Chuyên gia: Không nhận F-35 là phước lành cho Thổ Nhĩ Kỳ
Theo chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ, không mua F-35 Lightning II là phước lành cho Ankara, bởi Mỹ dùng số tiền này cung cấp cho người Kurd chống lại đất nước.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấm dứt mua máy bay Mỹ
Theo giới chuyên gia, máy bay Nga tiếp tục chinh phục giới chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ. Các chương trình trình diễn của tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và thủy phi cơ Be-200 tại triển lãm hàng không Istanbul Teknofest 2019 một lần nữa chứng minh sự vượt trội của máy bay Nga.
Theo đó, các cuộc đàm phán giữa Moscow và Ankara về hợp tác trong lĩnh vực hàng không đã chuyển sang bình diện thực tế và cụ thể. Ngược lại, người Mỹ kiên trì tiếp tục không trả lại cho Thổ Nhĩ Kỳ những gì thuộc về quyền của họ và họ đã chi trả rất nhiều tiền – đó là những chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Sputnik, thành viên của Hội đồng Chính sách đối ngoại và An ninh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, giảng viên luật tại Đại học Yeditepe, giảng viên tại Học viện Không quân, giáo sư Mesut Hakk Can nhận xét về sự phát triển tiếp tục về hợp tác kỹ thuật hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Mỹ.
Theo chuyên gia, hiện tại, chính quyền của ông Erdogan đang ở giai đoạn đi đến quyết định rất nghiêm túc. Một trong những lý do cho điều này là việc Hoa Kỳ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu F-35, mặc dù thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ đã trả toàn bộ số tiền cho họ.
Đây là lập trường của Washington trừng phạt Ankara vì đã mua các hệ thống S-400 Triumph của Nga. Trong khi đó, điều này trái với luật pháp quốc tế, bởi vì đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, một bên là các hệ thống phòng không, phía bên kia máy bay quân sự. Hơn nữa, xét về mặt pháp lý, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nhà sản xuất máy bay F-35.
Chuyên gia nhắc lại rằng, Tổng thống Erdogan, trong chuyến thăm Nga gần đây, đã đặc biệt chú ý thảo luận về hai vấn đề quan trọng – việc mua Su-35 và thực hiện các dự án sản xuất chung máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57.
Những vấn đề này hiện đang được chuyên gia của Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thẩm quyền khác nghiên cứu một cách nghiêm túc. Song song với việc đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo vệ mọi quyền lợi của mình đối với việc cung cấp F-35, trong khi tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề này.
Video đang HOT
Ông Jashin nhấn mạnh, nếu Hoa Kỳ tiếp tục từ chối chuyển giao máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc mua Su-35 và sản xuất chung Su-57. Hơn nữa, trong trường hợp này, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ không bao giờ mua máy bay Mỹ nữa.
Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Su-57 hoặc thậm chí là Su-35 Nga có thể là sự lựa chọn hoàn hảo để thay thế F-35 Mỹ
Điều này đã từng có tiền lệ trong quá khứ, ví dụ như sau khi Vương quốc Anh tịch thu tàu chiến Sultan Reshat và Sultan Osman của Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn mua bất kỳ tàu chiến, máy bay hay thiết bị quân sự nào từ Anh.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng cường hợp tác với Nga
Nói về sự thành công của công nghệ Nga tại Teknofest 2019 đang được tổ chức tại Istanbul, vị chuyên gia này lưu ý rằng, giới chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao khả năng cơ động của Su-35 và nói chung tỏ rõ sự quan tâm rất lớn đối với máy bay quân sự và dân sự của Nga, Tổng thống Erdogan cũng dự kiến sẽ tham dự triển lãm vào hôm tới.
Theo đánh giá của ông, nhìn chung, có thể tự tin nói rằng sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga về kinh tế, hàng không và không gian đã đạt đến một cấp độ mới về mặt chất lượng.
Nhà kinh tế Shevket Apuhan cũng nêu quan điểm lạc quan của mình, khi bình luận về các thỏa thuận có thể đạt được trong lĩnh vực hàng không giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Ông Apuhan nhận định rằng, Nga là quốc gia chính, mà hợp tác với nước này, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển các công nghệ cao hiện đại và có thể tham gia vào quy trình sản xuất thiết bị kỹ thuật.
