Chuyên gia mách nước chọn trường đầu cấp cho con
Khi học sinh chuẩn bị được đón mùa hè thảnh thơi sau thời gian học tập vất vả cũng là lúc nhiều bậc cha mẹ đau đầu trong việc chọn trường cho con, nhất là vào các lớp đầu cấp.
Là người làm trong ngành giáo dục tiểu học lâu năm, TS Vũ Thu Hương (khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng nhiều bố mẹ suy nghĩ, trường học ổn sẽ có giá trị quyết định việc học tập thành hay bại của con đến 90%. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng.
Trường học không quyết định tất cả
Theo bà Hương, trường học ở Hà Nội hay Cần Thơ, Cà Mau… hoặc bất kể một trường học nào trên cả nước cũng đang học cùng một chương trình. Vì thế, không có chuyện học trường kém thì con mình không biết gì hay học trường tốt thì con mình sẽ hết dốt.
Đặc biệt, theo bà Hương, phụ huynh không nên quá cầu kì và mất thời gian khi chọn trường cho con, nhất là ở cấp tiểu học.
Lý giải điều này, bà Hương cho rằng ở cấp tiểu học, trẻ chỉ cần đọc thông viết thạo, làm tính cộng trừ nhân chia và vài phép đổi đơn giản là có thể đã hoàn thành mục tiêu rồi. Các cha mẹ đừng quá sốt ruột và nghĩ con phải làm được mọi thứ bài tập trên đời.
TS Trần Thành Nam nhận định: Nếu cha mẹ không chọn trường hợp lý, vô tình sẽ khiến cho trẻ con thêm áp lực.
TS Hương cũng nêu hiện tượng, các trường học đang “bị bệnh thành tích” bủa vây khắp nơi mà yếu tố gây ra lại chính từ phía phụ huynh, phía ban giám hiệu, phòng, sở và thậm chí ở chính giáo viên.
Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý: “Trường càng đông học sinh đôi khi sẽ làm cô giáo mất khả năng kiểm soát tình hình và con còn có thể bị sức ép thành tích nặng nề. Vì thế, việc vào trường điểm không phải là lựa chọn tối ưu”.
Kỳ vọng quá dễ tạo áp lực cho con
TS Vũ Thu Hương khẳng định trường nào cũng có ưu điểm và nhược điểm chính vì thế bậc cha mẹ cần chọn trường phù hợp theo các tiêu chí như khả năng thích ứng của con, môi trường giáo dục, điều kiện của gia đình…
Theo bà Hương, ưu tiên đầu tiên khi chọn trường cho con là chọn trường gần nhà bởi lẽ, trường gần, con sẽ có thể tự đi đến trường và học được tính tự lập rất tốt.
Ngoài ra, nếu trường nào có nhiều học sinh lễ phép, ngoan ngoãn và lịch sự thì nên cho con vào đó. Vì giáo dục đạo đức luôn làm điểm nhấn quan trọng nhất trong mọi giai đoạn giáo dục con người.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, TS Trần Thành Nam (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng thực chất việc chọn trường cho con thể hiện kỳ vọng của bố mẹ đối với con mình.
Thế nhưng, kỳ vọng ấy nếu đặt không hợp lý sẽ tạo nên một áp lực rất lớn cho đứa trẻ.
TS Nam phân tích phần lớn bố mẹ chọn trường tốt thường nghĩ nhiều hơn đến số lượng học sinh giỏi, đạt giải cao trong các kì thi, cô giáo tốt… và nghĩ học ở đó thì con có kiến thức tốt.
Nhưng hiện nay, kiến thức chỉ chiếm khoảng 20% trong thành công của một con người còn 80% liên quan đến kỹ năng mềm, giá trị sống.
Mặc khác, trường “tốt” ở đây nhiều khi chỉ là quan điểm chủ quan của phụ huynh.
Phụ huynh thường ép cho con học những môn mà bố mẹ cho là phải giỏi môn đó mà không cần quan tâm tới sở trường của con. Đây cũng là một trong những sai lầm phụ huynh thường mắc phải.
“Một số ông bố, bà mẹ cũng hay suy nghĩ chọn trường dân lập vì phương pháp ở đấy phù hợp với con theo nghĩa là chúng đòi hỏi gì thì các thầy cô dễ dàng đáp ứng hơn, được nâng niu, chăm chút hơn, được thoải mái bày tỏ quan điểm.
Còn trường công lập thì trẻ phải theo một số quy định nhất định. Đây có thể là một hướng đúng.
Nhưng nếu trẻ chưa có tính tự lập, tính kỉ luật, lắng nghe mà vô tình bố mẹ đưa con vào môi trường quá thoải mái thì các đức tính đó sẽ khó được hình thành, rèn luyện.
Ở đây, không bàn đến yếu tố trường công hay trường tư tốt hơn mà là quan điểm của bố mẹ khi chọn trường cho con”, TS Nam cho hay.
Chọn trường cho con là khâu đơn giản nhất trong những bước chuẩn bị cho con vào học.
Vì thế, các chuyên gia cho rằng cha mẹ hãy nhanh chóng giải quyết vấn đề này để tập trung vào việc chuẩn bị những hành trang mới cho con vào học.
