Chuyên gia “mách nước” cách dạy và học trực tuyến lớp 1 hiệu quả

Theo dõi VGT trên

Để trẻ lớp 1 học trực tuyến hiệu quả, cha mẹ và giáo viên cần phải hiểu đặc điểm tâm lý cùng những khó khăn mà trẻ vướng phải trong quá trình học online, từ đó đưa ra chiến lược, giúp con tự tin.

Ngày 3/9/2021, ĐHQGHN đã tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề “Chuẩn bị hành trang tâm lý và kiến thức cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh giáo dục trực tuyến”.

Tham gia buổi tọa đàm có PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN và TS. Nguyễn Quang Tiệp – Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN.

Chuyên gia mách nước cách dạy và học trực tuyến lớp 1 hiệu quả - Hình 1

Tham gia buổi tọa đàm có TS. Nguyễn Quang Tiệp (ngoài cùng phía bên trái) và PGS.TS Trần Thành Nam (giữa).

Hàng trăm câu hỏi của phụ huynh, giáo viên với nội dung xoay quanh vấn đề ổn định tâm lý, kiến thức cùng những trăn trở về khó khăn khi trẻ lớp 1 học trực tuyến đã được đặt ra cho các chuyên gia.

Cần rèn luyện cho con nề nếp học

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến cũng bày tỏ nỗi lo về sự thay đổi tâm sinh lý và kiến thức của trẻ lớp 1 trước thềm năm học mới trong bối cảnh dịch bệnh.

Phụ huynh Lê Thị Ái bày tỏ: “Nhà tôi năm nay có 2 con cùng vào lớp 1. Tuy nhiên, hiện tại mẹ đang không biết kèm con như thế nào trong quá trình học trực tuyến. Môn Toán còn bớt lo, nhưng với môn Tiếng Việt, đặc biệt là khi luyện viết thì rất khó xoay xở bởi tôi không có chuyên môn”.

Là giáo viên tại Trường Tiểu học Dương Liễu B, Hoài Đức, Hà Nội, nhà giáo Nguyễn Thị Hải Yến cũng chia sẻ trăn trở có nên cho trẻ mầm non học trước kiến thức lớp 1.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, mặc dù học trực tuyến được xem là phương pháp tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh, tuy nhiên, hình thức học tập này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt với học sinh lớp 1 – lứa tuổi hiếu động, dễ bị xao nhãng.

Do đó, để giúp con học trực tuyến hiệu quả, cha mẹ cần tạo con một tâm thế háo hức đối với việc học trực tuyến. Trong quá trình học, cha mẹ cần xác định vai trò là một giáo viên/ huấn luyện viên hiện trường để điều hướng các thiết bị công nghệ, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, phụ huynh có thể bố trí thêm các hoạt động thể chất vừa sức để con cùng tham gia như tưới cây, sắp xếp lại góc học tập, quét nhà…

Video đang HOT

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về giáo dục tiểu học, TS. Phạm Quang Tiệp cho hay, bên cạnh tâm lý, trẻ cũng cần được chuẩn bị về mặt kiến thức với những hiểu biết nền tảng phục vụ cho quá trình học tiểu học.

“Tiêu đề của buổi tọa đàm là “Chuẩn bị hành trang tâm lý và kiến thức cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh giáo dục trực tuyến”, nhưng điều này không đồng nghĩa với khuyến khích việc dạy kiến thức trước cho trẻ. Bởi điều này thậm chí có thể mang lại hệ quả ngược khi trẻ bị mất hứng thú học tập khi những điều cô giáo dạy, trẻ đều đã học và biết” – TS Phạm Quang Tiệp chia sẻ.

Theo Tiến sĩ, khi bước vào lớp 1, trẻ chỉ cần nhận diện được các chữ cái, viết được các nét cơ bản hay nhận biết được các con số. Đây là bước đệm quan trọng, giúp ích rất nhiều trong quá trình tiếp thu tri thức mới.

Bước vào môi trường tiểu học, môi trường, bạn bè và thầy cô thay đổi, hoạt động chuyển từ vui chơi sang học tập. Vì thế, để giúp con tự tin, phụ huynh cần rèn luyện cho con về nền nếp sinh hoạt điều độ, đồng thời trang bị một số kỹ năng tự phục vụ như tự đánh răng, rửa mặt, thay quần áo… hay một số kỹ năng tương tác xã hội khác.

Các thầy cô nên cố gắng game hóa các hoạt động

Để trẻ lớp 1 học trực tuyến thành công, các chuyên gia cũng nhấn mạnh vai trò của đội ngũ giáo viên và nhà trường.

