Chuyên gia hiến kế đẩy lùi bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa
Do sách giáo khoa còn tồn tại 5 năm nữa, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục đề xuất bù đắp bằng sách tham khảo, chương trình ngoài giờ.
Chiều 14/9, tại hội thảo “Lồng ghép giới trong sách giáo khoa phổ thông” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận một số vấn đề về giới trong sách giáo khoa và đề xuất giải pháp thúc đẩy lồng ghép giới trong quá trình biên soạn, biên tập, xuất bản sách.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên 76 cuốn sách giáo khoa của 6 môn học từ lớp 1 đến lớp 12, gần 8.300 nhân vật xuất hiện trong nội dung văn bản nhưng chỉ có 24% là nữ giới, 7% là trung tính (ví dụ đứa trẻ, học sinh, phụ huynh), còn nam giới chiếm đến 69%. Tương tự, trong gần 8.000 hình ảnh, nam giới chiếm tỷ lệ lớn hơn (58%). Đặc biệt, hiện có 95% nhân vật quan trọng, nổi tiếng được nhắc đến trong sách giáo khoa là nam giới.
Nữ giới xuất hiện trong sách thường làm nhân viên, nội trợ, có tính cách hướng nội, phụ thuộc. Trong khi đó, nghề nghiệp của nam giới đa dạng hơn, gồm bác sĩ, nhà khoa học, giáo sư, kỹ sư, họa sĩ, bộ đội, công an… Nam giới cũng được xem là trụ cột gia đình, hướng ngoại và có tiếng nói quyết định.
Theo bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Sáng kiến về bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam, những người đóng vai trò trực tiếp vào việc lồng ghép giới trong sách giáo khoa gồm tổng chủ biên/chủ biên, tác giả chương trình, tổng chủ biên/chủ biên, tác giả sách giáo khoa, hội đồng thẩm định, người có thẩm quyền ra quyết định, họa sĩ minh họa hình ảnh.
Bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Sáng kiến về bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thùy Linh
“Lồng ghép giới trong sách giáo khoa không chỉ là lưu ý đến tỷ lệ, sự hiện diện của nam, nữ hoặc tên nhân vật, nghề nghiệp mà nhân vật đại diện, ngôn từ sử dụng, hình ảnh minh họa… mà còn phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác”, bà Nhung nhấn mạnh.
Cụ thể, sách giáo khoa cần đưa chủ đề có liên quan đến vấn đề giới, giáo dục giới tính toàn diện, giáo dục tình dục và sức khỏe sinh sản với những nhóm lứa tuổi cụ thể. Các chủ đề nên được bố trí theo từng khái niệm của môn học phù hợp nhất. Sách giáo khoa cần chú ý về thời lượng, những chỉ dẫn, chú thích dựa trên cơ sở bằng chứng và có tính cập nhật để giúp giáo viên có thêm thông tin, hỗ trợ cho bài giảng của mình được tốt nhất.
Bà Nhung dẫn lại báo cáo công bố sáng nay của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) về giáo dục sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trong trường THCS và THPT Việt Nam. Ngoài một số phát hiện như nội dung trong sách phủ rộng nhưng chưa sâu, giáo viên có xu hướng nói giảm, nói tránh những vấn đề nhạy cảm, báo cáo nhắc đến việc môn ngữ văn nhấn mạnh thân phận phụ nữ thời phong kiến, ngầm định hiện nay phụ nữ bình đẳng hơn. Các bất bình đẳng trong xã hội hiện đại không được bàn luận, cuộc sống của học sinh cũng không liên hệ.
Tiếp nhận đánh giá về sách giáo khoa hiện hành, ông Phan Xuân Thành, Phó Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục khẳng định, giới và bình đẳng giới là vấn đề lớn, luôn được quan tâm trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
Ông Phan Xuân Thành, Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục. Ảnh: Thùy Linh
Ông nêu một số giải pháp ban đầu về lồng ghép giới trong quá trình biên soạn, biên tập, xuất bản sách giáo khoa. Trong đó, đội ngũ tác giả, biên tập viên, họa sĩ, thiết kế – chế bản sách giáo khoa cần cân đối giữa nam và nữ. Hiện nay, việc này thực hiện khá tốt. Đối với các môn học, hoạt động giáo dục có điều kiện để lồng ghép, tích hợp giới vào sách giáo khoa như đạo đức, hoạt động trải nghiệm, tự nhiên và xã hội, ngữ văn… số tác giả nữ thậm chí có phần nhỉnh hơn.
Những đợt tập huấn về nội dung, cách thức biên soạn lồng ghép giới vào sách giáo khoa giáo dục phổ thông cần được tăng cường; phân công cho đội ngũ làm công tác chuyên môn giám sát chất lượng cả kênh hình lẫn kênh chữ một cách nghiêm ngặt.
Ông Thành xác định lộ trình thay sách giáo khoa mới theo lối cuốn chiếu, theo đó việc tồn tại sách giáo khoa hiện hành còn kéo dài 5 năm nữa. Do vậy, việc khắc phục hạn chế hay lồng ghép giới vào sách giáo khoa hiện hành bằng tác động trực tiếp như thay đổi hình vẽ, đưa nội dung mới là không thể thực hiện.