Theo ý kiến của ông, việc loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 là “một phước lành lớn cho đất nước”, vì mỗi dollars Mỹ nhận được từ bán thiết bị quân sự lại được họ sử dụng để cung cấp vũ khí hạng nặng cho các tay súng khủng bố của Đảng Công nhân người Kurd (PKK, được xem là một tổ chức khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ)” .
Khi tham dự chương trình phát triển máy bay tấn công chung JSF (Joint Strike Fighter) F-35 Lightning II, Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ rằng đang đảm bảo an ninh cho đất nước, nhưng trên thực tế lại khiến đất nước mình dễ bị tổn thương bằng chính bàn tay của mình.
Chưa tính đến chất lượng của máy bay F-35 mà chỉ dựa trên cơ sở này, việc Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt rót chi phí an ninh vào hầu bao của Mỹ cũng là một bước đi chiến lược quan trọng
Theo ông, những tuyên bố của Tổng thống Recep Tayip Erdogan trong chuyến thăm Nga về khả năng mua máy bay Sukhoi Su-35, MiG-35 và hợp tác sản xuất Su-57 của Nga có thể được coi là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Hoa Kỳ và toàn bộ cộng đồng thế giới.
Việc hợp tác chặt chẽ về cả chính trị-ngoại giao lẫn kinh tế, quân sự với Nga sẽ giúp củng cố vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực này và đảm bảo sự độc lập của đất nước trước Hoa Kỳ, thế lực hỗ trợ các hình thái thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ dọc theo biên giới ở phía nam đất nước” – vị chuyên gia khẳng định.
Huy Bình
Theo baodatviet
Lo sợ kịch bản đảo chính tái diễn, ông Erdogan hạ quyết tâm có S-400?
Giới quan sát tin rằng quyết định của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua hệ thống phòng không của Nga có thể là nhằm bảo vệ lợi ích của bản thân ông.
Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ chối mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ để quyết tâm có được hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga là có liên quan đến nỗ lực đảo chính quân sự trước đó tại nước này - chuyên gia người Đức Thomas Guchker nhận định trên ấn phẩm FAZ.
Theo lời chuyên gia, bản hợp đồng mua bán các hệ thống phòng không của Nga đã được rục rịch không lâu sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016. Còn nhớ, khi đó, trong một nỗ lực đảo chính bất thành, dinh tổng thống và tòa nhà quốc hội của Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu cuộc không kích của chính những chiếc máy chiến đấu F-16 mua từ Mỹ.
Ông Guchker giải thích rằng thương vụ mua S-400 của Tổng thống Erdogan trước hết xuất phát từ ý định muốn bảo vệ bản thân trước mối đe dọa từ những chiếc máy bay công nghệ cao của Mỹ. Đó có thể là lời lý giải tại sao những tổ hợp S-400 được mua về lại được triển khai trực tiếp gần thủ đô Ankara.
S-400 sẽ được triển khai ngay ở Ankara để bảo vệ ông Erdogan? (Ảnh: Reuters)
Không những thế, theo nhận định của ông Guchker, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn lo ngại rằng nếu lựa chọn các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, thay vì S-400 của Nga, và cho triển khai tại Ankara, Washington, nếu cần, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa chúng trong những tình huống tương tự.
Việc bàn giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện trong tháng 7. Mỹ và các quốc gia NATO khác lo ngại rằng nếu Ankara cùng lúc có được cả S-400 và F-35 thì các hệ thống radar của Nga sẽ học được cách tính toán và theo dõi mẫu máy bay này.
Về phần mình, phía Thổ Nhĩ Kỳ giải thích với Lầu Năm Góc rằng quyết định mua hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn là để phòng vệ trước các mối đe dọa tên lửa và không quân nghiêm trọng. Dẫu vậy, vào ngày 28/6, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn lệnh cấm bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, đến ngày 13/7, các lệnh trừng phạt bổ sung cũng được công bố và nhiều khả năng sẽ có hiệu lực vào cuối tuần này.
Thỏa thuận về việc cung cấp 4 tổ hợp S-400 cho Ankara đạt được vào mùa Thu năm 2017. Giá trị hợp đồng là 2,5 tỷ USD, trong đó một nửa số tiền này sẽ được Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ vay.
(Nguồn: FAZ)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ấn Độ sẽ gặp vấn đề giống Thổ Nhĩ Kỳ nếu mua "rồng lửa" S-400 của Nga? Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ giấu tên nói với hãng tin NDTV của Ấn Độ hồi cuối tháng 5 rằng New Delhi có thể gặp vấn đề tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ nếu mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Những vấn đề này bắt đầu từ việc giảm dần hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và kết...