Chuyên gia lý giải về những hành động dại dột của học sinh
Có học sinh viết 5 điều với bố mẹ cần thay đổi để con thấy hạnh phúc hơn, Trong đó có câu: Mẹ chửi con là: Não gì toàn cứt thôi.
Bà Phan Thị Lan Hương trong giờ ngoại khóa của học sinh lớp 7 Trường THCS Đống Đa (Hà Nội)
Đó là câu chuyện thực tế màbà Phan Thị Lan Hương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam từng bắt gặp và bà không khỏi bức xúc, bởi câu nói rất xúc phạm khiến bạn học sinh tổn thương rất nhiều.
Tâm lý tuổi “ẩm ương”
- Theo bà, ở lứa tuổi THCS, THPT học sinh thường gặp phải những vấn đề tâm lý gì?
- Lứa tuổi THCS và THPT, các em có thay đổi lớn liên quan đến tâm sinh lý. Đôi khi bố mẹ không theo kịp và cũng không có những hiểu biết sự thay đổi này. Cho nên giữa bố mẹ và con cái thường có những khoảng cách, thậm chí là xung đột, mâu thuẫn. Đến lúc nào đó, khi nhìn lại thì bố mẹ giật mình và rất khó để có thể níu kéo khoảng cách đó gần lại.
Nhiều học sinh có gặp trở ngại về tâm lý có liên quan đến gia đình. Thông qua những bức thư gửi bố mẹ của các con, tôi nhận thấy: Bố mẹ cần có sự thay đổi về cách ứng xử, giáo dục con cái sao cho phù hợp hơn; bởi thực tế các bạn ấy cũng có nhiều áp lực trong học tập.
Áp lực này đôi khi không phải đến từ bố mẹ hay thầy, cô giáo, nhà trường; mà có những bạn rất trách nhiệm với bản thân nên tự tạo áp lực cho mình. Hoặc áp lực trong cuộc sống, môi trường xã hội xung quanh.
Vì thế, nếu bố mẹ không biết cách giải tỏa, ứng xử phù hợp thì có những bạn sẽ rất đáng thương; các con buồn bã, luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo âu. Chính vì mối quan hệ không được tốt như vậy, trong khi bố mẹ lại không biết cách xoa dịu nên xung đột xảy ra là điều dễ hiểu.
Thực tế, đã có những vụ đang xảy ra với học sinh, điển hình như: Thời gian gần đây, nhiều học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ và con cái chưa hiểu nhau nên dễ dẫn đến căng thẳng, xung đột và có hành động bột phát.
Bà Phan Thị Lan Hương tham dự buổi giáo dục chuyên đề kỹ năng sống cho sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)
Video đang HOT
Hóa giải cảm xúc tiêu cực
- Làm việc lâu năm trong lĩnh vực về quyền trẻ em, đã bao giờ bà gặp những trường hợp khiến bà phải trăn trở và bức xúc?
- Tôi tham gia rất nhiều buổi nói chuyện chuyên đề với học sinh, phụ huynh. Mỗi buổi đều để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc, với nhiều câu chuyện từ thực tiễn mà ở đó, bố mẹ rất cần lưu tâm, sửa chữa.
Có học sinh viết 5 điều với bố mẹ cần thay đổi để con thấy hạnh phúc hơn; Trong đó có câu: “Mẹ chửi con là: Não gì toàn cứt thôi”. Một câu nói rất xúc phạm khiến cho bạn ấy tổn thương rất nhiều. Tôi tin, không chỉ riêng bạn học sinh đó, mà trong cuộc sống, chúng ta cũng bắt gặp nhiều phụ huynh có cách ứng xử “thô bạo” với các con của mình.
- Bà có lời khuyên gì với các bậc phụ huynh?
