Chuyên gia hướng dẫn cách xử lý độc thực phẩm dịp cuối năm
Từ đầu năm 2019 đến nay cả nước đã ghi nhận gần 60 vụ ngộ độc thực phẩm khiến gần 1.700 người mắc, 9 người tử vong.
Trong 10 tháng năm 2019 toàn quốc đã xảy ra 58 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.668 người mắc, 9 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2018 giảm 12 vụ ngộ độc thực phẩm và giảm 25% số người mắc. Theo Cục an toàn thực phẩm công tác kiểm tra thanh tra hậu kiểm về an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương đã kịp thời ngăn chặn, phát hiện xử lý nhiều vụ vi phạm công khai kịp thời trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngành y tế đã có 58 phòng kiểm nghiệm thực phẩm cấp tỉnh, ngành nông nghiệp còn 126 phòng kiểm nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO/IEC/17025.
Cơ quan chức năng tăng cường các hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm dịp cuối năm
Do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm thường tăng cao trong dịp cuối năm, nhất là thời điểm mùa cưới và sau đó là Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm được dịp trà trộn vào hàng có chất lượng. Do đó, cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần cẩn trọng chọn mua, bảo quản, tiêu thụ thực phẩm để phòng chống ngộ độc.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, có 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm hay gặp: Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các độc tố của chúng; thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị, hóa chất chống sâu mọt… vượt ngưỡng quy định; thực phẩm tự nó có chứa độc chất (cá nóc, gan cóc, trứng cóc, vỏ sắn, nấm độc, lá ngón…) hoặc thực phẩm bị nhiễm độc các hóa chất do ô nhiễm môi trường như thức ăn và nước uống bị nhiễm chất độc như kim loại (asen, kẽm, chì…).
Từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra gần 60 vụ ngộ độc thực phẩm
Theo các chuyên gia y tế tình trạng ngô đôc thưc phâm xảy ra sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Thông thương ngô đôc câp tinh se xuất hiện sau vai phut, vai giơ hoăc 1 – 2 ngay sau khi ăn. Ngộ độc thực phẩm nặng thì có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, tự bảo vệ mình là biện pháp thiết thực đầu tiên, trong đó việc trang bị một số kiến thức về sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là cần thiết. Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc, và khi thấy chính mình hoặc người thân có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như đã kể trên, cần thực hiện các bước sơ cứu dưới đây:
Gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, biện pháp sơ cứu đầu tiên nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Có thể dùng tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Nôn được càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất thải nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không gây sặc cho người bệnh. Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
Video đang HOT
- Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi: Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, nước oresol hoặc nước gạo rang.
- Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất: Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vậy nên bệnh nhân cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Để dùng oresol an toàn: Các bác sĩ khuyến cáo cần đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng… nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha quá ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, thậm chí tử vong.
- Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Không chia nhỏ gói oresol rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.
- Không đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.
- Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ, nên pha oresol với nước đun sôi để nguội.
- Khi nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước, uống chung oresol vì có thể làm tăng tình trạng của những người bị nhẹ.
Diệu Thu
Theo nld.com.vn
'Thần chết' trong món ăn mà người Việt quan niệm là may mắn
Ăn tiết canh là thói quen của nhiều người Việt và họ tin rằng ăn tiết canh bổ, mát và mang lại may mắn nhất là trong những dịp đầu tháng, đầu năm.
Tiết canh món ăn nhiều người thích nhưng cực kỳ nguy hiểm
Tử vong vì ăn tiết canh
Anh Nguyễn Hữu Vinh - 34 tuổi, Hà Nội kể cách đây 4 năm, gia đình anh về quê liên hoan đám cưới đứa em trai. Sau liên hoan mổ lợn mọi người chia nhau bát tiết canh vì nghĩ tiết canh ngon nhất là lợn nhà nuôi an toàn.
Kết quả, sau tiệc cưới một người đi viện cấp cứu vì nhiễm liên cầu lợn và tử vong sau bữa tiệc lòng lợn, tiết canh. Sau trường hợp này, anh Vinh và đại gia đình đều sợ tiết canh và từ đó họ không còn ăn tiết canh nữa. Chứng kiến chính người quen biết ăn và nhiễm bệnh liên cầu lợn vì tiết canh, anh Vinh mới thấy sợ hãi như thế nào. Các cụ thường nói chưa thấy quan tài chưa đổ lệ và khi nhìn bệnh tật đến nhanh và tử vong, cả họ đã sợ bỏ tiết canh.
Anh Đỗ Đức Hồng, (tên người bệnh đã thay đổi) quê Thanh Hóa, sống sót qua bệnh liên cầu lợn vì một lần ăn tiết canh dê. Cách đây 4 năm, anh Hồng cùng bạn bè ra Hà Nội chơi. Khi về qua Ninh Bình, bạn bè vào ăn thịt dê. Vì tin tưởng tiết canh dê ngon nên anh và nhiều người cùng ăn.
Sau đó anh Hồng bị sốt và phải cấp cứu. Khi đưa ra Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương anh Hồng được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn. Người thân cho biết cách đó vài ngày anh ăn tiết canh dê. Lúc này mới biết tiết canh dê ít nên người bán hàng trộn thêm tiết canh lợn.
Vợ anh Hồng kể chi phí điều trị hơn 1 tháng tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương lên tới hơn 1 tỷ đồng và khi giữ được mạng sống thì anh Hồng bị điếc vĩnh viễn do biến chứng của liên cầu lợn. Vợ chồng anh cố gắng vay mượn của người thân để cấy ốc tai điện từ cho anh. Đến giờ, anh mới nghe được nhưng đôi khi cũng bập bõm.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, các bác sĩ cho biết hầu như năm nào cũng rải rác các ca mắc bệnh liên cầu lợn. Bệnh nhân chủ yếu là do ăn tiết canh lợn. Bệnh thường mắc nhiều hơn vào dịp cuối năm do thói quen của người dân là mổ lợn ăn liên hoan, ăn Tết. Hơn nữa, thói quen nghĩ rằng lợn nuôi an toàn càng khiến người dân thích ăn tiết canh hơn.
Bệnh diễn tiến nhanh
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết liên khuẩn cầu lợn là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S. suis). Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị tốn hàng trăm triệu đồng mỗi ca nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể qua khỏi hoặc có qua khỏi cũng để lại những biến chứng nặng nề.
Bình thường, lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo...) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da (đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm...). Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi cũng có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Ở nhiệt độ 25oC, liên cầu khuẩn lợn sẽ sống được 24 giờ trong bụi và 8 ngày trong phân.
Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước đó cũng cho thấy, gần 70% bệnh nhân liên cầu lợn có giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu lợn có thể lây trực tiếp từ người sang người.
Khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn bao gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng.
Người dân thường có quan điểm cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành thú y cho biết bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn.
Thông thường thì vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật do đó những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Với lợn nhiễm liên cầu khuẩn (cả lợn lành mang mầm bệnh và lợn bệnh), trong máu (tiết canh) và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.
Không chỉ nguy cơ mang khuẩn gây ra bệnh liên cầu khuẩn, theo bác sĩ Cấp, bản chất của món tiết canh vẫn là ăn sống. Tiết canh lợn sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm khi ăn phải tiết của con lợn đang mắc bệnh. Nguồn tiết của con lợn bệnh chứa nhiều vi sinh vật, vi khuẩn, virut, ký sinh trùng... Ngườiăn tiết canh từ con lợn bệnh sẽ rất dễ nhiễm bệnh từ lợn. Căn bệnh đầu tiên dễ mắc phải khi ăn tiết canh lợn là bệnh lợn gạo hay còn gọi là nhiễm sán dây.
Theo infonet
Thói quen ngoáy mũi mà chúng ta vẫn hay làm có thể gây ra 3 vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe Tuy là một việc làm khá xấu hổ khi ở chỗ đông người, nhưng ngoáy mũi lại là hành động chúng ta hay làm để cảm thấy thoải mái. Dù vậy, ngoáy mũi thường xuyên có thể sẽ là căn nguyên của nhiều vấn đề sức khỏe. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta cảm thấy rất ngứa ở bên trong...