Chuyên gia lưu ý 7 vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Chúng ta cần có quy định về bộ tiêu chuẩn, tiêu chí riêng kiểm định các lĩnh vực đào tạo khác nhau, chứ không sử dụng bộ chung.
Để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, năng lực hệ thống giáo dục đại học, công tác kiểm định chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14) đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan cụ thể đến công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, thể hiện qua:
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học (Điều 49).
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học (Điều 50).
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (Điều 52).
Sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học (Điều 53).
Như vậy, căn cứ vào những điểm đã nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học lần này mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là rà soát toàn diện để gỡ bỏ các nút thắt nhằm phát triển giáo dục đại học, kiến tạo hành lang pháp lý vững chắc, thông thoáng, hấp dẫn để thực hiện tốt tự chủ đại học.
Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu của Luật giáo dục đại học có liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Mai Ước – Chánh văn phòng trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh lưu ý một số điểm có tính gợi mở trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn Luật cũng như thực tiễn triển khai, kiểm tra, đánh giá, giám sát thực hiện chính sách đối với công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Chúng ta cần có quy định về bộ tiêu chuẩn, tiêu chí riêng kiểm định các lĩnh vực đào tạo khác nhau, chứ không sử dụng bộ chung cho tất cả các cơ sở, ngành đào tạo. (Ảnh chụp màn hình)
Phó giáo sư Trần Mai Ước nêu rõ:
Thứ nhất, sản phẩm đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học là chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội mà trách nhiệm cuối cùng phải thể hiện được là tỷ lệ sinh viên có việc làm. Hiện tại, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học vì “nồi cơm” của mình nên chỉ chú trọng vào công tác tuyển sinh, số lượng tuyển sinh hàng năm.
Thứ hai, theo qui định, các cơ sở giáo dục đại học đều phải thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng bên trong, nhưng thực tế cơ chế hoạt động, tầm nhìn của đại học, cách tiếp cận thế đang còn rất khác biệt rất lớn giữa các cơ sở giáo dục đại học.
Thứ ba, chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học còn hạn chế.
Video đang HOT
Thứ tư, hoạt động tự đánh giá, kiểm định trường chủ yếu do một vài đơn vị chuyên trách thực hiện, chưa thực sự trở thành hoạt động thường kì tại các cơ sở giáo dục đại học để các đối tượng liên quan dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin.
Chúng tôi nhấn mạnh đến tính độc lập tuyệt đối và cho rằng, đây là yếu tố đầu tiên, mang tính chất cơ bản của quá trình kiểm định, bởi độc lập, khách quan, minh bạch luôn là nguyên tắc quan trọng nhất của tất cả các mô hình kiểm định. Thứ năm, các tổ chức kiểm định phải thực sự là những tổ chức độc lập tuyệt đối cả về chuyên môn lẫn cơ cấu tổ chức. Hệ thống kiểm định hiện nay gần như do Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm soát tuyệt đối.
Thứ sáu, cần có quy định về bộ tiêu chuẩn, tiêu chí riêng kiểm định các lĩnh vực đào tạo khác nhau, chứ không sử dụng bộ chung cho tất cả các cơ sở, ngành đào tạo.
Bên cạnh đó, cũng cần có các văn bản pháp quy qui định về sự thống nhất tổ chức, hoạt động đánh giá và các thước đo giữa các trung tâm kiểm định; danh mục các tổ chức kiểm định quốc tế được Việt Nam công nhận.
Thứ bảy, trong Luật giáo dục đại học lần này vẫn chưa qui định rõ các tổ chức tư nhân có quyền tham gia vào hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hay không. Kèm theo đó là: hình thức kiểm soát hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện để thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; thủ tục hành chính các chủ thể phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Với sự nỗ lực, cùng với quyết tâm đổi mới tư duy và hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta đã cố gắng nỗ lực để hoàn thiện được khá đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, để giáo dục đại học nước nhà từng bước tiệm cận với giáo dục đại học thế giới, việc tiếp tục nghiên cứu để xây dựng mô hình hệ thống bảo đảm, kiểm định giáo dục của Việt Nam phù hợp thực tiễn trong nước và quốc tế là điều mang tính tất yếu khách quan trong sự vận động, phát triển.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Kiểm định chất lượng và những vấn đề căn cốt Bài 2: Có nên bắt buộc kiểm định?
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, kiểm định chất lượng GD giúp các trường chuẩn hóa quy trình hoạt động đào tạo. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa thể đặt thành yêu cầu bắt buộc.
Kiểm định chất lượng đối với các cơ sở GDĐH là cần thiết. Ảnh minh họa/ Internet
PGS Nguyễn Hoàng Hải cũng chia sẻ trên Báo Giáo dục & Thời đại về lý do vì sao các cơ sở GD tham gia kiểm định nhưng tỷ lệ bị trượt rất thấp.