- Vẫn biết, trong cuộc sống bố mẹ có nhiều áp lực, nhưng các con còn nhỏ, chúng ta không thể đòi hỏi các con hoàn thiện bản thân và càng không nên yêu cầu các con phải đúng. Hãy cho các con quyền được sai. Bởi các con có sai thì mới trưởng thành được. Vì thế, phụ huynh phải biết cách và hãy là nhà tâm lý cho con em của mình.
- Vậy cách ở đây là gì – thưa bà?
- Rất khó để nói ai cũng giống ai và ai cũng có thể trở thành nhà tâm lý được. Ở lứa tuổi “ẩm ương”, các con sẽ bị tổn thương, dễ cảm thấy bị bất công nên dễ có những hành vi bồng bột.
Tôi muốn nhắn nhủ, phụ huynh hãy thấu hiểu cảm xúc của con. Khi con đi học về, hoặc học bài tập xong, các con cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi thì bố mẹ có thể xoa dịu con bằng cốc sữa nóng, hoặc hỏi han, tâm sự với con. Thay vì nặng lời, hãy hỗ trợ để con giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Ví dụ có thể gợi ý cho con đi chơi với bạn hoặc làm những việc yêu thích trong khoảng thời gian nhất định. Chúng ta không nên thấy con đạt điểm thấp mà vội vàng mắng nhiếc, đay nghiến con. Những cảm xúc tiêu cực đấy, vô hình trung sẽ đẩy con xa dần bố mẹ, thậm chí các con sẽ bị dồn nén cảm xúc nên có thể có những hành vi dại dột.
Đối với giáo viên, nhất là với giáo viên chủ nhiệm, cần quan tâm đến học sinh của mình hơn, để kịp thời phát hiện những bạn có vấn đề về tâm lý. Giáo viên có thể giới thiệu các em xuống phòng tham vấn học đường của nhà trường hoặc lan tỏa cho các em số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
Ngoài ra, các nhà trường cần tăng cường giáo dục chuyên đề kỹ năng sống theo hình thức “Điều em muốn nói”. Hoạt động giáo dục này sẽ là sợi dây kết nối để thầy hiểu trò, trò hiểu thầy và phụ huynh hiểu các con hơn.
- Xin cảm ơn bà!
“Dạy các con về yêu thương gia đình rất xúc động, các con có thể khóc, viết bức thư rất tình cảm để gửi bố mẹ. Nhưng từ phía bố mẹ cũng phải đồng điệu cùng các con. Vì nếu không có động thái tích cực thì hiệu quả mà thầy cô dạy ở trên lớp sẽ bằng 0″ – Bà Phan Thị Lan Hương.
Từng 'cấp cứu' ý tưởng cho HS thi KHKT, người trong cuộc nói nên dừng cuộc thi!
Nhiều ý kiến cho rằng một vài đề tài được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích kì thi
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học là sân chơi trí tuệ bổ ích, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây cuộc thi có những đề tài nghiên cứu được chính nhiều nhà khoa học cho là "bất thường" quá sức với học sinh khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn "can thiệp" quá sâu làm mất đi tính sáng tạo của học sinh, làm lệch mục đích cuộc thi.
Thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: T.D.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Mai Văn Túc, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy Túc cũng đã từng tham gia chấm giải cuộc thi Khoa học kĩ thuật.
Theo thầy Túc: "Nhiều bất cập xảy ra ở một số khâu thực hiện, ví dụ: Phần thực hiện đề tài là giáo viên và phụ huynh học sinh, từ khâu đi mua vật liệu, liên hệ các phòng nghiên cứu, liên hệ chuyên gia giúp đỡ,...học sinh hầu như không thực hiện việc làm trực tiếp toàn bộ trong quá trình nghiên cứu, chỉ cần học thuộc phần thuyết minh, trình diễn từng động tác với ban giám khảo.
Khi đi dạy, tôi thấy có nhiều học sinh trình độ trung bình không có tố chất gì nổi bật, nhưng một thời gian sau đã thấy thông báo đạt giải thưởng đề tài nghiên cứu khoa học, và chỉ nghe tên đề tài đó đã thấy của "người lớn", đây là vấn đề nổi cộm nhất về sự thiếu trung thực.