PGS.TS Trần Thành Nam đưa ra lời khuyên, các thầy cô hãy dành tuần đầu tiên cho việc thiết lập mối quan hệ, làm quen và các trò chơi để kết nối với trẻ. Giáo viên cũng cần dành tuần đầu tiên để xây dựng mối quan hệ với cha mẹ, thống nhất về nội quy lớp học, hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị tại gia đình.

Vì khoảng chú ý của học sinh lớp 1 không dài quá 15 phút, do đó, giáo viên nên giới hạn thời gian cho mỗi phiên học kéo dài 15 phút làm việc với màn hình, nghỉ 5 phút và tiếp tục một phiên học 15 phút khác. Sau 4 phiên như vậy thì sẽ nghỉ.

Đặc biệt, thầy cô cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng”. Việc thiết kế thời khóa biểu, thiết kế các phiên học phải được cân nhắc dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em.

Đồng quan điểm, T.S Phạm Quang Tiệp, để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía nhà trường.

“Trước tiên, nhà trường cần tổ chức tập huấn cho đội ngũ nhà giáo để thống nhất về mặt tư tưởng, cách thức triển khai dạy học trực tuyến một cách đồng bộ, bài bản; đồng thời lựa chọn ra các nội dung trọng tâm, phù hợp để dạy học online. Đối với học sinh lớp 1, một số nội dung kiến thức chủ yếu liên quan đến môn Tiếng Việt để hình thành 4 kỹ năng về nghe, nói, đọc, viết cùng một số kỹ năng tính toán cơ bản cho học sinh.

Bên cạnh việc tổ chức đào tạo giáo viên, thì tập huấn cho cha mẹ học sinh cũng đóng vai trò quan trọng bởi chính phụ huynh là người trực tiếp đồng hành, giúp đỡ các con trong quá trình học trực tuyến. Những nội dung tập huấn cho cha mẹ bao gồm: thống nhất quan điểm về hình thức dạy học trực tuyến để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh; trấn an về mặt tâm lý để phụ huynh không quá áp lực, căng thẳng khi tiếp nhận nhiệm vụ mới này; hay cách sử dụng công nghệ…”.

T.S Phạm Quang Tiệp đề xuất, để “hút” trẻ lớp 1 ngồi vào bàn học trực tuyến, các thầy cô nên cố gắng game hóa các hoạt động. Theo đó, bên cạnh việc sử dụng các phần mềm học trực tuyến như Zoom, Teams… giáo viên có thể sử dụng các phần mềm để thiết kế hoạt động trò chơi. Tuy nhiên, điều này cần tuân thủ theo nguyên tắc đơn giản, dễ sử dụng, và lượng hóa thời gian tương tác với màn hình không kéo dài quá 30-35 phút cho 1 tiết học và tối đa 2 tiếng mỗi ngày.

Giao phiếu bài tập có hiệu quả?

Tại buổi tọa đàm, thầy Hoàng Văn Tiến (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Chiềng Chăn, Sơn La) trăn trở: “Chúng tôi là giáo viên dạy tại một xã vùng cao, 100% là học sinh dân tộc, phương tiện dạy trực tuyến không có, internet, máy tính, truyền hình cũng không. Thầy và trò không được tương tác trực tiếp với nhau. Học sinh sau kỳ nghỉ hè thì kiến thức mai một, đặc biệt là học sinh lớp 1, chưa có hành trang và tâm thế để đi học. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng chưa nắm được những phương pháp dạy con học sao cho hiệu quả. Tôi băn khoăn việc giao phiếu bài tập cho học sinh tự làm ở nhà liệu có đảm bảo hay không, và cách nào để hỗ trợ tối đa cho các em học sinh”.

Bên cạnh đó, một số ý kiến tỏ ra lo lắng trước hiệu quả của việc dạy học trực tuyến khi thực tế, 2 năm qua, đa số các trường học tại Việt Nam chưa có sự chuẩn bị về nền tảng công nghệ; nhưng vì dịch bệnh nên bắt buộc phải chuyển qua hình thức dạy học này. Đặc biệt, tại một số vùng núi, cuộc sống của hầu hết gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, chỉ có khoảng 30-60% học sinh có đủ điều kiện để học trực tuyến.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Tiến sĩ Phạm Quang Tiệp cho biết, hiện nay, trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, việc quay trở lại trường và học tập theo hình thức tập trung là vô cùng khó khăn. Trong khi đó nhu cầu phát triển của con trẻ là tất yếu, không thể vì các điều kiện ngoại cảnh mà làm chậm đi quá trình này. Do đó, cho dù gặp nhiều khó khăn, các cấp lãnh đạo cùng các nhà trường cũng cần cố gắng hết sức để tạo điều kiện cho trẻ được học tập.

