Chuyên gia mách nước giúp học sinh tự tin khởi nghiệp
Hơn 1200 học sinh cùng các phụ huynh đã được nghe các chuyên gia khởi nghiệp mách nước về những bí quyết để khởi nghiệp, những kinh nghiệm để có công việc tốt trong tương lai.
Đông đảo phụ huynh, học sinh quan tâm tới chuyên đề.
Ngày 6/10, Trường THPT An Lão (Hải Phòng) tổ chức chuyên đề Giáo dục hướng nghiệp – khởi nghiệp và định hướng phân luồng học sinh THPT năm học 2019-2020. Dự buổi sinh hoạt chuyên đề gồm 1211 học sinh Trường THPT An Lão, hơn 1200 phụ huynh học sinh cùng toàn thể cán bộ nhân viên nhà trường.
Cùng dự có ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT); ông Vũ Duy Tùng- Bí thư huyện ủy An Lão, Phan Văn Điều- Chủ tịch HĐND huyện An Lão, ông Đỗ Văn Lợi, ông Vũ Văn Trà, Bà Đỗ Thị Hòa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng.
Thầy Trần Văn Nhường- Hiệu trưởng Trường THPT An Lão cho biết: Trong những năm gần đây, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy học, nhà trường tăng cường tổ chức các chuyên đề dành cho giáo viên phụ huynh và học sinh. Có thể kể đến những chuyên đề như: Định hướng học tập và rèn luyện, giúp con thành công, thói quen có ích trong gia đình…
Chuyên đề thu hút sự tham gia của 1211 học sinh trường THPT An Lão cùng các phụ huynh
Trong những năm học trước, nhà trường đều tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề vào tháng 3 nhằm hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em chọn ngành nghề trước khi đăng kí hồ sơ thi đại học.
Năm nay, để hưởng ứng phong trào quốc gia khởi nghiệp và ngày hội khởi nghiệp cho HSSV mới được Bộ GD&ĐT tổ chức, nhà trường đã thêm nội dung khởi nghiệp vào trong buổi tư vấn ngành nghề cho học sinh.
Ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV phát biểu tại buổi sinh hoạt chuyên đề
Video đang HOT
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các em học sinh và phụ huynh đã dược các chuyên gia, giáo dục, diễn giả đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Hàng Hải, Công ty Novaedu… trình bày, giải đáp thắc mắc về xu hướng nghề nghiệp trong thời gian tới, những điều cần biết để lựa chọn trường đại học, những kĩ năng để khởi nghiệp trong thời đại Công nghệ 4.0.
Các đại biểu dự chuyên đề
Tại buổi nói chuyên chuyên đề, ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV cho biết: Ngoài việc giáo dục chính khóa, Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống, ứng xử văn hóa.
Sau 2 năm triển khai Đề án 1665 “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025″, đã có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức trong mỗi nhà trường và có sự lan toả sâu rộng trong HSSV. Bộ đã chỉ đạo tất cả các Sở triển khai đề án, đề nghị các trường thực hiện giáo dục cho HS, truyền tải tinh thần khởi nghiệp cho HS.
Thầy hiệu trưởng Trần Văn Nhường
Ngành Giáo dục đã xây dựng tiêu chí nhà trường, đơn vị khởi nghiệp, xây dựng được một số tài liệu hướng dẫn kỹ năng về khởi nghiệp, đặc biệt giữa các nhà trường và doanh nghiệp đã có sự kết nối để tạo ra được không gian khởi nghiệp, khuyến khích hỗ trợ thầy cô giáo và HSSV cùng tham gia vào quá trình khởi nghiệp.
Còn ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Trong hơn 3 giờ diễn ra chuyên đề, các em học sinh và các phụ huynh đã chăm chú lắng nghe. Điều này chứng tỏ những kiến thức, những kĩ năng trong chuyên đề là rất cần thiết và bổ ích.