Một điều nữa khi đi chấm giải, tôi nhận thấy đề tài không có ý tưởng mới, toàn nhặt đi nhặt lại, nhưng nếu học sinh đạt giải sẽ được xét tuyển vào đại học, được ghi vào học bạ,...nên cuộc thi này vẫn thu hút rất nhiều học sinh tham gia nhưng lúc này mục đích tốt đẹp của cuộc thi đã hoàn toàn khác.
Bản thân tôi đã có một lần phải "cấp cứu" cho 2 nhóm, giờ nghĩ lại thấy hành động của mình lúc đó không phải và thấy ân hận. Có 2 nhóm tham dự kì thi nhưng đến sát ngày vẫn không có ý tưởng và họ tìm đến tôi nhờ giúp, cũng vì quá nể nên tôi cho họ 3 dự án, và 2 trong số 3 dự án đó đạt 1 giải Nhất và 1 giải Ba. Có thể nói như vậy là tôi cũng đã "tiếp tay" cho sự không trung thực.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, học sinh chỉ động tay vào một vài công đoạn mang tính chất phụ việc, và mang tiếng là tham gia nhưng các em không hiểu gì cả, còn lại cả quá trình đều do các chuyên gia thực hiện. Có đề tài nghiên cứu về thuốc chữa ung thư thì trên thế giới còn chưa có, vậy cỡ học sinh trung học phổ thông làm sao mà nghiên cứu ra được.
Theo tôi, không nên tiếp diễn cuộc thi này nữa vì không thực chất, vô tình chúng ta đã gieo vào đầu học sinh sự thiếu trung thực, sự giả dối. Cái "được" ở những cuộc thi này là thầy cô, nhà trường, phòng, sở,...có thành tích và đó mới là điều đáng lo, tất cả vì căn bệnh thành tích mà ra".
Nhiều ý kiến cho rằng dường như một vài đề tài đã được chuyên gia hướng dẫn can thiệp quá sâu làm mất đi tính trung thực, sáng tạo của học sinh, làm lệch lạc mục đích cuộc thi. Ảnh minh họa: T.D.
Thế giới không trao giải Khoa học kĩ thuật như chúng ta
Thầy Vũ Duy Sơn - Giáo viên Trung tâm Vật lý Edison, cựu học sinh chuyên Lý Đại học Khoa học tự nhiên cho biết: "Tôi tham dự khá nhiều cuộc thi như vậy ở nước ngoài, và họ làm hoàn toàn khác chúng ta. Nhiều nước trên thế giới họ để doanh nghiệp tài trợ kinh phí nghiên cứu và đồng thời làm giám khảo cuộc thi, có như vậy kết quả các giải mới thực chất.
Nếu những đề tài nghiên cứu khoa học do học sinh đưa ra, ban giám khảo là những doanh nghiệp về lĩnh vực đó sẽ đánh giá đề tài có ích thật sự cho xã hội, đồng thời có thể triển khai trong thực tế đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ mua lại để triển khai tiếp cho ra đến sản phẩm thực tế cuối cùng, và học sinh có ý tưởng đó cũng được hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp. Nếu họ nhận thấy đó chỉ là nghiên cứu copy, giả dối không có tính khả thi thì không bao giờ họ trao giải. Theo tôi đây cũng là vấn đề xã hội hóa, sẽ đánh giá thực chất về chất lượng đề tài.
Nếu thực sự những học sinh nào có đam mê nghiên cứu khoa học, muốn cống hiến thì sau cuộc thi sẽ liên kết với các doanh nghiệp, và họ cũng sẵn sàng hợp tác với những học sinh có ý tưởng thật sự, như vậy thì những dự án nghiên cứu của học sinh mới có ý nghĩa, chứ không đơn thuần là đưa ra những đề tài quá "bác học" chỉ nhằm mục đích lấy giải, để mở đường vào đại học như chúng ta đang thực hiện".
