Chuyên gia khuyên chị em bị ám ảnh vì bụng mỡ sau sinh nên thường xuyên dùng 8 loại thực phẩm này để giảm vòng eo
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 8 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp bạn giảm bớt mỡ bụng – mối hiểm họa tiềm tàng đối với sức khỏe.
Thay vì uống thuốc giảm cân, nhịn ăn hay thực hiện phẫu thuật hút mỡ bụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, bạn có thể thay đổi chế độ ăn của mình và đánh tan mỡ bụng nhờ thực phẩm tự nhiên.
Giảm mỡ bụng không chỉ là cách giúp bạn lấy lại vóc dáng, cải thiện vòng eo “bánh mì” mà còn giúp giảm nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim, đau nhức viêm khớp và thậm chí ung thư.
1. Trứng
Thực phẩm đầu tiên trong danh sách này là trứng. Trứng giúp bạn no lâu đồng thời có tác dụng đốt cháy chất béo hiệu quả. Do đó, thay vì ăn thịt mỡ hoặc các loại chất béo khác thì ăn trứng sẽ hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nhớ không nên ăn quá hai quả trứng mỗi ngày để tốt hơn cho sức khỏe nhé.
2. Hạnh nhân
Hạnh nhân chứa chất béo lành mạnh, giúp giảm nhanh tình trạng đói và phòng ngừa bệnh tim mạch. Hạnh nhân ít calo và nhiều magie – thành phần quan trọng để xây dựng cơ bắp. Bạn có thể rang hạnh nhân hay ăn chung với rau hoặc các món khác.
3. Hạt Quinoa
Trong hạt Quinoa chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Trong loại hạt này còn chứa chất chống oxy hóa cùng carbohydrate lành mạnh. Đây là một loại thực phẩm giảm mỡ bụng đáng để đầu tư nếu bạn muốn giảm cân, giảm mỡ vùng bụng.
Bạn có thể sử dụng thay thế cho bánh mỳ, cơm hay trộn cùng 1 vào loại ngũ cốc khác như Yến mạch ăn vào buổi sáng sẽ rất tốt cho hành trình giảm mỡ của mình.
4. Trái bơ
Bơ là nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, a xít béo không bão hòa, chất xơ, chất chống ô xy hóa, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali giúp hỗ trợ chức năng tim và điều chỉnh huyết áp bằng cách hoạt động như một chất lợi tiểu tự nhiên để quét lượng natri và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.
Bạn có thể ăn một trái bơ mỗi ngày, hoặc thêm loại trái cây hấp dẫn này vào chế độ ăn uống thường xuyên cũng rất tốt.
Video đang HOT
Bơ có thể làm được rất nhiều món như sinh tố, tán nhuyễn và phết lên bánh mì nướng, trộn salad, ăn kèm với khoai tây nướng hoặc có thể thưởng thức không như một món ăn vặt nhẹ, theo Health.com.
5. Cần tây
Cần tây có tác dụng giúp giảm chất béo đồng thời bổ sung nước và chất xơ cao cho cơ thể. Từ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Đặc biệt, khi bạn ăn cần tây thì cơ thể cần nhiều calories hơn để hấp thụ nên cũng giúp đốt calories hiệu quả và hỗ trợ giảm cân tốt hơn.
6. Dưa chuột
Hàm lượng nước trong dưa chuột chiếm tới 96% nên có thể ngăn ngừa các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, nhờ có chất chống oxy hóa flavonoid trong dưa chuột nên sẽ tác động vào trực tiếp, làm giảm mỡ vùng bụng nhanh chóng.
7. Thịt nạc
Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt bò, cá hồi cung cấp một nguồn protein lành mạnh cùng rất nhiều chất dinh dưỡng khác sẽ giúp bạn giảm béo bụng nhanh chóng.
Chú ý chọn thực phẩm sạch, nếu có thể chọn được thực phẩm hữu cơ hay nuôi thuận tự nhiên không chất tăng trưởng, kích thích là tốt nhất cho cơ thể và thúc đẩy giảm mỡ nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Có thể luộc hoặc hấp sau đó kết hợp với rau xanh, salad và 1 số loại ngũ cốc nguyên hạt cho một bữa tối cân bằng chính là cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhất, an toàn và không bao giờ có tác dụng phụ.
8. Đậu lăng
Đậu lăng không chỉ là nguồn protein động vật dồi dào mà còn cung cấp rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một chén đậu lăng nấu chín cung cấp 14g chất xơ, với một nửa là chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol. Nghiên cứu cho thấy rằng cứ tăng 10g chất xơ hòa tan tiêu thụ thì tỷ lệ tích lũy mỡ nội tạng giảm tới 3,7%.