Tỷ lệ trượt thấp, do đâu?
* Các chuyên gia cho rằng, kiểm định chất lượng là yêu cầu hiển nhiên và cần thiết đối với các cơ sở GDĐH. Vậy quan điểm của PGS về vấn đề này như thế nào?
- Nếu ví việc tổ chức các hoạt động của trường ĐH như một quá trình phát triển không ngừng, thì kiểm định chất lượng là những đợt rà soát tổng thể để đánh giá hiện trạng mọi mặt của trường ĐH tại một thời điểm cụ thể, qua đó nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu và đề ra các giải pháp cải tiến chất lượng để đảm bảo trường ĐH đang phát triển đúng hướng, thực hiện đúng sứ mạng và mục tiêu phát triển đã tuyên bố.
Như vậy, tôi đồng ý với nhận định này, bởi việc đạt các yêu cầu về kiểm định chất lượng không chỉ giúp trường đại học đảm bảo được chất lượng đào tạo mà còn góp phần giúp trường đại học có những ưu thế khi tham gia các bảng xếp hạng đại học. Nhìn vào các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có mặt trong top 1.000 thế giới của bảng xếp hạng Times Higher Education, có thể thấy đây đều là những đơn vị đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng.
Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên là trường đầu tiên ở Đông Nam Á được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng AUN-QA. Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có 28 chương trình đào tạo đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn chất lượng của AUN-QA và hàng chục chương trình đào tạo được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng trong nước. Những con số trên vừa khẳng định uy tín chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa cho thấy việc lọt vào các bảng xếp hạng đại học có uy tín như THE, QS là một quá trình cải tiến chất lượng liên tục của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kiểm định là hình thức đảm bảo chất lượng bên ngoài, tức là sử dụng các ý kiến đánh giá, góp ý của các chuyên gia độc lập để cải tiến chất lượng. Do vậy, kiểm định chất lượng thiên về việc đánh giá mức độ chuẩn hóa các quy trình và hoạt động của trường đại học hoặc chương trình đào tạo. Kiểm định không dùng để xếp hạng hay đánh giá trường này hơn trường kia. Để đối sánh các trường đại học, việc xếp hạng là một công cụ hữu ích, thúc đẩy động lực phát triển cho các cơ sở GDĐH.
* Lâu nay, dư luận vẫn băn khoăn, hầu hết các trường tham gia kiểm định đều đạt, hiếm thấy có trường nào bị trượt?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Minh Phong
- Đúng là hiện nay số lượng chương trình đào tạo, cơ sở GD được kiểm định bị trượt có tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng, hầu hết các trường có xu hướng ưu tiên kiểm định những chương trình có sẵn nền tảng tốt, đã được đánh giá đồng cấp và có đủ điều kiện để đánh giá ngoài. Tức là, các trường đã tự đánh giá nội bộ và thấy cơ bản đạt rồi thì họ mới triển khai các quy trình đánh giá ngoài. Điều đó lý giải vì sao các trường tham gia đánh giá ngoài có tỷ lệ trượt thấp.
Tuy nhiên, nếu cơ sở GD tiếp cận việc kiểm định với tinh thần chỉ "để đạt" các yêu cầu chất lượng thì thực sự là một sự lãng phí. Bởi như trên đã nói, kiểm định giúp các cơ sở GD nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách chi tiết, cụ thể, cũng như đề xuất các giải pháp, hàm ý để cơ sở GD cải tiến chất lượng. Kiểm định không đơn thuần dừng ở việc cấp một cái giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng.
Sắp tới, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH được áp dụng rộng rãi và triệt để trong thực tiễn, việc kiểm định chất lượng trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi chương trình đào tạo cũng như mọi trường ĐH, có lẽ tỷ lệ trượt sẽ cao hơn. Nói cách khác, khi đó, những chương trình đào tạo còn yếu hay các cơ sở GD chưa đạt yêu cầu chất lượng mới thực sự được đánh giá và nhìn nhận một cách đầy đủ. Như vậy để thấy rằng, các trường hoặc chương trình đào tạo tham gia kiểm định có tỷ lệ bị trượt thấp không có nghĩa là khâu kiểm định không có chất lượng.
Ảnh minh họa/ Internet
Kiểm định là nhu cầu tự thân và bắt buộc
* Chúng ta có nên bắt buộc các cơ sở GDĐH tham gia kiểm định chất lượng?
- Đó là điều chắc chắn, bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH đã quy định rồi. Hơn nữa, khi vấn đề tự chủ ĐH được triển khai rộng rãi, việc kiểm định và công bố kết quả kiểm định chất lượng chính là sự thể hiện trách nhiệm giải trình của trường ĐH. Trường ĐH muốn nhận được sự tin tưởng của xã hội, của nhà đầu tư, phải thể hiện được trách nhiệm giải trình thông qua kiểm định và xếp hạng.
