Chuyên gia Israel: Nên mở cửa trường học, tìm cách sống chung với COVID-19
Là một trong những quốc gia đi đầu về tiêm vaccine ngừa COVID-19, kể cả tiêm các mũi tăng cường và mũi dành cho trẻ em, từ tháng 4 năm ngoái, Israel đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế và tìm cách sống chung an toàn với COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại thành phố Modiin, Israel ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Tiến sĩ Moshe Ashkenazi – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi thuộc Trung tâm Y tế Sheba, lớn nhất tại Israel – đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tiêm vaccine bổ sung cũng như việc duy trì mở cửa trường học cho học sinh tiếp tục đến trường.
Tiến sĩ Ashkenazi cho biết kể từ mùa Thu năm ngoái đến nay, Israel đã mở cửa trường học trở lại bất chấp làn sóng dịch thứ 4 và thứ 5 bùng phát mạnh mẽ. Hiện Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ người dân nhiễm COVID-19 tính trên dân số.
Lý do Chính phủ Israel quyết định bỏ hình thức học trực tuyến tại nhà là vì nhận thấy trong các làn sóng dịch trước đây, khi trường học phải đóng cửa, rất nhiều em đã bị bệnh, trong đó chủ yếu là các bệnh tâm lý và tâm thần. Nhiều chứng bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, biếng ăn do tâm lý, tự tử… đều tăng từ 300 – 400%. Ông nhấn mạnh: “Vì vậy, chúng tôi hiểu rằng đóng cửa trường học là một sai lầm, bởi nó tác động tiêu cực tới trẻ em và chúng tôi nghĩ tới một giải pháp khác nhằm duy trì việc học trực tiếp trên lớp và đảm bảo cho học sinh an toàn và mạnh khỏe”.
Video đang HOT
Để trường học tiếp tục mở cửa, Israel đẩy mạnh thực hiện xét nghiệm, nhất là xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại nhà. Hiện 1/4 trẻ em trong độ tuổi 5-11 tại Israel đã được tiêm phòng COVID-19 nên việc mở cửa trường học rất thuận lợi. Tất nhiên quy định đeo khẩu trang vẫn được duy trì, đồng thời các lớp học được chia nhỏ để giãn cách học sinh. Đây là những biện pháp chính giúp học sinh và giáo viên đảm bảo sức khỏe trong thời gian dịch bệnh.
Về tình hình chống dịch COVID-19 ở các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Tiến sĩ Ashkenazi nhận định thế giới hiện nay giống như một ngôi làng. Vì vậy, các quốc gia cần tham khảo lẫn nhau, đặc biệt là kinh nghiệm từ những nước đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng và những nước đi đầu về tiêm phòng vaccine và điều trị bệnh nhân. Hiện các nước đang làm điều này rất tốt.
Đối với Việt Nam, Tiến sĩ Ashkenazi cho rằng điều quan trọng là cần duy trì cuộc sống bình thường để sống chung với COVID-19. Các giải pháp cần tập trung vào việc tạo điều kiện cho hoạt động xã hội, đặc biệt là với trẻ em, đối tượng rất cần có một cuộc sống bình thường để đảm bảo sức khỏe tâm lý. Bên cạnh đó cũng cần duy trì mở cửa kinh tế để không tạo thêm gánh nặng về tài chính cho chính phủ, bằng các giải pháp sống chung an toàn với dịch bệnh. Bởi vì virus SARS-CoV-2 sẽ chưa sớm biến mất. Có thể Omicron sẽ là làn sóng cuối cùng, nhưng cũng có thể còn các đợt dịch khác sẽ xuất hiện trong 3-5 tháng sắp tới, cho dù nhẹ hơn.
Tiến sĩ Ashkenazi đánh giá quá trình tiêm vaccine tại Israel qua các đợt đều mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt là giúp giảm tỷ lệ bệnh nặng. Trong làn sóng Delta và các làn sóng dịch trước đó, người dân chưa được tiêm vaccine nên rất nhiều người đã bị biến chứng nặng và phải nhập viện. Với làn sóng Omicron tại Israel hiện nay, hay còn gọi là làn sóng thứ 5, có thể việc tiêm vaccine không ngăn ngừa được lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng nó giúp giảm số bệnh nhân phải nhập viện. Có thể thấy đa phần bệnh nhân nhập viện tại Israel là những người chưa được tiêm vaccine.
Nhận định về triển vọng làn sóng dịch thứ 5 hiện nay tại Israel có thể sớm kết thúc hay không, Tiến sĩ Ashkenazi cho rằng hiện tại tỷ lệ tiêm vaccine ở nước này đã khá cao, trong đó trên 660.000 người đã được tiêm mũi 4. Điều này đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp giảm bớt số bệnh nhân phải nhập viện thấp hơn 3-5 lần trong độ tuổi trên 60. Đồng thời, mũi bổ sung cũng giúp giảm tình trạng lây nhiễm gấp đôi so với mũi 3. Vì vậy, mũi vaccine bổ sung đã tạo ra các hiệu quả cộng dồn. Chính phủ Israel đang khuyến khích người dân đi tiêm và đã áp dụng tiêm bổ sung mũi 4 với nhóm tuổi từ 18 trở lên nếu cần thiết. Trước mỗi quyết định được đưa ra liên quan đến thuốc điều trị và tiêm phòng COVID-19, Israel đều tính đến các lợi ích và hậu quả có thể xảy ra.