“Đối với những trẻ có đủ điều kiện, máy móc thì sẽ triển khai dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, đối với những học sinh không có đủ trang thiết bị để phục vụ quá trình học online thì nhà trường cần phối hợp với địa phương và các bậc phụ huynh để tìm ra phương pháp học tập thật phù hợp. Theo đó, các thầy cô có thể chuẩn bị những hệ thống các bài tập, tài liệu, in sẵn và trao tới tận tay học sinh.

Tại những địa phương đang gặp khó khăn về dịch bệnh, cần một cách nào đó, có thể thông qua các đoàn thể xã hội để chia sẻ với các em. Song song với đó, cần tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận với học sinh, hỗ trợ các em trong quá trình học tập. Ví dụ, sau khi phát phiếu, nếu trẻ gặp khó khăn và phản hồi, thì thầy cô hãy sẵn lòng trao đổi, giúp đỡ các con.

Bên cạnh đó, hiện tại, Bộ GD-ĐT cũng đã chuẩn bị hệ thống các bài giảng, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV7 nhằm giúp những học sinh chưa có đủ điều kiện để tham gia học trực tuyến”.

Cũng theo TS Phạm Quang Tiệp, tại một số địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nếu tình hình dịch bệnh không quá căng thẳng, các biện pháp giãn cách xã hội cũng bớt gay gắt, nhà trường có thể tính đến việc thành lập các điểm, cụm học sinh nhỏ để đội ngũ giáo viên có thể trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy các em.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự hợp tác, PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ, để giúp các em học sinh gặp khó khăn vẫn có cơ hội được học tập, rất cần sự chung tay của tất cả các ngành. Do đó, các ngành cần có sự xem xét về việc miễn giảm cước phí truy cập 3G hay 4G, đặc biệt cho những học sinh ở vùng khó, nhằm giúp các em có cơ hội được tiếp cận với internet để tham gia quá trình học trực tuyến.

Giải pháp nào cho hàng ngàn học sinh lớp 1 học trực tuyến?

Hàng chục ngàn học sinh (HS) lớp 1 sắp phải học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Những âu lo, băn khoăn của phụ huynh trước việc một đứa trẻ chưa biết đọc, biết viết phải học online là hoàn toàn có cơ sở.

Để giúp các em HS lớp 1 học online một cách an toàn, bảo đảm sức khỏe, ngày 3/9, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Chuẩn bị hành trang tâm lý và kiến thức cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh giáo dục trực tuyến", với sự tham dự của hàng ngàn giáo viên và phụ huynh.

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục đã chia sẻ một khảo sát từ hãng bảo mật Kaspersky: Có 55% tổng số trẻ em trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phải chuyển sang hình thức học trực tuyến vì đại dịch; trong số đó, 74% trẻ em không thích học trực tuyến vì phải dành quá nhiều thời gian trước màn hình và có đến 57% học sinh cảm thấy bài giảng trực tuyến khó hiểu hơn, khó tập trung hơn. Các vấn đề kỹ thuật đường truyền và thiết bị công nghệ cũng là một nguyên nhân (chiếm 60%) gây xao nhãng và giảm hứng thú học tập.

Trên thực tế, sau 1 năm học trực tuyến cũng có nhiều số liệu cho thấy tỉ lệ học sinh nhỏ có các vấn đề về giấc ngủ do các em sử dụng quá nhiều thiết bị màn hình có ánh sáng xanh bị hấp thụ hàng ngày. Các con dụi mắt liên tục, phàn nàn nhức mắt, cáu gắt và khó tập trung hơn.

Giải pháp nào cho hàng ngàn học sinh lớp 1 học trực tuyến? - Hình 1

Các chuyên gia tư vấn cho giáo viên và phụ huynh nhằm giúp HS lớp 1 học trực tuyến hiệu quả

Tuy nhiên, theo PGS Trần Thành Nam, trong bối cảnh giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, và trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, thì học trực tuyến sẽ sớm trở thành một hình thức học chính thức và sử dụng thành thạo hình thức học này sẽ là một chỉ báo của năng lực công dân số.

Tại buổi tọa đàm, nhiều phụ huynh băn khoăn, hiện nhiều trường chưa đủ điều kiện dạy học trực tuyến cho lớp 1, giải pháp nào để hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực đến tâm sinh lý trẻ nhỏ, giúp trẻ thích nghi với học trực tuyến?

Cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh, giáo viên Trường Tiểu học Tô Thị Hiển, Đông Anh (Hà Nội) và nhiều giáo viên khác nêu câu hỏi: "Chúng tôi cần chuẩn bị những gì để việc học trực tuyến đạt kết quả tốt nhất". TS. Nguyễn Quang Tiệp, Trưởng Bộ môn Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Giáo dục cho biết, với những trường đủ điều kiện dạy trực tuyến thì giải pháp then chốt là phải cấu trúc lại bài giảng phù hợp, không thể mang bài giảng truyền thống vào bài giảng trực tuyến. Các giáo viên phải "game" hóa nhiều nội dung, tạo hứng thú cho trẻ; đồng thời cô giáo phải tăng cường tuyên dương, nhắc đến tên con trong giờ học, yêu cầu đồ dùng học tập thật đơn giản và đặc biệt, mỗi tiết học chỉ nên cấu trúc 30 phút, không quá 2 tiếng/buổi học.

Giải pháp nào cho hàng ngàn học sinh lớp 1 học trực tuyến? - Hình 2

Khi học trực tuyến, HS gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải thiết kế bài giảng phù hợp

Từ Sơn La xa xôi, thầy Hoàng Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Chiềng Chăn cho hay, việc dạy trực tuyến ở trường thầy vô cùng khó khăn, 100% học sinh là người dân tộc, các em không có máy tính, điện thoại, internet cũng không có, phụ huynh không quan tâm giúp đỡ con cái học hành. Với các em học sinh lớp 1 ở trường Chiềng Chăn, hành trang hầu như không có gì. Các chuyên gia vẫn nói, với học sinh vùng sâu vùng xa, nhà trường có thể dùng phiếu bài tập nhưng không có ai hướng dẫn từng em được. Vậy câu chuyện ở Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Chiềng Chăn và rất nhiều trường học khác sẽ được giải quyết như thế nào?

Chia sẻ với những khó khăn mà thầy Hoàng Văn Tiến vừa nêu, TS Nguyễn Quang Tiệp cho rằng, việc học của các em học sinh phụ thuộc vào sự chuẩn bị trực tiếp của nhà trường, giáo viên. "Mỗi lứa tuổi có phát triển đặc thù, không thể vì lí do nào đó để trì hoãn sự phát triển khôn lớn của trẻ. Giải pháp về công nghệ là tất yếu rồi nhưng công nghệ cũng chưa đến được với các thầy. Vì vậy, phải sử dụng công cụ học tập thủ công, dạy học qua truyền hình, cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì sẽ tổ chức dạy học theo các nhóm trẻ, để các em tương tác được với nhau", TS. Nguyễn Quang Tiệp đưa giải pháp.

Còn theo PGS Trần Thành Nam, các nhà trường phải hết sức linh hoạt, để thích nghi với "điều kiện bình thường mới", phát huy sự đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng. Hiện có nhiều cây ATM điện thoại, ATM laptop để gửi đến các em vùng sâu, nhà trường phải nắm bắt cơ hội này...

Một vấn đề được nhiều phụ huynh, giáo viên quan tâm là nhiều HS ở vùng dịch đang chịu những tổn thất nặng nề, có em mất cha, mất mẹ không người thân bên cạnh, thì việc học trực tuyến có khả thi, giải pháp nào hỗ trợ các em?

PGS Trần Thành Nam cho rằng, giải quyết câu chuyện này thì sự đồng hành của nhà trường, giáo viên và xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng. "Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, các em cũng phải được hưởng 3 ưu tiên: Ưu tiên an toàn về mặt thể chất, các em phải được ăn, được mặc; ưu tiên an toàn về tâm lý, nên phải có kế hoạch hỗ trợ các em lâu dài và ưu tiên về học tập, ở đây cần có sự chung tay của cả cộng đồng, huy động nguồn lực tổng thể để bảo vệ các em về thể chất và tinh thần", PGS Trần Thành Nam nói...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãiVợ bị mẹ nuôi Quý Bình chặn họng, thái độ cười đùa hậu thuỷ táng chồng tranh cãi
21:21:35 28/04/2025
Mới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặtMới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặt
20:03:58 28/04/2025
Nữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuýNữ giáo viên ở Điện Biên bị bắt khi đang vận chuyển ma tuý
21:58:40 28/04/2025
Vụ phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả: Bắt tạm giam thêm 4 ngườiVụ phát hiện 573 nhãn hiệu sữa giả: Bắt tạm giam thêm 4 người
20:43:09 28/04/2025
Hồ sơ 2 công ty sản xuất cả nghìn tấn bột nêm, dầu ăn, mì chính giảHồ sơ 2 công ty sản xuất cả nghìn tấn bột nêm, dầu ăn, mì chính giả
18:02:57 28/04/2025
Lâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốcLâm Phương: Trung uý CĐM "ụp crown", đẹp bất chấp ảnh chụp vội, đời thường sốc
17:51:03 28/04/2025
NSND Thanh Nam: "Tía" Mai Phương, xuất thân nhà nông, U70 ở biệt thự 1000m2NSND Thanh Nam: "Tía" Mai Phương, xuất thân nhà nông, U70 ở biệt thự 1000m2
17:31:12 28/04/2025
Việt Trinh: Ở biệt thự 3000m2, không ăn nước màu, canh phải nấu kiểu độc lạViệt Trinh: Ở biệt thự 3000m2, không ăn nước màu, canh phải nấu kiểu độc lạ
21:52:01 28/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đỗ Mạnh Cường thân thiết với Hoa hậu Ý Nhi hậu ồn ào

