Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức vừa phải
Chuyên gia Andrew Tilton cho hay các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khá hài lòng với đà phục hồi cho đến nay và đang bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ở một mức độ nào đó.
Container hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á thuộc Goldman Sachs Andrew Tilton, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể ở mức vừa phải trong những tháng tới giữa bối cảnh nước này đang phải đối mặt với những rủi ro trên hai mặt trận.
Phát biểu trên chương trình Streets Signs Asia, chuyên gia Andrew Tilton cho hay điều đầu tiên là các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khá hài lòng với đà phục hồi cho đến nay và đang bắt đầu rút dần các biện pháp kích thích kinh tế ở một mức độ nào đó.
Ông nói: “Nếu mọi thứ tiếp tục diễn ra tốt đẹp, thì chúng ta có thể chứng kiến một số rủi ro về lạm phát.”
Trung Quốc dự kiến ghi nhận số liệu khả quan về tổng sản phẩm quốc nội trong quý 1/2021. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã cho thấy mức tăng trưởng GDP mạnh trong quý 4/2020, tăng 6,5% so với một năm trước đó và vượt dự báo của thị trường, đồng thời đưa Trung Quốc trở thành một trong số ít nền kinh tế lớn trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm đại dịch COVID-19 hoành hành.
Video đang HOT
Giải thích về động thái rút dần biện pháp kích thích của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, chuyên gia Tilton cho biết tăng trưởng tín dụng đã chậm lại, thâm hụt tài khóa gia tăng và gần đây, thanh khoản bị thắt chặt nhằm ngăn chặn những gì họ cho là đầu cơ quá mức trên thị trường.
Thách thức thứ hai đối với sự phục hồi tăng trưởng của Trung Quốc là sự bùng phát trở lại của các ổ dịch trong nước.
Trung Quốc hiện đang chống chọi với một trong những đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020. Các nhà chức trách Trung Quốc gần đây đã áp đặt các hạn chế mới trong nỗ lực ngăn chặn một loạt ổ dịch bùng phát trong và xung quanh Bắc Kinh.
Chuyên gia Tilton dự kiến thị trường sẽ ở trong “khoảng giữa tương đối vui vẻ của hai kịch bản này” trong 6-9 tháng tới.
Về tốc độ tăng trưởng của khu vực, ông Tilton bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng phục hồi thương mại của khu vực châu Á, điều được phản ánh trong hoạt động công nghiệp trên toàn cầu tăng lên.
Theo ông, lĩnh vực trao đổi hàng hóa ít bị ảnh hưởng bởi những hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, do đó lĩnh vực này phục hồi khá mạnh.
Khủng hoảng vỏ container đẩy cước vận tải biển tăng 300%
Thiết hụt trầm trọng vỏ container đang đẩy cước vận tải biển tăng cao, khiến việc nhập hàng từ Trung Quốc bị gián đoạn. Kênh CNBC ngày 24/1 có bài phân tích về vấn đề này.
Tàu hàng cập cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Đại dịch COVID-19 cùng với đà phục hồi kinh tế không đồng đều trên toàn cầu đã gây ra thực trạng khan hiếm container rỗng ở nhiều khu vực, trầm trọng nhất là tại châu Á. Giới quan sát trong ngành cho biết, các công ty hiện phải chờ nhiều tuần mới có được vỏ container và buộc phải trả mức giá cao, đẩy giá vận tải biển tăng chóng mặt. Xu thế này ảnh hưởng đến mọi đối tượng nhập, tiêu thụ hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng nặng nhất là các công ty thương mại điện tử và người tiêu dùng - số phải gánh chịu chi phí cộng dồn vào giá bán.
Theo ông Mirko Woitzik, nhà quản lý giải pháp phòng ngừa rủi ro tại công ty chuyên về chuỗi cung ứng Resilience36, giá cước vận tải biển tuyến từ châu Á sang Bắc Âu trong tháng 12/2020 đã tăng 264% so với thời điểm một năm trước. Đối với hành trình từ châu Á sang bờ Tây nước Mỹ, cước vận tải tăng 145% chỉ trong một năm.
Còn so với tháng 3/2020, thời điểm ngành vận tải biển đình trệ vì COVID-19, giá cước vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đi Mỹ và châu Âu đã tăng 300% - ông Mark Yeager, Giám đốc điều hành hãng vận tải Redwood Logistics, chia sẻ. Có thời điểm giá cước lên tới 6.000 USD/container, so với mức giá thông thường chỉ là 1.200 USD.
"Nguyên nhân nằm ở chỗ, Trung Quốc đang rất rốt ráo, tìm mọi cách để hút container rỗng... Rất khó để các nhà xuất khẩu Mỹ tiếp cận được vỏ container, khi cứ 4 container từ Mỹ ngược về châu Á thì có 3 chiếc là vỏ, không chứa hàng", ông Yeager nói.
Theo ông Woitzik, thực trạng thiếu hụt vỏ container ở châu Á cũng nhanh chóng lan sang nhiều nước châu Âu như Đức, Áo, Hungary - khi các hãng vận tải tìm cách thay đổi hành trình container sang phương Đông với thời gian nhanh nhất có thể.
Vỏ container bị ách lại tại Mỹ, châu Âu vì không có hàng xuất ngược trở lại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Ngoài yếu tố dịch bệnh, còn có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Đầu tiên là việc hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu lớn hơn nhiều lần lượng hàng nhập khẩu ngược trở lại. Kinh tế Trung Quốc cũng phục hồi nhanh hơn, sau khi chính quyền Bắc Kinh kiểm soát tương đối thành công đại dịch COVID-19. Hệ quả là vỏ container chất đống ở phương Tây, trong khi khu vực thực sự cần thiết là châu Á lại khan hiếm.
Ông Yeager cho biết, có khoảng 180 triệu vỏ container trên toàn cầu. Nhưng mấu chốt nằm ở chỗ chúng đang nằm sai địa điểm. Những gì đang diễn ra là hệ quả của việc Trung Quốc đạt thặng dư thương mại quá lớn, khiến 3 container xuất đi mới có 1 container nhập về.
Tình trạng thiếu hụt còn trở nên trầm trọng hơn do năng lực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không bị cắt giảm. Số lượng các chuyến bay quốc tế sụt giảm mạnh, do đại dịch COVID-19 cùng với nhiều biện pháp hạn chế đi lại của nhiều nước. Thậm chí, nhiều loại giá trị hàng hóa có giá trị cao vốn được vận chuyển bằng máy bay như điện thoại iPhone giờ cũng phải chuyển sang đường biển.
Khủng hoảng container rỗng ảnh hưởng tới mọi công ty có nhu cầu sử dụng mặt hàng này để chuyển hàng. Nhưng giới phân tích nhận định, tắc nghẽn này tác động mạnh nhất đến các nhà bán lẻ dựa trên nền tảng thương mại điện tử, số cung ứng hàng hóa đầu tiên cho khách hàng, mà trong đó nhiều chủng loại hàng được nhập từ Trung Quốc. Chi phí tăng vì thế sẽ dồn vào nhà bán lẻ, hoặc chuyển sang người tiêu dùng.
Đã xuất hiện cuộc chạy đua sản xuất vỏ container mới, nhằm đáp ứng đơn đặt hàng gia tăng. Nhưng chưa thể sớm xử lý rốt ráo cuộc khủng hoảng này, khả năng thiếu hụt vẫn còn tiếp diễn hết quý 1/2021. Theo ông Yeager, sản xuất container rỗng hiện cũng gặp khó khăn, khi đại dịch đã tác động mạnh tới chuỗi cung ứng sản phẩm thép và gỗ công nghiệp, hai nguyên liệu chủ yếu để chế tạo vỏ container.
IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,9% năm 2021 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 8/1 dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,9% năm 2021, sau khi tăng 1,9% trong năm 2020, khi hoạt động kinh tế tiếp tục trở lại bình thường và tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong nước vẫn trong tầm kiểm soát. Công nhân làm việc bên trong một nhà...