Theo Huyên Nguyễn / Lao Động
Gấp rút thi vào lớp 10, cân nhắc nguyện vọng tránh trượt oan uổng
Năm nay, dự kiến có tới 40.000 học sinh ở Hà Nội và TP.HCM không thể tranh được suất vào trường công lập.
Năm nay, thành phố sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả trường trung học phổ thông với 2 môn thi Ngữ văn và Toán, theo hình thức tự luận với cả 2 môn thi.
Thời gian thi tổ chức vào ngày 9/6, buổi sáng thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán.
Gấp rút ôn thi vào lớp 10. Ảnh minh họa.
Việc tuyển sinh lớp 10 dựa trên kết hợp thi tuyển với xét tuyển. Điểm xét tuyển được tính dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS, kết quả thi theo công thức:
Điểm xét tuyển (ĐXT) = Điểm THCS Điểm thi (đã tính hệ số 2) Điểm cộng thêm.
Trong đó, điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả học tập và rèn luyện của 4 năm học, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
Năm nay, Hà Nội dự kiến có gần 83.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ THPT là 69.500 học sinh. Trong đó, các trường công lập tuyển 56.840 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 12.660 học sinh.
Số học sinh được tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên là 7.000 học sinh. Số học sinh được tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp là 6.443.
Như vậy chỉ có khoảng 70% học sinh Hà Nội có cơ hội được học trong các trường THPT công lập.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia giáo dục, để có thể thi đỗ vào trường công lập, điều quan trọng là phụ huynh và học sinh phải căn cứ vào học lực thực tế của mình để quyết định chọn trường.
Việc đăng ký chọn trường THPT ở ngay nguyện vọng 1 rất quan trọng, vì nếu chọn không đúng các em thi trượt, khi xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ phải cộng thêm điểm so với nguyện vọng 1 vào trường trước đó.
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt - phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở TP.HCM sẽ diễn ra trong 2 ngày 2-3/6. Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển bắt đầu từ ngày 17-29/4, học sinh nộp tại trường đang theo học lớp 9.
Dự kiến ngày 5/5, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ công bố số liệu tổng hợp ban đầu về số nguyện vọng đăng ký dự thi vào từng trường để phụ huynh, học sinh tham khảo. Từ ngày 5 đến 11/5, học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng vào các trường.
Ông Đạt khuyên thí sinh nên căn cứ vào năng lực học tập của mình, điểm chuẩn vào các trường THPT những năm gần đây và khoảng cách từ nhà đến trường THPT dự kiến thi để chọn trường phù hợp.
Bởi lẽ, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng nào thì học trường đó, không được thay đổi nên phụ huynh, học sinh cần cân nhắc kỹ khi chọn nguyện vọng.
Năm nay, TP.HCM có khoảng 81.000 thí sinh đăng ký thi vào lớp 10 THPT công lập, tăng khoảng 13.000 em so với năm ngoái. Trong đó, 20.000 em sẽ rớt, phải vào các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 sẽ làm bài 3 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh vào ngày 2/6 và 3/6. Điểm tuyển sinh vào lớp 10 là tổng điểm 3 môn, trong đó môn Ngữ văn và Toán nhân hệ số 2, môn Tiếng Anh hệ số một.
Ngoài học lực thì việc chọn nguyện vọng phù hợp là yếu tố tiên quyết giúp học sinh không bị trượt trong kỳ tuyển sinh lớp 10. Dù có 3 nguyện vọng nhưng các em nên nhớ nguyện vọng sau luôn lấy bằng hoặc cao hơn điểm nguyện vọng trước từ 1-2 điểm, thậm chí là cao hơn.
Do đó, có nhiều em dù điểm cao nhưng rớt một lúc đến 3 nguyện vọng. Vì thế, trước hết các em nên chọn trường nguyện vọng 1 vừa sức, nguyện vọng 2 thấp hơn năng lực 1-2 điểm và nguyện vọng 3 là từ 3-4 điểm.
Học sinh thi vào lớp 10 được cộng tối đa 6 điểm
Điểm cộng thêm là tổng của điểm ưu tiên và điểm khuyến khích, tối đa không quá 6 điểm.
Thí sinh được cộng 3 điểm cho một trong các đối tượng: Con liệt sĩ; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên; con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên".
Thí sinh được cộng 2 điểm: Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động duới 81%; con của người được cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%"; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam.
Cộng một điểm cho một trong các đối tượng: Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Học sinh đoạt giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa với giải nhất cấp tỉnh: cộng 2 điểm; giải nhì cấp tỉnh cộng 1,5 điểm; giải ba cấp tỉnh cộng 1 điểm.
Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc huy chương vàng được cộng 2 điểm; giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh, huy chương bạc cộng 1,5 điểm, giải ba cấp tỉnh hoặc huy chương đồng được cộng 1 điểm.
Học sinh được cấp chứng nhận nghề phổ thông loại giỏi được cộng 1,5 điểm, loại khá cộng 1 điểm, loại trung bình cộng 0,5 điểm.
Theo Zing
Hà Nội công bố chỉ tiêu vào lớp 10 Hội nghị tuyển sinh đầu cấp của Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết 70% học sinh sẽ có cơ hội vào các trường THPT công lập. Năm học 2017-2018, TP Hà Nội dự kiến có gần 83.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS, nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ THPT là 69.500 học sinh. Trong đó, các trường công lập tuyển 56.840...