Đỗ Mạnh Cường thân thiết với Hoa hậu Ý Nhi hậu ồn ào

Sao việt

23:27:02 28/04/2025
Cả hai đều thể hiện sự vui vẻ và nam nhà thiết kế cũng không nhắc lại ồn ào trước đó, đồng thời, anh còn dành lời động viên Ý Nhi.
Cổ Thiên Lạc, Lâm Phong thua cuộc, 'Cửu Long thành trại' thắng đậm tại Kim Tượng 2025

Cổ Thiên Lạc, Lâm Phong thua cuộc, 'Cửu Long thành trại' thắng đậm tại Kim Tượng 2025

Hậu trường phim

23:23:28 28/04/2025
Lễ trao giải Kim Tượng 2025 khép lại với chiến thắng của Cửu Long thành trại ở hạng mục Phim hay nhất cùng 8 giải khác.
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán

Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán

Nhạc việt

23:19:21 28/04/2025
Ca sĩ Mai Tuấn từng nổi tiếng khi tham gia series Mưa bụi , kết hợp khá ăn ý với Yến Khoa. Sau thời gian tập trung giảng dạy, nam ca sĩ bất ngờ trở lại thị trường âm nhạc với MV Đôi đũa lệch .
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck

Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck

Sao âu mỹ

23:11:16 28/04/2025
Sau những lời bàn tán về mối quan hệ thân thiết với chồng cũ Ben Affleck, Jennifer Garner được nhìn thấy bên bạn trai kém tuổi John Miller, cho thấy mối quan hệ của họ vẫn bình ổn.
Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi

Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi

Tv show

23:08:54 28/04/2025
Với tính cách hòa đồng, chân thành cùng điểm chung về sở thích và quan điểm sống, cả hai đã cùng bấm nút hẹn hò.
Gia đình Từ Hy Viên mệt mỏi, suy sụp sau sự ra đi của cố nghệ sĩ

Gia đình Từ Hy Viên mệt mỏi, suy sụp sau sự ra đi của cố nghệ sĩ

Sao châu á

22:34:23 28/04/2025
Mẹ của cố diễn viên Từ Hy Viên - liên tục chia sẻ tâm sự, sự nhớ thương dành cho con gái. Không chỉ bà, những người thân khác của Từ Hy Viên cũng đang trải qua thời điểm khó khăn.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết

Trắc nghiệm

22:17:29 28/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 28/4 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao ngày mới.
BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025

BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025

Nhạc quốc tế

22:14:09 28/04/2025
Theo dữ liệu khảo sát toàn cầu năm 2025, BTS và BLACKPINK tiếp tục thống trị bảng xếp hạng mức độ phổ biến của Kpop trên khắp các châu lục.
Đang ném ma túy phi tang thì bị công an tóm gọn

Đang ném ma túy phi tang thì bị công an tóm gọn

Pháp luật

22:13:12 28/04/2025
Trân và Lộc thuê ô đi giao hơn 1kg ma túy cho đối tượng không rõ lai lịch ở huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang) thì bị công an bắt quả tang và tạm giữ hình sự.
Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Tin nổi bật

21:44:06 28/04/2025
Xe đầu kéo biển số nước ngoài đang lưu thông trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai thì đâm đổ thành cầu, lao ra ngoài và rơi xuống đất khiến 3 người bị thương.
Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

Số người chết do vụ nổ cảng tăng cao, lãnh tụ tối cao Iran ra chỉ đạo

Thế giới

21:33:34 28/04/2025
Vụ nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee trong tỉnh Hormozgan thuộc miền nam Iran ngày 26.4 đã khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn 1.200 người bị thương.