Ngoài ra, việc kiểm định còn là một căn cứ quan trọng để thực hiện các hoạt động liên kết đào tạo quốc tế, công nhận bằng cấp và trao đổi tín chỉ giữa các cơ sở GDĐH. Các trường ĐH muốn tham gia cuộc chơi hội nhập thì bắt buộc và tự thân phải làm kiểm định.
* PGS có cho rằng, nên có các trung tâm kiểm định độc lập?
"Việc kiểm định chất lượng đối với các cơ sở GDĐH cũng giống như việc khám sức khỏe định kỳ đối với cơ thể con người, là việc hết sức cần thiết. Cùng với việc xếp hạng ĐH, việc kiểm định chất lượng sẽ giúp các trường có những căn cứ và công cụ cải tiến chất lượng hiệu quả, có thể đo lường được."
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có đề cập đến các trung tâm kiểm định chất lượng phải độc lập về mặt tổ chức. Tôi cho rằng, về mặt nguyên tắc, đây là một tiếp cận đúng. Các trung tâm kiểm định cần phải độc lập về mặt tổ chức để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong các hoạt động khảo sát, đánh giá.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, cần phải hiểu cho đúng nội hàm chữ "độc lập". Nếu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH coi kiểm định như một công cụ đặc biệt quan trọng để thực hiện quản lý và giám sát Nhà nước về chất lượng GDĐH thì không nên để các trung tâm kiểm định hoạt động "độc lập" như những đơn vị tự tồn tại, tự hạch toán, tự vận hành theo các nguyên tắc nghề nghiệp của riêng mình. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để các trung tâm kiểm định hiện nay vận hành đồng bộ và triệt để theo cùng một chuẩn mực chuyên môn, cùng một hệ thống nguyên tắc nghề nghiệp, cùng chia sẻ đội ngũ chuyên gia hàng đầu và đặc biệt là chỉ tập trung cho vấn đề chất lượng hơn là phải cạnh tranh vì mục tiêu sinh tồn.
Hiện nay, Trung tâm Kiểm định chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập và đặt ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Thực tế, dù ở mô hình nào, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã, đang và sẽ không can thiệp vào các hoạt động chuyên môn của trung tâm này. Có thể nói, về mặt chuyên môn, Trung tâm Kiểm định chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn toàn độc lập.
* Nói gì thì nói, vấn đề chất lượng GD-ĐT vẫn phải được đặt lên hàng đầu?
- Tôi cho rằng, tất cả các cơ sở giáo dục đều phải đặt vấn đề chất lượng GD lên hàng đầu. Nói là vậy, nhưng thực tế không hề dễ. Bởi đối với các cơ sở GDĐH, càng có nhiều sinh viên theo học thì càng có nhiều nguồn thu. Vì thế, cần giải quyết được bài toán giữa lợi ích kinh tế với chất lượng đào tạo.
Thực ra, nếu chúng ta đặt chất lượng lên hàng đầu, mọi thứ sẽ thay đổi. Chẳng hạn như: Đại học Quốc gia Hà Nội phấn đấu vận hành theo mô hình đại học nghiên cứu và sắp tới sẽ là mô hình đại học đổi mới, sáng tạo. Nói thì dễ, nhưng xây dựng các chỉ số cho nó là điều không đơn giản. Bởi nếu là trường đại học đổi mới sáng tạo thì phải đổi mới từ cán bộ, giảng viên cho đến người học và phải đổi mới trong mọi hoạt động.
Bắt đầu từ năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới hoạt động giảng dạy theo hướng đổi mới sáng tạo. Chúng tôi thành lập Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy và xây dựng những bộ tiêu chí cụ thể liên quan đến đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đều xây dựng và triển khai các đề án đổi mới hoạt động giảng dạy theo tiếp cận phù hợp nhất với đặc thù và thế mạnh của đơn vị mình. Đại học Quốc gia Hà Nội xem việc đổi mới hoạt động giảng dạy như là một trong những giải pháp đảm bảo chất lượng bền vững và chủ động.
* Xin cảm ơn PGS!
Sỹ Điền (thực hiện)
Theo GDTĐ
Kết quả kiểm định đại học: Bộc lộ nhiều bất ổn Cả nước có 123 trường ĐH được công nhận đạt kiểm định. Tuy nhiên, kiểm định không đồng nghĩa với chất lượng đào tạo. Nhiều trường đại học được yêu cầu giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên ảnh: hồng vĩnh Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), tính đến ngày 31/8/2019, cả nước có 123 cơ sở...