàng thực hiện yêu cầu của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trên trang mạng chính thức của lực lượng vũ trang Đức. Vào hôm 16/9, một đội gồm 14 chuyên gia về UAV của Đức đã đến Ukraine, cùng các đồng nghiệp người Pháp.
Họ đã giám định khu vực gần vùng chiến sự ở thành phố ở thành phố Lugansk. Trong một vài ngày tới, đội hậu cần, kĩ thuật và y tế sẽ phân tích điều kiện và xác định xem liệu Đức, và có thể cả Pháp, có thể gửi máy bay không người lái đến khu vực này hay không.
Máy bay do thám không người lái Luna của Đức
Nếu được cấp phép, Đức sẽ sử dụng máy bay do thám không người lái Luna. Chiếc máy bay này có thể bay tới độ cao 5.000 mét và hoạt động trong vòng 6 giờ. Nó chỉ dài 2.36 mét và nặng 40 kg, có thể vừa quay phim và chụp ảnh trong cùng một lúc.
Video đang HOT
Vào hôm 13/9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức cho phép OSCE được sử dụng UAV trong giám sát lệng ngừng bắn. OSCE sau đó đã kêu gọi nhiều đối tác tham gia vào nhiệm vụ này. Áo sẽ sử dụng UAV Schiebel Camcopter S-100, có thể bay liên tục trong vòng 6 giờ ở độ cao 5.500 mét và tốc độ tối đa 220 km/h. Những UAV này sẽ cho phép các quan sát viên dễ dàng quan sát hoạt động của binh lính và thường dân ở vùng chiến sự cũng như dọc biên giới Nga – Ukraine.
Ý tưởng sử dụng UAV trong công tác giám sát lệnh ngừng bắn được hoan nghênh bởi Nga, nước đề nghị quan sát viên OSCE lưu lại đồn kiểm soát của Nga vào tháng 7 để tiện cho việc giám sát biên giới.
Vào hôm 5/9, Kiev và lực lượng li khai miền đông đã đồng ý với thoả thuận ngừng bắn ở miền đông. Kế hoạch hoà bình, dựa theo dự thảo của Tổng thống Putin cũng được thực hiện bao gồm việc trao đổi tù binh, rút hết các thiết bị quân sự và cho phép hỗ trợ nhân đạo được tiếp cận với người dân.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mỹ sẽ rút lại lệnh trừng phạt Nga nếu tình hình miền đông Ukraine tiến triển tốt
Mỹ có thể rút lại lệnh trừng phạt kinh tế mới nhất đối với Nga nếu thoả thuận ngừng bắn Minsk được tuân thủ nghiêm chỉnh ở miền đông Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf phát biểu vào hôm 15/9.
"Nếu Nga thực hiện đúng thoả thuận đã được kí ở Minsk vào hôm 5/9, nhiều khả năng Mỹ sẽ rút lại lệnh trừng phạt mới được đưa ra vào tuần trước. Tuy nhiên, nếu tình hình Ukraine leo thang, nhất định Mỹ tăng cường các biện pháp răn đe mới", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf cho biết.
Bà Harf cho rằng lệnh ngừng bắn ở đông nam Ukraine đang đối mặt với nguy cơ đổ vỡ mấy ngày qua do việc quan sát viên OSCE bị tấn công khi đang làm nhiệm vụ hoặc pháo kích gần sân bay Donetsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf
Cùng lúc đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã có cuộc điệm đàm nhằm bàn bạc về vấn đề lệnh ngừng bắn ở Ukraine và việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.
Điện Kremlin cho biết 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về sự cần thiết của khí đốt Nga với các nước EU và đồng ý rằng một cuộc họp 3 bên bao gồm Nga, EU và Ukraine cần được tiến hành.
Cả ông Putin và bà Merkel cũng tập trung thảo luận về tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột ở miền đông Ukraine dưới sự giám sát của các quan sát viên OSCE.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Một lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Moscow đã có hiệu lực từ ngày 12/9. Lệnh trừng phạt này đã phong toả tài sản và cấm đi lại đối với một vài quan chức và chính trị gia Nga, ngoài ra, nó cũng hạn chế công việc kinh doanh của nhiều ngân hàng và công ty năng lượng, quốc phòng khác của Nga.
Moscow đã lên tiếng phủ nhận có liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine và khẳng định rằng trừng phạt kinh tế là một công cụ kém hiệu quả, đe doạ tới an ninh, ổn định thế giới, và trái với luật pháp quốc tế.
Theo ANTD
Israel không bán UAV cho Ukraine, "đáp lễ" Nga hủy hợp đồng S-300 cho Syria và Iran? Nhà chức trách Israel đã từ chối bán phương tiện bay không người lái (UAV) cho Ukraine vì không muốn làm phức tạp mối quan hệ với Nga. Kênh truyền hình 2 của Israel cho biết, hợp đồng của Ukraine với nhà sản xuất máy bay không người lái Israel - hãng Aeronautics đã được Bộ Quốc phòng Israel chấp thuận, nhưng bị...