Chuyên gia hướng dẫn những thói quen ăn uống giúp giảm cảm giác thèm ăn trong mùa lạnh
Nhiệt độ thấp khiến cơ thể có xu hướng tăng trao đổi chất nên dễ dàng kích thích cảm giác thèm ăn.
Việc này cũng làm cơ thể tốn nhiều năng lượng hơn nên bạn thường nhanh thấy đói và có thể tiêu thụ nhiều đồ ăn hơn.
Uống nhiều nước lọc có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. (Nguồn: Freepik)
Để hạn chế thèm ăn vặt, tránh hình thành thói quen xấu, chuyên gia khuyến nghị bạn làm những việc sau.
Ăn đủ protein chất lượng cao
Đủ protein có thể làm tăng cảm giác no, xây dựng cơ bắp, giữ cơ và giảm mỡ. Protein chất lượng cao thường có tỷ lệ mỡ thấp, có thể kể đến như trứng, ức gà, cá hồi, các loại hạt đậu…
Ăn nhiều loại rau củ
Rau chứa chất xơ có thể làm tăng cảm giác no. Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe đường ruột và tăng khả năng miễn dịch.
Video đang HOT
Ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Các loại trái cây có chỉ số GI thấp như bơ, bưởi, việt quất, táo… cũng góp phần giúp ức chế cơn đói, bớt cảm giác thèm ăn. Những loại quả này đều chứa hàm lượng dinh dưỡng, vitamin lý tưởng cho cơ thể.
Ăn những loại quả có hàm lượng nước cao như dưa chuột, củ đậu… cũng là cách để tạo cảm giác no.
Uống cà phê đen
Caffeine kích thích sinh nhiệt, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, thúc đẩy nhu động ruột để tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giảm lượng calo dư thừa.
Cà phê đen cũng góp phần ức chế cảm giác thèm ăn vặt. Tuy nhiên, cần uống có chừng mực và hạn chế kết hợp nhiều đường, sữa.
Uống trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống lại chứng viêm mãn tính có liên quan trực tiếp đến béo phì. Nếu không thêm đường, sữa vào trà, thức uống này có lượng calo thấp, lý tưởng cho việc giảm cân, giữ dáng.
EGCG trong trà nguyên chất có thể tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ đốt cháy chất béo, giảm mỡ nội tạng, ức chế thèm ăn.
Uống đủ nước lọc
Nước không chứa calo nhưng giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Nghiên cứu chỉ ra uống 0,5 lít nước có thể đốt cháy 23 calo. Uống nhiều nước có thể kiểm soát sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giữ dáng.
Khi không có nước, cơ thể không thể chuyển hóa chất béo hay tinh bột.
Bên cạnh thêm những thực phẩm giúp tăng cảm giác no vào thực đơn, ăn uống đúng bữa, tránh chờ đói mới ăn cũng là cách để kiểm soát việc ăn uống hiệu quả, lành mạnh. Ăn chậm, nhai kỹ khi ăn cũng góp phần tạo cảm giác no lâu.
Nam sinh 16 tuổi phải cắt dạ dày vì thói quen nguy hiểm nhiều bạn trẻ đang mắc
Em M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài.
Thỉnh thoảng em kêu có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình cũng không chú ý.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM) cho biết đã cấp cứu thành công một bệnh nhân trẻ tuổi bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do các thói quen sống nguy hiểm.
Bệnh nhân là em N.B.M. (16 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) nhập viện trong tình trạng ói ra máu tươi lượng nhiều, tụt huyết áp, được chẩn đoán sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, loét dạ dày.
Bệnh nhân phải phẫu thuật cắt dạ dày để cầm máu
Khai thác bệnh sử, trước đó M. ói ra máu tại nhà, được mẹ đưa vào một bệnh viện nội soi, chẩn đoán loét hang vị gây biến chứng chảy máu, điều trị không đỡ nên gia đình xin chuyển viện.
Thời điểm vào Bệnh viện TP Thủ Đức, bệnh nhân được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, nội soi dạ dày can thiệp cầm máu. Nhưng do ổ loét sâu và ăn vào mạch máu, gây chảy máu ồ ạt, bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại tổng quát cùng cộng sự quyết định phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ quan sát thấy ổ loét 1,5cm nằm ở mặt sau hang vị dạ dày, xâm lấn động mạch vị tá tràng và mặt trước tụy. Đánh giá tình trạng bệnh nhân nguy kịch, ekip điều trị đã cắt bán phần dưới dạ dày để kiểm soát ổ chảy máu.
Sau mổ, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, hội chẩn đa chuyên khoa nâng đỡ tổng trạng. Trải qua quá trình điều trị toàn diện, đến nay M. đã có thể ăn uống đường miệng, tự chăm sóc bản thân, vết mổ lành tốt. Dự kiến khoảng 9 ngày sau mổ, bệnh nhân sẽ được ra viện.
Chị V., mẹ của bệnh nhân cho biết, ở nhà em M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài. Thỉnh thoảng em kêu có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình cũng không chú ý.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, các cơn đau trở nên nặng hơn, bệnh nhân ói ra máu, nên được đưa vào bệnh viện gần nhà nội soi chẩn đoán là loét hang vị gây biến chứng chảy máu. Qua điều trị, tình hình bệnh không cải thiện nên người nhà xin chuyển lên Bệnh viện thành phố Thủ Đức.
Bác sĩ Mai Hóa cho biết, bệnh loét dạ dày - hành tá tràng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như chảy máu tiêu hóa, thủng gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng, nhiễm độc.
"Hiện nay, loét hành tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học (ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay...) gây nên các ổ viêm loét dạ dày - tá tràng, biến chứng rất nguy hiểm", bác sĩ chia sẻ.
Bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua kéo dài... người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện sớm bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng, để điều trị tránh biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư...
Tại sao mỗi tối trước khi ngủ nên đắp gừng lên rốn, chị em là người được lợi nhiều nhất Gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khi ăn nhưng nếu dùng nó để đắp lên cơ thể thì liệu có hiệu quả gì không? Gừng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, nhưng bạn có biết gừng ngoài ăn ra còn có thể dùng bên ngoài da. Ví dụ như mỗi...