Chuyên gia tư vấn giáo dục hướng nghiệp
Sở GD&ĐT Hải Phòng từng tổ chức nhiều chuyên đề trong những năm gần đây nhằm tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh. Còn đây là chuyên đề đầu tiên được một trường THPT tổ chức với quy mô hơn 2000 người, có sự tham dự của đầy đủ học sinh trong trường và các phụ huynh.
Các chuyên đề đã cập nhật tính thời sự, giúp học sinh và phụ huynh hiểu hơn về vấn đề phân luồng học sinh, cung cấp những thông tin về đổi mới sáng tạo, về tinh thần khởi nghiệp, về cách phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng Đỗ Văn Lợi
Sở GD&ĐT Hải Phòng sẽ mở rộng mô hình chuyên đề này của Trường THPT An Lão đến các trường khác trên địa bàn thành phố. Yêu cầu các giáo viên, các nhà trường nâng cao nhận thức, tuyên truyền vấn đề hướng nghiệp khởi nghiệp phân luồng; có kế hoạch xây dựng định hướng phân luồng cho HS để triển khai cụ thể.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường ĐH: Những bước chạy đà ấn tượng đang dần hình thành
Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10-2017 và từ đó đến nay đã có những chuyển động tích cực trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ, TC và các cơ sở giáo dục, từ đó nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời thúc đẩy quá trình đào tạo, nghiên cứu sáng tạo có đổi mới khác đi so với xu hướng truyền thống.
Giáo dục khởi nghiệp: Cần nhìn nhận đúng
Trao đổi về vai trò của giáo dục trong khởi nghiệp sáng tạo, PGS.TS Nguyễn Anh Thi, GĐ Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước là tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hơn, để thực hiện được mục tiêu này phải có nhiều doanh nhân khởi nghiệp, muốn có doanh nhân khởi nghiệp phải có môi trường nuôi dưỡng họ là hệ sinh thái khởi nghiệp, muốn có nhiều hệ sinh thái khởi nghiệp phải có xã hội khởi nghiệp, người người, nhà nhà chia sẻ tinh thần khởi nghiệp. Và muốn có xã hội ấy, phải bắt đầu từ giáo dục khởi nghiệp.
"Trước đây, phần lớn bố mẹ thường khuyên con học giỏi để có tấm bằng đại học rồi xin việc đi làm nhưng vẫn chỉ là đi làm thuê. Phụ huynh chưa khuyến khích con em mình khởi nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy của phụ huynh và xã hội. Chúng ta cần có tư duy khuyến khích con em mình khởi nghiệp, dấn thân trên con đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy thì cần bắt đầu từ giáo dục khởi nghiệp"- PGS. TS Nguyễn Anh Thi chia sẻ.
Tuy nhiên, giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên cũng cần có những nhìn nhận đúng. GS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: Phải hiểu rằng trong các nhiệm vụ của sinh viên: Học tập, rèn luyện, nghiên cứu, khởi nghiệp... đều quan trọng. Nhưng giáo dục ĐH cần thiết phải giúp các em có tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên nó phải là những sự giáo dục có tính thiết thực, hiệu quả, không làm theo phong trào. Tôi đã từng gặp một em học sinh lớp 12 cho biết đã đi thi mấy cuộc thi khởi nghiệp, một học sinh lớp 12 mà thi quá nhiều cuộc thi khỏi nghiệp có thực sự đúng đắn hay không? Trước tiên, dạy các em tinh thần khởi nghiệp, cũng cần dạy các em nền tảng kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho phù hợp.
GS.TS Phạm Hồng Quang, GĐ ĐH Thái Nguyên cho rằng: Khởi nghiệp sáng tạo phải là hoạt động chính, cốt lõi của đại học Việt Nam. Nhưng các trường ĐH, CĐ cần xác định và tập trung vào những vấn đề cụ thể.