“Chúng ta cần giải pháp bù đắp là tổ chức biên soạn sách giáo khoa tham khảo hoặc tài liệu hướng dẫn học vào chương trình ngoài giờ lên lớp hay sinh hoạt lớp cuối tuần”, ông chia sẻ.
Lồng ghép giới là phương pháp tiếp cận và biện pháp mang tính chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trên diện rộng trong xã hội bằng cách đưa yếu tố giới vào mọi thiết chế cũng như các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Lồng ghép giới là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, các nhà lãnh đạo và cán bộ của các ngành, các cấp. Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có vai trò tham mưu cho Chính phủ và hỗ trợ các hoạt động lồng ghép giới ở Việt Nam.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Dân Việt chi hơn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK dùng một lần
Số tiền bỏ ra mua sách giáo khoa khá lớn, trong khi sách dùng chỉ được một năm là phải bỏ đi khiến dư luận bức xúc. Năm nào, NXB Giáo dục cũng in hơn 100 triệu bản sách mới.
Câu chuyện SGK đột nhiên khan hiếm khi năm học mới chưa bắt đầu nhận được sự quan tâm của dư luận những ngày vừa qua.
100 triệu bản sách được in mỗi năm
Theo báo cáo năm 2017 của NXB Việt Nam gửi Bộ GD&ĐT, sản lượng sản xuất SGK năm 2018 dự kiến là 104 triệu bản; năm 2017 là 107,8 triệu bản; năm 2016 là 108,8 triệu bản và năm 2015 là 101 triệu bản.
Cùng với đó, tổng doanh thu năm 2018 của NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến là 1.173 tỷ đồng, năm 2017 là 1.203 tỷ đồng, năm 2016 là 1.147 tỷ đồng và năm 2015 là 1.041 tỷ đồng.
Số liệu tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của NXB Giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến của năm 2018 là 90,5 tỷ đồng. Lợi nhuận của năm 2017 là 150,8 tỷ đồng, năm 2016 là 72,1 tỷ đồng và năm 2015 là 32 tỷ đồng.
Năm 2016, lợi nhuận tăng 40 tỷ đồng so với năm 2015 (tăng 125%). Năm 2017 lợi nhuận tăng 78,7 tỷ đồng (tăng 109%) so với năm 2016.
Cũng theo số liệu thống kê này, năm nay NXB Giáo dục Việt Nam dự kiến nộp ngân sách hơn 81 tỷ đồng, thấp hơn năm ngoái gần 4 tỷ đồng.
Số lượng phát hành SGK chiếm nửa ngành xuất bản
Theo thống kê khác, năm 2016, số lượng SGK phát hành của NXB Giáo dục Việt Nam chiếm tới 56,4% ngành xuất bản. Năm 2017, con số này là 50,4%. ó là chưa kể các loại ấn phẩm khác của nhà xuất bản này.
Học sinh tại Long An háo hức khi được tặng sách. Ảnh: Tùng Tin.
Như vậy, số lượng phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam bằng tất cả ấn phẩm in ấn của các NXB khác ở Việt Nam cộng lại. Ngoài SGK, NXB Giáo dục Việt Nam còn in các ấn phẩm khác dạng tài liệu sách và các loại lịch, áp phích, tờ rơi, tờ gấp.
Nhiều cuốn SGK chỉ dùng một lần
Theo phản hồi của phụ huynh, học sinh, một số cuốn SGK hiện tại có thể tái sử dụng. Một số cuốn khác do có sẵn phần câu hỏi, bài tập buộc học sinh phải ghi chép hoặc điền vào nên chỉ dùng được một lần. Sự lãng phí này khiến dư luận bức xúc.
Theo bảng giá niêm yết SGK năm học 2018-2019, mỗi lớp ở cấp tiểu học đều có 6 cuốn SGK, giá dao động 45.300 đồng đến 78.300 đồng. Bộ SGK ở cấp THCS cùng môn Tiếng Anh của lớp 6 và lớp 7 là 12 cuốn, lớp 8 và lớp 9 là 13 cuốn, giá 97.700-144.500 đồng. Sộ SGK ở cấp THPT theo chương trình chuẩn và môn Tiếng Anh có giá từ 141.400 đồng đến 153.500 đồng với 14 cuốn.
Chia sẻ về thực trạng sử dụng SGK, GS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, trước đây học sinh đi học rất ít khi được dùng sách mới, chủ yếu là dùng lại sách từ các khóa trước. Khi đó, sách cũng ít có sự điều chỉnh, nếu có tái bản, thông tin sẽ được đính chính dưới chân trang nên sử dụng lâu dài được.
Ngày nay, mỗi học sinh đi học phải mua hàng chục cuốn sách, mỗi năm nhà xuất bản bán ra cả trăm triệu bản rồi năm sau bỏ đi là sự lãng phí lớn. Bởi thực tế, ở nhiều vùng quê, học sinh vùng sâu vùng xa có điều kiện khó khăn vẫn có nhu cầu sử dùng sách cũ.
Vì vậy, theo GS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, NXB cần xem xét lại việc phát hành sách có luôn phần làm bài tập vì chỉ sử dụng được một lần.
Theo Zing
Chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra hạn chế của phương pháp dạy tiếng Việt theo "Công nghệ giáo dục" Đánh giá "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại rất công phu, nhưng GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - cho rằng, tài liệu này còn nhiều hạn chế. GS-TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Chưa phù hợp với năng lực của...