Đậu lăng có thể dùng để phong phú thực đơn món chay và thay thế cho thịt để làm nguồn cung cấp protein trong bữa ăn. Bạn có thể thêm đậu lăng vào món salad, làm món cà ri đậu lăng đơn giản, súp đậu lăng, hoặc có thể làm thịt viên chay.
Bổ sung sắt với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật
Sắt là yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu Hemoglobin (Hb) trong máu, giúp mang oxy đến tất cả bộ phận của cơ thể. Thiếu hụt Hemoglobin khiến con người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Bạn có thể bổ sung sắt bằng việc cung cấp những thực phẩm giàu chất sắt có nguồn gốc từ rau củ, trái cây hay các loại hạt... vào bữa ăn hằng ngày.
1. Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch và bột yến mạch là những nguồn cung cấp sắt rất dồi dào. Bạn có thể tiêu thụ ngũ cốc ở dạng nóng hoặc lạnh. Ngũ cốc lạnh mang lại cho bạn 1,8 mg đến 21,1 mg sắt. Tuy nhiên, khi ngũ cốc nóng, hàm lượng sắt giảm, dao động từ 4,9 mg đến 8,1 mg.
2. Các loại hạt
Các loại hạt rất giàu sắt và chất dinh dưỡng khác.
Các loại hạt như quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều... mà chúng ta thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bữa ăn của bạn phong phú hơn, cảm giác ngon miệng hơn. Với 100g hạt cung cấp khoảng 3,7mg chất sắt cho cơ thể.
3. Đậu phụ
Đối với những người ăn chay, đậu phụ cũng rất giàu chất sắt. Chỉ cần một nửa cốc đậu phụ, bạn cũng có thể cung cấp khoảng 1,82 mg chất sắt cho cơ thể.
4. Cà chua
Cà chua giàu vitamin C, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất sắt.
Cà chua là loại quả vô cùng quen thuộc trong các món ăn hàng ngày của mọi gia đình. Loại quả này rất giàu vitamin C, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các chất sắt. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa lycopene và vitamin E, đây là những thành phần tốt cho tóc và làn da của chúng ta.
5. Cải bó xôi (rau bina)
Loại rau xanh lành mạnh này chắc chắn sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự thiếu sắt của cơ thể. Bạn sẽ cung cấp cho cơ thể 2,7 mg sắt bằng cách chỉ ăn 100 g rau bina.
6. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có đầy đủ yếu tố dinh dưỡng, ngoài hàm lượng sắt và chúng còn chứa canxi, kẽm và magiê là khoáng chất quan trọng nhất với cơ thể. Bạn chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ hạt bí ngô hằng ngày, chúng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh cả bên trong và làm đẹp bên ngoài.
7. Mật ong
Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.
8. Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến là loại rau củ mang lại hiệu quả cao trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thiếu máu. Loại củ này có chứa hàm lượng sắt cao, tham gia vào quá trình sửa chữa và kích hoạt các tế bào hồng cầu. Một khi được kích hoạt, các tế bào hồng cầu sẽ cung cấp được nhiều lượng oxy hơn cho các bộ phận trong cơ thể. Bổ sung củ cải đường vào chế độ ăn hằng ngày là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu.
9. Lựu
Ăn lựu giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.
Với sắc đỏ bắt mắt cùng hương vị thơm ngon, lựu là loại quả không còn xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Loại quả này rất giàu chất sắt và vitamin C, vì thế, ăn lựu giúp cơ thể cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế các triệu chứng liên quan đến bệnh thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi...
10. Bông cải xanh
Cùng là một thành viên của gia đình rau họ cải, bông cải xanh cũng cực kỳ bổ dưỡng và là nguồn cung cấp chất sắt khá tốt. Hơn thế nữa, bông cải xanh cũng có nhiều folate, vitamin K và một lượng lớn chất xơ.
11. Khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc... Hạn chế dùng khoai tây rán vì đây là "thủ phạm" có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.
12. Quả chà là
Quả chà là cung cấp nhiều sắt và chất xơ.
Chà là chính là nguồn tuyệt vời của sắt, canxi, magiê và vitamin B6. Loại quả này cũng có hàm lượng chất xơ cao. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 20-35 gram chất xơ mỗi ngày.
13. Chocolate đen và bột ca cao
Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp.
Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu và lượng ăn tốt nhất Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu cung cấp một phần lượng canxi thiết yếu trong suốt quá trình mang thai. Nhưng lượng ăn bao nhiêu để có thể hấp thụ tốt canxi từ thực phẩm thì mẹ bầu cần chú ý. Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ thiếu canxi...