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường ĐH có rất nhiều việc cần làm, trong đó ĐH cần xác định vai trò của mình ở những khâu nào để phát huy tinh thần khởi nghiệp thực sự của sinh viên. Ảnh: P.T
Trường ĐH không chỉ cung cấp không gian khởi nghiệp
Theo định nghĩa trên thế giới, hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bao gồm các cột trụ: Hệ thống giáo dục và đào tạo, các tổ chức và đơn vị nghiên cứu, các nguồn vốn và quỹ đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp các dịch vụ, các tổ chức hỗ trợ và thúc đẩy, các tổ chức và đơn vị của nhà nước.
Cốt lõi của khởi nghiệp là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Do vậy các trường cần chú trọng các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học từ giảng viên và sinh viên. Nhà trường tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, không nhất thiết hiện đại nhưng cần phù hợp và tạo giá trị cho địa phương. Nếu như nhà trường có được phong trào nghiên cứu khoa học mạnh mẽ thì đó là tiền đề cho kiến tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ.
Nhà trường cũng cần thúc đẩy các giảng viên, các chuyên gia đầu tư vào việc nghiên cứu và khởi nghiệp khoa học công nghệ thay vì chỉ tập trung cho các sinh viên trẻ. Lực lượng giảng viên và chuyên gia nghiên cứu mới là nguồn lực bền vững và lâu dài cho khởi nghiệp kiến tạo giá trị trong xã hội.
Những năm gần đây, một số ĐH lớn như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh thế quốc dân đều thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đối với học sinh sinh viên. Nhưng theo GS.TS Đinh Văn Phong, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường ĐH không chỉ là cung cấp không gian, mà đi kèm với đó còn nhiều yếu tố khác, trong đó rất quan trọng là sự phát hiện đề tài.
Vì vậy, từ mấy năm gần đây, sinh viên ĐH Bách Khoa ngoài vẫn nghiên cứu khoa học theo cách truyền thống với các đề tài nghiên cứu trong cuộc thi nghiên cứu khoa học sinh viên, thì còn tham gia những cuộc thi có ý tương sáng tạo hơn như: Sáng tạo trẻ Bách Khoa - nhằm khuyến khích tính sáng tạo trong sinh viên, khả năng kết nối tư duy đa lĩnh vực, rèn luyện kỹ năng tạo ra các sản phẩm thiết thực và quản lý đổi mới sáng tạo hướng tới khả năng khởi nghiệp. Cuộc thi này hướng đến những đề tài gần gũi với sự tài trợ phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn.
TS Nguyễn Trung Dũng, Tổng GĐ Bách Khoa Holdings, ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ ra rằng: Đang có sự thiên lệch khi phần khởi nghiệp nằm ở ngọn nhưng lại được nhắc đến nhiều, trong khi phần đế sáng tạo, đổi mới lại chưa được chú trọng. Chính vì thế, ông Dũng đánh giá, sự ra đời của Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần xây dựng lên nền tảng vững chắc cho kim tự tháp đổi mới - sáng tạo - khởi nghiệp.
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2019 được tổ chức trong 2 ngày 4 và 5-10-2019 tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Phó Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi cho biết, SV-Startup 2019 được tổ chức sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của 20 triệu học sinh sinh viên, qua đó cũng tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho học sinh, sinh viên cả nước. Từ hoạt động này, Bộ GD&ĐT sẽ là đầu mối kết nối các dự án đoạt giải cao với các nhà đầu tư. Có nhiều dự án đã được triển khai và bước đầu thành công, nhiều dự án đã chuyển sang giai đoạn có lãi.
Phan Thủy
Theo PLXH
Bộ GD-ĐT tiếp tục cùng Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia HSSV 2019 Tiếp nối thành công của Ngày hội lần thứ nhất năm 2018, từ ngày 4 - 5.10.2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp cùng Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức "Ngày hội Khởi nghiệp Quốc Gia của Học sinh - Sinh viên 2019" tại Trường đại học Bách Khoa Hà Nội nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo,...