Tiến sĩ Ashkenazi nói: “Các nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ của liều vaccine thứ 4 là rất thấp, trong khi hiệu quả đã được chứng minh là tốt. Tôi cho rằng liều bổ sung này là cần thiết, và có thể lúc nào đó cũng cần đến mũi thứ 5″.
Trong tuần qua làn sóng dịch COVID-19 tại Israel tiếp tục dâng cao, trung bình 80.000 ca mới/ngày. Thậm chí một số chuyên gia ước tính con số trên thực tế có thể vượt 100.000 ca/ngày do nhiều người tự xét nghiệm tại nhà. Với tình trạng lây nhiễm rất cao do biến thể Omicron, Tiến sĩ Ashkenazi không loại trừ Israel đang tiến tới tình trạng miễn dịch cộng đồng. Ông dự đoán: “Trong tuần qua mỗi ngày có thêm hơn 80.000 ca nhiễm mới trong tổng số dân trên 9 triệu người, đó là một tỷ lệ rất cao. Với tỷ lệ này, tôi cho rằng trong vài ba tuần nữa chúng tôi sẽ bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu miễn dịch cộng đồng”.
Israel sẽ triển khai tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba cho trẻ em 5-11 tuổi
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, Bộ Y tế nước này ngày 20/1 đã quyết định triển khai tiêm mũi thứ ba vaccine COVID-19 cho trẻ em ở độ tuổi 5-11 thuộc nhóm có nguy cơ cao, với mục tiêu giúp bảo vệ nhóm đối tượng này trước biến thể Omicron đang gây ra làn sóng lây nhiễm nhanh và mạnh tại nước này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại thành phố Modiin, Israel ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các đối tượng phù hợp sẽ được tiêm mũi vaccine thứ ba cách mũi hai ít nhất 3 tháng. Các cơ sở dịch vụ chăm sóc y tế (HMO) - mô hình kết hợp dịch vụ bảo hiểm và phòng khám, bệnh viện - đã nhận được chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch mới. Ước tính, tại thời điểm hiện tại, có khoảng 1.000 trẻ em Israel ở độ tuổi 5-11 đủ điều kiện tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung. Loại vaccine COVID-19 được sử dụng để tiêm cho trẻ em tại Israel là của hãng Pfizer.
Quyết định của Bộ Y tế Israel được đưa ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu về tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em tại Israel trong làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron và hiệu quả của vaccine do Bộ Y tế phối hợp với Viện Khoa học Weizmann, Viện Technion, Đại học Hewbrew và Trung tâm Y tế Sheba tiến hành. Theo nghiên cứu này, trẻ em đã tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19 trong vòng 2 tháng trở lại đây được bảo vệ tốt hơn trước biến thể Omicron so với những em đã tiêm trước thời gian này. Bên cạnh đó, trẻ em 5-11 tuổi đã tiêm hai mũi vaccine trong vòng 2 tháng gần đây được bảo vệ hiệu quả gấp hai lần so với những trẻ cùng độ tuổi không tiêm vaccine; thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi đã tiêm ba mũi vaccine được bảo vệ hiệu quả cao gấp 4 lần so với những em không tiêm phòng.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, số ca lây nhiễm tại Israel đã vượt qua con số 2 triệu người, trong đó có 8.362 trường hợp tử vong. Hiện Israel có gần 390.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 541 ca nặng. Israel đã tiêm vaccine được cho gần 6,7 triệu người, trong đó hơn 6 triệu người đã tiêm hai mũi, hơn 4,4 triệu người tiêm ba mũi và gần 600.000 người tiêm bốn mũi vaccine COVID-19.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại Algeria dẫn nguồn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca COVID-19 và số ca tử vong hàng tuần ở châu Phi đã "giảm đáng kể" và đây là lần giảm đầu tiên kể từ đỉnh điểm của đợt dịch thứ tư bùng phát do biến thể Omicron.
Theo WHO, Nam Phi, nơi biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện, đã có xu hướng giảm trong 4 tuần qua. Tuy nhiên, khu vực Bắc Phi đang báo cáo sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới trong tuần qua, với mức cao nhất là tăng 55%. Hiện Tunisia, Maroc và Algeria là 3 quốc gia có số ca mắc COVID-19 đang gia tăng mạnh trong những ngày gần đây. Cụ thể, trong ngày 20/1, Tunisia đã ghi nhận thêm 12.698 ca COVID-19 mới và 14 ca tử vong; Maroc với 9.061 ca mới và 22 ca tử vong; Algeria với 1.552 ca mới và 10 ca tử vong.
Tiến sĩ Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, cho biết: "Khi nào virus SARS-CoV2 vẫn còn tiếp tục lây lan, thì những làn sóng bùng phát dịch bệnh trong tương lai là không thể tránh khỏi, châu Phi không chỉ phải phổ cập hóa tiêm chủng mà còn phải tiếp cận rộng rãi và công bằng các phương pháp điều trị COVID-19 thiết yếu". Theo WHO, tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở châu Phi, chỉ có 10% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ.
'Kỷ lục buồn' về dịch COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Israel, Pháp, Đức và Venezuela. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thành phố Modiin, Israel ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Bộ Y tế Israel cho biết ngày 18/1 nước này ghi nhận 65.259 trường hợp mắc mới COVID-19 - con số thống kê theo ngày cao nhất kể từ...