Thầy Sơn nêu quan điểm "Việc háo danh thực chất không phải ở các em học sinh, mà vấn đề này thực chất ở các thầy cô, nhà trường và phụ huynh.
Kể cả những cuộc thi không mang lại lợi ích gì về vật chất, không có danh tiếng, không được tuyển thẳng vào đại học như thi Toán thần đồng quốc tế, thi Siêu toán qua mạng Internet, thi Toán học Titan,...Nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn đua nhau cho con mình tham dự, điều này thuộc về bản tính của con người, thi vừa mất chi phí, mất công sức mà kết quả ai cũng được chứng nhận, nhưng chứng nhận đó không giúp ích gì cho học sinh.
Theo tôi, muốn tiếp tục tổ chức cuộc thi Khoa học kĩ thuật quốc gia của học sinh cấp Trung học phổ thông thì phải kiểm soát được. Nội dung thi phải thay đổi, phải để học sinh thi phần thực hành trực tiếp trước các nhà khoa học, ban giám khảo cần phản biện sát hơn để xem thực chất đây là sản phẩm của học sinh hay của thầy cô".
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy Sơn nêu quan điểm: "Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật phải mang tính ứng dụng thực tiễn, phải được đánh giá trên thực tiễn chứ không phải nghiên cứu cho vui. Tôi biết hiện nay có khá nhiều công ty bán các ý tưởng sản phẩm nghiên cứu cấp thấp với mục đích dành cho học sinh đi thi sẽ đạt giải, giá tiền khoảng 30 triệu đồng 1 ý tưởng, họ có nhờ thông qua tôi để chào đến các trường, nhưng tôi nhận thấy những đề tài đó không hề có tính thực tế.
Điểm bất hợp lí là cuộc thi cho phép người hướng dẫn và chuyên gia hỗ trợ nên sinh ra vấn đề người lớn thi chứ không phải học sinh, và tiêu chí chấm điểm của cuộc thi không có điều khoản nào bắt buộc học sinh phải trực tiếp làm tất cả. Quan trọng là ban giám khảo thể hiện trách nhiệm thế nào nếu thấy đề tài của học sinh dự thi giống với đề tài cấp Tiến sĩ?
Một điều nữa cần áp dụng việc nêu tên công khai hội đồng chấm thi giải Khoa học kĩ thuật gồm những ai, chức danh của họ. Việc này để xã hội nhìn nhận họ có công tâm và trách nhiệm khi đánh giá đề tài khoa học hay không. Tất nhiên việc này cũng chỉ thay đổi được một chút, nhưng cũng là rất quý khi muốn đánh giá thực chất một cuộc thi.
Phải có cam kết giữa ban giám khảo và học sinh, sau khi trao giải nếu phát hiện có đề tài nào đó trước kia gần giống thì sẽ thu lại giải đã trao. Và một điều quan trọng là nếu đề tài đó không thể lan tỏa, không thể triển khai ứng dụng được trong thực tế thì không trao giải.
Phải có những câu hỏi phản biện nhằm phát hiện đề tài nghiên cứu khoa học này có chính xác của học sinh hay không, và nếu đề tài đó không phải do học sinh làm ra thì chỉ vài câu hỏi thật công tâm sẽ rõ ngay. Cũng giống như hiện chúng ta nay hô hào dạy sáng tạo nhưng chưa hề có tiêu chí nào để đánh giá tiết dạy đó có sáng tạo hay không?.
'Đưa' biên giới, biển, đảo đến với thế hệ trẻ Tiết học lịch sử ngoại khóa đầu năm 2022 của Trường THCS Cẩm Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) thu hút đông đảo các em học sinh. Bên cụm mô hình cột mốc biên giới và bia chủ quyền biển, đảo được đặt trong khuôn viên nhà trường, ông Võ Trọng Hoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã...