Chuyên gia Hoa kỳ chia sẻ kinh nghiệm triển khai học tập hỗn hợp
GD&TĐ – “Học tập hỗn hợp” là chương trình kết hợp cách dạy truyền thống với học tập cá nhân hoá online. Với những ưu điểm vượt trội của hình thức học tập này, nhiều trường học của Việt Nam rất mong muốn ứng dụng học tập hỗn hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình, SGK mới.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Chúng ta phải bắt đầu như thế nào? Trả lời câu hỏi này, thạc sĩ Pamela Dion – Người sáng lập, Giám đốc điều hành trường quốc tế Advantages (Hoa Kỳ) – cho rằng: Có nhiều cách để làm việc này. Chúng ta có thể tạo ra một chương trình của riêng mình hoặc làm việc với các đối tác để thực hiện nó.
Hãy bắt đầu với chương trình học trực tuyến
Theo thạc sĩ Pamela Dion, rất hiếm khi một trường học tự phát triển sách giáo khoa của riêng mình. Tương tự như vậy với cách học online, rất khó để trường tự phát triển một chương trình online. Do đó, thông thường, chúng ta chọn cách trả tiền để sử dụng một số chương trình và không gian có sẵn.
Thạc sĩ Pamela Dion
Tuy nhiên, lựa chọn chương trình nào phụ thuộc vào từng trường học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp tốt, họ thiết kế chương trình và số hoá nó.
Thạc sĩ Pamela Dion lưu ý: Hãy lựa chọn kĩ càng tiêu chuẩn và định hướng chương trình của mình, từ đó đưa ra những mục tiêu môn học dành cho học sinh. Những chương trình định sử dụng cần phù hợp với định hướng của nhà trường, nếu không, có thể nó sẽ không có giá trị tính điểm cho học sinh.
Chúng ta nên chọn những chương trình có tính tương tác và năng động. Để học sinh giữ được sự hứng thú và tập trung, trên đó cần có những hình thức dạy học đa dạng, những hình thức hỗ trợ việc học bằng âm thanh, hình ảnh, trò chơi, hỗ trợ ngôn ngữ, …
Video đang HOT
Chương trình được lựa chọn nên có những loại bài tập và hình thức đánh giá khác nhau cả về bề rộng và bề sâu. Giáo viên cần đảm bảo chương trình ở đúng trình độ khối lớp mình định áp dụng. Ví dụ, một chương trình học có thể đảm bảo được trình độ khối phổ thông nhưng liệu nó có giúp học sinh đạt được các tín chỉ nâng cao, cải thiện về ngoại ngữ?
Có một số câu hỏi mà chúng ta cần tiên liệu trước: Liệu những nhà cung cấp có thường xuyên và liên tục cập nhật, nâng cấp chương trình của mình không? Liệu họ có tính thêm tiền cho những thứ ấy?
Nhà cung cấp có sản phẩm nào khác nữa không? Nó hoàn toàn online hay có thể download xuống dùng khi khác được? Còn những học liệu bổ sung và các khoá đào tạo giáo viên? Liệu chương trình học có phát triển theo cùng sự phát triển của chương trình trường học?
Chương trình học online này có thể điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu trường học không? Ví dụ, trường bạn có thể cần một module hỗ trợ ngoại ngữ hay bỏ bớt những bài học về tôn giáo…
Hãy đảm bảo các module của chương trình online đó có thể điều chỉnh, thêm hay bớt được. Trong rất nhiều trường hợp, sự điều chỉnh này thậm chí còn phải làm được ở cấp độ cá nhân, bởi mỗi người học là một cá thể riêng biệt.
An toàn trên Internet cũng là một mối quan tâm thường trực, đặc biệt khi chúng ta phải giải quyết rất nhiều yếu tố tiểu tiết. Hãy kiểm tra xem nhà cung cấp sử dụng hệ thống an ninh nào. Nếu làm việc với những môn học có đường link dẫn ngoài (youtube, đường link học liệu), hãy đảm bảo bộ phận IT của nhà trường đã thiết lập tường lửa, danh sách các trang web được truy cập hoặc không được truy cập.
Tính toán kỹ chi phí
Liên quan đến chi phí, thạc sĩ Pamela Dion lưu ý: Đôi khi, có những khoản phí mà chúng ta khó nhìn thấy trước được, như sách giáo khoa, sách bài tập, dụng cụ phòng thí nghiệm, những học phần download. Hãy kiểm tra thật kĩ và tính toán trước những chi phí cộng thêm.
Bên cạnh đó, cũng cần tham khảo kỹ chương trình được sử dụng như thế nào? Có phải 100% online không, bao gồm cả sách và bài kiểm tra đánh giá? Chương trình có 100% học trên nền tảng website? Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều cách kết hợp khác nhau, và tất nhiên, giá cả cũng khác nhau.
Có một điều chắc chắn là luôn có những khoản chi phí cộng thêm khi triển khai cách học tập hỗn hợp này.
Về cơ sở hạ tầng, thạc sĩ Pamela Dion cho rằng cần cân nhắc đến cách thức tham gia lớp học trực tuyến của học sinh và cách quản lý nó, đồng thời nhấn mạnh:
Có thể, bạn sẽ cần đến một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS). Hệ thống quản lý học tập là một không gian online chứa các chương trình học. Người dạy và người học cần đăng nhập vào hệ thống LMS để tiếp cận với chương trình học thông qua tài khoản đã được cung cấp. Một số trường học có hệ thống LMS riêng của mình, tuy nhiên hầu hết đều phải sử dụng dịch vụ server của một bên thứ ba.
Hầu hết các công ty cung cấp khoá học online đều có mối quan hệ với một số nhà cung cấp LMS nhất định, tuy nhiên cũng có những khoản phí cộng thêm cho tiện ích này. Chi phí giống như chúng ta đi thuê địa điểm, càng nhiều người dùng (giáo viên, giáo vụ, học sinh) thì càng phải trả thêm nhiều tiền.
Thêm vào đó, hệ thống LMS mà bạn sử dụng cũng cần phải được tích hợp với Cổng thông tin học sinh (Student Information System – SIS), và thêm một lần nữa, chúng ta lại phải trả tiền để được sử dụng dịch vụ này.
SIS là hệ thống quản lý dữ liệu học sinh, giúp quản lý việc ghi danh, lưu trữ điểm số, quá trình học của học sinh. Hệ thống này giống như bộ phận nhập học ở trường của bạn vậy.
Mỗi hệ thống SIS có những đặc điểm riêng biệt của mình. Chúng ta cần kiểm tra đầy đủ các tính năng mà trường bạn cần, cách thức hệ thống quản lý và trích xuất dữ liệu học sinh. Nó sẽ chuyển đổi điểm từ dữ liệu cá nhân của học sinh, thông tin nhập học, tiến trình môn học, bảng điểm và những thông tin khác.
Cùng với yêu cầu về hệ thống LMS và SIS, chúng ta sẽ cần đến những hỗ trợ về kĩ thuật và an ninh.
“Điểm mấu chốt ở đây là chúng ta sẽ có những chi phí phát sinh ngoài chương trình học. Hãy đảm bảo đưa những chi phí này vào khi lên kế hoạch chi tiêu cho chương trình học tập hỗn hợp.
Để điều phối những chi tiết này, có thể bạn sẽ cần tới sự tư vấn của những tư vấn viên hoặc các diễn đàn giáo dục. Họ sẽ cung cấp cho chúng ta mọi hỗ trợ liên quan đến học tập hỗn hợp” – thạc sĩ Pamela Dion chia sẻ thêm.
Lựa chọn đối tác: Cẩn trọng đơn vị kém chất lượng
Trong trường hợp nhà trường tự triển khai chương trình của chính mình, thạc sĩ Pamela Dion cảnh báo có thể tạo ra một khối lượng công việc rất lớn. Thành công hay không phụ thuộc vào đội ngũ thiết kế, triển khai và quản lý chương trình.
Từ vấn đề này, thạc sĩ Pamela Dion đề cập đến các chương trình đối tác giáo dục hoặc hợp tác giáo dục, bởi những ưu thế về giá cả và thuận lợi về cơ sở hạ tầng của nó.
Theo thạc sĩ Pamela Dion, yếu tô quan trong nhât cua các chương trình hợp tác giáo dục là vấn đề chương trình học có được công nhận rộng rãi bởi các hệ thống trường học và cơ sở giáo dục khác hay không.
Nêu trường hoc hay môt chương trinh nao đo noi răng ho đươc chứng nhân thi cung hay kiêm tra cơ sở cung câp chứng nhân, trang web hoăc điên thoai ho đê chăc chăn răng chương trinh đo không phai la gia mao.
“Bạn cân phai cân trong va kiêm tra kỹ những thông tin đối tác tiềm năng đưa lên trên trang web hoăc khi họ giới thiệu sản phẩm. Co rât nhiêu đơn vị kém chất lượng đang cô găng tham gia vao thi trường beo bở nay.
Môt khi ban co chương trinh hơp tac giao duc (hoăc Trường liên kêt) thi se co rât nhiêu lơi ich. Chương trinh cua ban đa đươc kiêm tra chât lương, co cac yêu câu tôt nghiêp đat chuân va đươc triên khai với đinh hướng chương trinh chu y tới từng hoc sinh môt” – thạc sĩ Pamela Dion lưu ý.
Từ những chương trình hợp tác giáo dục này, theo thạc sĩ Pamela Dion, học sinh sẽ có cơ hội được tham gia các chương trình song tin chi và tin chi chuyên đôi.
Một điểm đột phá nữa của các chương trình hợp tác giáo dục là vấn đề nhân sự và không gian. Nếu cần thêm giáo viên, lúc nào cũng có giáo viên online ở đó sẵn sàng giảng dạy nhờ có hợp tác này. Hoặc các nhân sự hiện có có thể được đào tạo và ứng dụng phương pháp học tập hỗn hợp trong trường. Hoạt động hợp tác này sẽ giúp cắt giảm chi phí và đơn giản trong việc quản lý.
Theo GD&TĐ